Việc xác định cơ sở xác lập quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi tại sao lại quy định quyền thu thập, đưa ra chứng cứ cho người bào chữa.
Việc xác định cơ sở xác lập quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa sẽ giúp trả lời câu hỏi tại sao lại quy định quyền thu thập, đưa ra chứng cứ cho người bào chữa.
Mục lục bài viết
1. Xuất phát từ việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự:
Quyền con người trong TTHS là quyền của người bị cáo buộc phạm tội, người bị buộc tội, họ được xếp vào nhóm người yếu thế do đặc thù về địa vị pháp lý là đối tượng có nguy cơ dễ bị tổn thương nhất khi tham gia các quan hệ tố tụng hình sự. Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng không những của NBC mà còn cả các cơ quan có thẩm quyền THTT, người THTT và cơ quan, tổ chức khác. Lý do chính là một bên cơ quan có thẩm quyền THTT sử dụng quyền lực hay sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, còn một lên là người bị buộc tội đang bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã tạo nên sự bất bình đẳng cho các bên khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dẫn đến quyền con người trong tố tụng hình sự lại là quyền dễ bị xâm phạm và hậu quả để lại cũng nghiêm trọng đặc biệt khi nó động chạm đến quyền sống, quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, quyền không bị bắt giam giữ tùy tiện.... Do đó, Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người. Trong đó có quyền được tiếp cận sớm với NBC như là một phần của biện pháp bảo vệ người yếu thế chống lại những sự buộc tội và duy trì quyền được xét xử công bằng. Ví dụ như quyền của người bị buộc tội được quy định tại Khoản 4 điều 31“Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Có một điều khác biệt của quyền bào chữa của người bị buộc tội đó là (1) người bị buộc tội từ bỏ quyền nhờ người khác bào chữa thì không kéo theo từ bỏ quyền bào chữa, (2) khi người bị buộc tội nhờ người khác bào chữa thì quyền tự bào chữa của họ với quyền bào chữa của NBC luôn bổ sung cho nhau chứ không làm mất đi quyền tự bào chữa của người bị buộc tội.
2. Xuất phát từ nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm:
– Cơ sở nền tảng của nguyên tắc này là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, nguyên tắc tranh tụng được thừa nhận trong một văn bản pháp lý có giá trị cao nhất của nhà nước đó là Hiến pháp. Tại khoản 5, Điều 103 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận: “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”. Đây là định hướng chỉ đạo cho việc tiếp tục quy định nguyên tắc tranh tụng trong các văn bản quy phạm pháp luật. BLTTHS năm 2015 thể chế hóa nguyên tắc hiến định như một Sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tố tụng:
Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án (điều 26).
Quy định đã khẳng quá trình tranh tụng không chỉ dành riêng cho giai đoạn xét xử mà tranh tụng còn diễn ra trong suốt quá trình tố tụng từ giai đoạn khởi tố đến khi bản án có hiệu lực pháp luật. Thật vậy, quy định mới này là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền con người, quyền bình đẳng của các bên tranh tụng. Nói đến tranh tụng trong PLTTHS có thể hiểu ngay đó là việc một bên buộc tội đưa ra quan điểm của mình và bên kia sẽ là bên gỡ tội tranh luận lại để bác bỏ một phần hay toàn bộ quan điểm của bên buộc tội và ngược lại, nguyên tắc tranh tụng là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho các chủ thể trong quá trình tranh luận bình đẳng chỉ dựa trên chứng cứ. Có bình đẳng hay không? Khi quyền thu thập chứng cứ bị thiên lệch? Đó là căn cứ cơ bản để quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa được ban hành, tạo ra hành lang pháp lý cho người bào chữa, bên gỡ tội thực hiện chức năng của mình một cách ngang bằng với bên buộc tội.
– Tiếp đến, tranh tụng được coi là một khâu đột phá trong hoạt động xét xử, chất lượng tranh tụng sẽ nâng cao chất lượng xét xử, chống oan sai, chống mọi hành vi tiêu cực và bảo vệ quyền con người cơ bản của người bị buộc tội. Chính vì vậy, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm quy định cụ thể: “Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước
– Điểm cuối của tranh tụng được đánh giá bởi
3. Xuất phát từ quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu:
Đó là một trong những quyền cốt lõi và tuyệt đối được đảm bảo bởi công ước quốc tế và pháp luật quốc gia và luôn coi đó là những vấn đề quan trọng hàng đầu như đối với sự công bằng trong quá trình tố tụng.
