Quy định về cổ phần? Xác nhận hợp đồng chuyển nhượng cổ phần khi thay đổi cổ đông? Thủ tục chuyển nhượng cổ phần?
Khi nhắc tới cổ phần là chúng ta có thể hiểu ngay đến công ty cổ phần, cổ phần là đặc điểm và đặc trưng của loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần với loại hình doanh nghiệp khác. Công ty cổ phần dựa vào cổ phần mà có rất nhiều ưu điểm chẳng hạn như dễ dàng huy động vốn, hay chuyển nhượng cổ phần…Trong một số trường hợp cụ thể như chuyển nhượng cổ phần khi thay đổi cổ đông thì cần làm hợp đồng gì? Xác nhận
Cơ sở pháp lý: Luật Doanh Nghiệp 2020
Luật sư tư vấn luật qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Quy định về cổ phần
1.1. Cổ phần là gì?
Trong Luật doanh nghiệp 2020, không có định nghĩa chính xác cổ phần là gì. Bên cạnh đó cổ phần được quy định rõ nhất trong phần vốn điều lệ của công ty cổ phần đó là “Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần”.
Căn cứ vào quy định trên, cổ phần được hiểu đơn giản đó là đơn vị nhỏ nhất được chia từ vốn điều lệ. Những cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần gọi là các cổ đông.
– Giá trị mỗi cổ phần do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu. Mệnh giá cổ phần có thể khác với giá chào bán cổ phần theo quy định của pháp luật
– Cổ phần là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách cổ đông công ty bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không.
1.2. Các loại cổ phần
Tại Điều 114. Các loại cổ phần Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định:
1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
b) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
c) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
d) Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
3. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
4. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
5. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
6. Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.
7. Chính phủ quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết.
Theo đó có thể thấy, pháp luật đã quy định cụ thể các loại cổ phần mà theo đó Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông, Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi theo quy định của pháp luật, cổ phần có thể được mua bán hay chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và thực hiện theo các thủ tục mà pháp luật đề ra
1.3. đặc điểm của cổ phần
– Cổ phần là cơ sở biểu thị quyền sở hữu tài sản của công ty theo quy định của pháp luật. Đặc biệt đây cũng là cơ sở pháp lý ấn định tư cách thành viên của công ty. Theo đó, bất kỳ ai sở hữu cổ phần cũng được coi là cổ đông – Một phần của doanh nghiệp.
– Cổ đông sở hữu cổ phần có đầy đủ quyền được biết, tham gia và quản lý các hoạt động của doanh nghiệp. Người sở hữu càng nhiều cổ phần, quyền hạn sẽ càng cao.
– Mệnh giá của cổ phần được công ty xác nhận và ghi vào cổ phiếu. Thông thường giá của tài sản này sẽ khác với giá được chào bán. Tùy vào tính hình kinh doanh cùng tiềm năng phát triển, giá trị cổ phần sẽ có đôi chút thay đổi.
– Cổ phần không có khả năng phân chia. Bởi đây đã là phần vốn nhỏ nhất và bằng nhau trong vốn điều lệ của công ty.
– Hoạt động trao đổi, mua bán cổ phần trên thị trường đặc biệt đơn giản. Điều này không chỉ đảm bảo tính linh hoạt về vốn mà vẫn giữ được tính ổn định tổng tài sản của công ty.
– Cổ đông sở hữu cổ phần đều sẽ đảm nhận quyền hạn và nhiệm vụ nhất định trong công ty
Theo đó có thể thấy cổ phần có các đặc điểm đặc biệt và là điểm rieng biệt của công ty cổ phần so với các loại hình doah nghiệp khác. Với các đặc điểm đó thì công ty cổ phần có thể phát triển tốt hơn và khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần và theo đó việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật
2. Xác nhận hợp đồng chuyển nhượng cổ phần khi thay đổi cổ đông
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư ! Một vài cổ đông ở Công ty em đang làm việc đang thực hiện việc chuyển nhượng vốn cổ phần. Và việc xác nhận hợp đồng chuyển nhượng cổ phần do Giám đốc thực hiện mà không phải do Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện. Như vậy, thưa Luật sư, việc xác nhận đó có đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 hay không? Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì không hề ghi nhận việc xác nhận hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần. Tuy nhiên, theo các
Do bạn không nói rõ người đại diện theo pháp luật của Công ty bạn là ai, vì vậy, trong trường hợp Giám đốc Công ty của bạn là người đại diện theo pháp luật của Công ty thì người đó hoàn toàn có quyền xác nhận hợp đồng chuyển nhượng vốn đó. Như vậy người đại diện theo pháp luật quy định đó là cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những hoạt động của công ty và họ cũng như đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn hay với tư cách là bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài và Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Vì vậy, nếu Giám đốc Công ty bạn là người đại diện theo pháp luật thì người đó hoàn toàn có quyền xác nhận hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần mà không vi phạm quy định của pháp luật về doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp 2020).
XEM LẠI LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
3. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng cổ phần: Các cá nhân và tổ chức có các yêu cầu muốn chuyển nhượng cổ phần cho nhau cầu chuẩn bị thông tin cần thiết cho việc chuyển nhượng như chứng minh tư cá nhân hay thẻ căn cước, hộ chiếu của bên nhận chuyển nhượng, số cổ phần muốn chuyển nhượng…..
Bước 2: Thực hiện đối với các cổ động ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần theo như các bên đã thỏa thuận đó là thực hiện đối với các trường hợp sau khi đã chuẩn bị xong hợp đồng chuyển nhượng và các bên đọc và hiểu nội dung trong hợp đồng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng để chính thức chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông cũ sang cổ đông mới.
Bước 3: Đối tượng thực hiện đó là cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ chuyển nhượng cổ phần đến Phòng Đăng ký kinh doanh, tại bước này thực hiện việc nộp hồ sơ chuyển nhượng đến phòng kinh doanh hiện nay là không áp dụng.
Bước 4: Tại bước này thực hiện tại phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ theo quy định và giải quyết hồ sơ chuyển nhượng cổ phần của doanh nghiệp đó là việc phòng đăng ký kinh doanh chỉ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định của pháp luật khi chuyển nhượng cổ phần kết hợp với nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh khác kèm theo phần chuyển nhượng cổ phần.
Bước 5, Bước cuối cùng đó là việc thực hiện của phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo kết quả theo quy định của pháp luật về việc thông báo hồ sơ chuyển nhượng cổ phần đến doanh nghiệp theo quy định.
Do việc chuyển nhượng cổ phần không phải nộp lên sở kế hoạch đầu tư nên phòng đăng ký kinh doanh không xem xét tính hợp lý của hồ sơ. Doanh nghiệp sẽ lưu giữ hồ sơ nội bộ tại doanh nghiệp để quản lý.
Theo đó có thể thấy đối với việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần cần thực hiện theo các trình tự và thủ tục pháp luật quy định, Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và hồ sơ.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Xác nhận hợp đồng chuyển nhượng cổ phần khi thay đổi cổ đông và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.