Xác định tỷ lệ thương tật khi bị gãy xương chân và đốt xương bàn chân? Trách nhiệm bồi thường về sức khỏe cho người bị hại khi xảy ra tai nạn giao thông? Thủ tục xác định tỷ lệ thương tật tai nạn giao thông là bao nhiêu %?
Cháu muốn hỏi luật sư :mẹ cháu bị tai nạn giao thông, gãy xương ống đồng. gãy xương mác, gãy 2 đốt xương bàn chân 3 và 4…vậy tỷ lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm ạ,,và mẹ cháu đi xe đạp sát lề đường bên phải.bị người đi xe máy vừa đi vừa nghe điện thoại tông vào. Khiến phải điều trị 20 ngày và phải đóng đinh kết hợp bó bột.anh ta cũng đi đúng phần đường bên phải, nhưng quá trình tham gia giao thông anh ta vừa đi vừa nghe điện thoại và xe anh ta đi cũng không chính chủ không đúng số khung số máy…Luật sư cho hỏi nếu hòa giải được thì anh ta phải đền bù những gì. Nếu không thể hòa giải mà phải ra tòa, thì liệu có lấy đc tiền đền bù đó không. Vì nhiều trường hợp tòa xử nhưng phía gây tai nạn vẫn không chi trả, trừ khi đút lót cho công an. Rất mong được sự tư vấn của luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày thì mẹ bạn đi xe đạp sát lè đường bên phải bị người đi xe máy vừa đi vừa nghe điện thoại tông vào. Dẫn đến mẹ bạn bị gãy xương ống đồng, gãy xương mác, gãy 2 đốt xương bàn chân 3 và 4.
– Về tỷ lệ thương tật: do thông tin bạn cung cấp không rõ nên chúng tôi không thể đưa ra được con số chính xác về tỷ lệ thương tật của mẹ bạn. Tuy nhiên, gia đình bạn có thể tham khảo các quy định dưới đây:
Theo khoản 2, khoản 3 , Điều 2,
“2. Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
3. Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.”
Để biết chính xác tỷ lệ thương tật của mẹ bạn thì gia đình bạn nên đưa mẹ đi giám định. Gia đình b làm đơn gửi tới cơ quan công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn giao thông để yêu cầu trưng cầu giám định.
– Về vấn đề bồi thường thiệt hại: Theo thông tin bạn cung cấp thì người đi xe máy vừa đi vừa nghe điện thoại. Hành vi này của người đi xe máy đã vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Cụ thể: Khoản 3 Điều 30
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Đồng thời, theo Điều 585
Ở đây, với việc xảy ra tai nạn giao thông, thì dẫn đến thiệt hại thực tế là mẹ bạn người đi xe đạp bị gãy gãy xương ống đồng. gãy xương mác, gãy 2 đốt xương bàn chân 3 và 4, sức khỏe bị xâm phạm. Do vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật về xác định thiệt hại do tính mạng sức khỏe bị xâm phạm tại Điều 590
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại. Mức bồi thường có thể do các bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa là 50 lần mức lương cơ sở. Hiện tại mức lương cơ sở nhà nước là 1.300.000 đồng/tháng. Do đó, mức bồi thường tổn thất tinh thần tối đa mà bạn được nhận là 65.000.000 đồng.
Trên đây là các khoản bồi thường mà người đi xe máy phải bồi thường cho mẹ bạn khi sức khỏe của mẹ bạn bị xâm phạm. Trước hết, gia đình bạn và người đi xe máy có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được hoặc đã thỏa thuận nhưng phía người đi xe máy không thực hiện thì mẹ bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân nơi người đi xe máy cư trú để Toà giải quyết.
Trong trường hợp đã có bản án của Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc phần dân sự trong bản án hình sự có nội dung buộc bên gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho mẹ bạn mà người đó không tự nguyện thực hiện thì mẹ bạn có thể gửi đơn yêu cầu thi hành án dân sự đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Điều 35 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung 2014 để buộc bên kia phải thực hiện theo bản án. Cụ thể, theo khoản 4, Điều 1 Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung 2014 thì:
“1. Người được thi hành án có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;”
Mẹ bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ gồm: đơn yêu cầu thi hành án hoặc biên bản ghi nhận yêu cầu thi hành án; Bản án, quyết định được thi hành (bản chính), đối với bản án, quyết định của tòa án thì có ghi “để thi hành”. Và theo khoản 15 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án và tiến hành các trình tự thi hành án theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 202 “
“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm….”
Theo đó, người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và hành vi đó gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiệm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác thì người đó sẽ bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Và theo quy định tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP để được coi là gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ hoặc tài sản của người khác thì phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên. Như vậy, xét trong trường hợp của bạn nếu người lái xe có hành vi vi phạm an toàn giao thông và hành vi đó gây tổn hại cho sức khỏe của bạn với tỷ lệ thương tật là 31% trở lên thì người lái xe đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì nếu mẹ bạn bị thương tật từ 31% trở lên thì người lái xe gây tai nạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Điều 202 “