– Một phiên tòa công bằng phải bao gồm cơ hội bình đẳng với cả bên truy tố và bị cáo. Đầu tiên, là sự công bằng trong cách tiếp cận, thu thập chứng cứ. Bên buộc tội và bên gỡ tội phải được bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, và cơ hội xem xét, bình luận, đánh giá các chứng cứ đã được các bên giao nộp. Thứ hai, là sự công bằng liên quan đến việc tranh tụng tại phiên tòa mà ở đó Hội đồng xét xử sẽ căn cứ vào kết quả tranh tụng để quyết định một bản. Thứ ba, các bên phải bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu của mình nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
– Để xác định xem toàn bộ quá trình tố tụng có công bằng hay không cũng cần phải xem xét quyền của NBC có được tôn trọng hay không? Cần xem xét đến cơ hội tiếp cận các chứng cứ buộc tội đối với người bị buộc tội của người bị buộc tội và người bào chữa đang bào chữa. Trong đó, NBC phải được tiếp cận sớm các chứng cứ buộc tội người mà họ đang bào chữa để có thể phát hiện sớm những chứng cứ buộc tội không được thu thập theo đúng trình tự của pháp luật tố tụng hình sự. Mối quan tâm này không phải không có căn cứ khi nhìn vào ví dụ sau: các trường hợp liên quan đến sử dụng chứng cứ thu thập được bởi giám sát bí mật bất hợp pháp và các hoạt động đột nhập, thu giữ chứng cứ buộc tội.
– Quyền được ngang bằng trong hoạt động thu thập chứng cứ. Theo quy định của BLTTHS năm 2015 tại Điều 26 về nguyên tắc thực hiện quyền bình đẳng:
Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ. Để NBC có quyền bình đẳng với ĐTV, KSV, người khác có thẩm quyền THTT thì người bảo chữa phải quyền ngang bằng với những người này về thu thập chứng cứ. Hiện nay, quyền thu thập chứng cứ NBC (một bên có chức năng gỡ tội trong quá trình tranh tụng) còn rất nhiều hạn chế chưa thể hiện sự bình đẳng so với bên buộc tội. Thực tế cho thấy, “hồ sơ vụ án hình sự được xây dựng phần lớn dựa trên lời khai của bị can và chủ yếu theo hướng buộc tội” mà người bào chữa lại sử dụng hồ sơ này để bào chữa cho người bị buộc tội thì phần nào sẽ hạn chế rất nhiều thậm chí các chứng cứ gỡ tội dường như là không có. Để thực hiện tốt hơn việc bào chữa cho người bị buộc tội thì đòi hỏi quyền thu thập chứng cứ của NBC phải ngang bằng với bên buộc tội là đòi hỏi chính đáng, cấp thiết và có cơ sở. Ngoài ra, những chứng cứ được NBC đưa ra phải được Tòa án xem xét, đánh giá khách quan, công bằng và không thiên vị.
4. Xuất phát từ quyền được xét xử công bằng:
Quyền được xét xử công bằng được thừa nhận như là quyền cơ bản của người bị buộc tội, quyền này được bảo đảm bởi một Tòa án xét xử độc lập, khách quan và được thành lập theo luật pháp. Tuyên ngôn về quyền con người năm 1948 (Universal Declaration of Human Rights) quy định tại Điều 10: “Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một Tòa án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc” =. Văn kiện quốc tế thứ hai đề cập đến quyền được xét xử công bằng đó là Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 (International Covenant on Civil and Political Rights) quy định tại Khoản 1 Điều 14: “Mọi người đều bình đẳng trước các Tòa án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một Tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự...” .
– Quyền bình đẳng trước Tòa án
+ Trước hết, bình đẳng thể hiện ở sự ngang bằng về quyền giữa các bên trong tố tụng hình sự. Theo đó, các bên buộc tội với bên gỡ tội có quyền như nhau trong việc đưa ra chứng cứ, quan điểm, yêu cầu là những đòi hỏi đầu tiên của công bằng trong xét xử.
+ Thứ hai, bình đẳng thể hiện trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ trong tố tụng hình sự. Mọi người đều có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hoàn toàn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu trong xét xử của quá trình TTHS. Đây cũng là yêu cầu được quy định tại Điều 7 của Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị...”, và Hiến pháp năm 2013 đã quy định tại Khoản 1 Điều 16:* Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, từ quy định này đã được thể chế hóa thành nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật TTHS năm 2015 được quy định tại Điều 9 về bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật: “Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật và điều 12 luật tổ chức Tòa án nhân dân quy định việc bảo đảm trước Tòa án: “Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức đều bình đẳng trước Tòa án”
– Quyền được xét xử bởi Tòa án độc lập, không thiên vị
Người bị buộc tội có quyền được xét xử bởi Tòa án độc lập, không thiên vị bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và việc xét xử phải công khai. Bên cạnh sự độc lập của Tòa án thì sự độc lập của Thẩm phán và những người trong Hội đồng xét xử cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tính độc lập của Tòa án. Chính vì lẽ đó mà BLTTHS năm 2015 quy định tại Điều 23 trong quá trình xét xử vụ án vụ án hình sự Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
– Quyền được xét xử kịp thời, công khai và minh bạch
Quyền được ra tòa hay quyền được tiếp cận Tòa án? theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự nước ta đó là quyền được xét xử kịp thời, công khai và minh bạch là những đòi hỏi thiết yếu của công bằng và là nguyên tắc cơ bản trong luật tố tụng hình sự nước ta. Bằng quy định Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng tại Điều 25 của BLTTHS năm 2015:
Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.