Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Xác định tỷ lệ thương tật là bao nhiêu % khi bị tai nạn giao thông?

Tư vấn pháp luật

Xác định tỷ lệ thương tật là bao nhiêu % khi bị tai nạn giao thông?

  • 08/02/202108/02/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    08/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Xác định tỷ lệ thương tật khi bị gãy xương chân và đốt xương bàn chân. Trách nhiệm bồi thường về sức khỏe cho người bị hại khi xảy ra tai nạn giao thông.

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Thủ tục yêu cầu giám định thương tật khi tai nạn giao thông?
    • 2 2. Thủ tục xác nhận mức độ khuyết tật
    • 3 3. Trưng cầu giám định thương tật khi bị tai nạn giao thông?

    1. Thủ tục yêu cầu giám định thương tật khi tai nạn giao thông?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Cháu muốn hỏi luật sư :mẹ cháu bị tai nạn giao thông, gãy xương ống đồng. gãy xương mác, gãy 2 đốt xương bàn chân 3 và 4…vậy tỷ lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm ạ,,và mẹ cháu đi xe đạp sát lề đường bên phải.bị người đi xe máy vừa đi vừa nghe điện thoại tông vào. Khiến phải điều trị 20 ngày và phải đóng đinh kết hợp bó bột.anh ta cũng đi đúng phần đường bên phải, nhưng quá trình tham gia giao thông anh ta vừa đi vừa nghe điện thoại và xe anh ta đi cũng không chính chủ không đúng số khung số máy…Luật sư cho hỏi nếu hòa giải được thì anh ta phải đền bù những gì. Nếu không thể hòa giải mà phải ra tòa, thì liệu có lấy đc tiền đền bù đó không. Vì nhiều trường hợp tòa xử nhưng phía gây tai nạn vẫn không chi trả, trừ khi đút lót cho công an. Rất mong được sự tư vấn của luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn?

    Luật sư tư vấn:

    Theo như bạn trình bày thì mẹ bạn đi xe đạp sát lè đường bên phải bị người đi xe máy vừa đi vừa nghe điện thoại tông vào. Dẫn đến mẹ bạn bị gãy xương ống đồng, gãy xương mác, gãy 2 đốt xương bàn chân 3 và 4.

    – Về tỷ lệ thương tật: do thông tin bạn cung cấp không rõ nên chúng tôi không thể đưa ra được con số chính xác về tỷ lệ thương tật của mẹ bạn. Tuy nhiên, gia đình bạn có thể tham khảo các quy định dưới đây:

    Theo khoản 2, khoản 3 , Điều 2, Luật giám định tư pháp 2012 quy định như sau:

    “2. Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

    3. Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.”

    Để biết chính xác tỷ lệ thương tật của mẹ bạn thì gia đình bạn nên đưa mẹ đi giám định. Gia đình b làm đơn gửi tới cơ quan công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn giao thông để yêu cầu trưng cầu giám định.

    – Về vấn đề bồi thường thiệt hại: Theo thông tin bạn cung cấp thì người đi xe máy vừa đi vừa nghe điện thoại. Hành vi này của người đi xe máy đã vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Cụ thể: Khoản 3 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính. Ở đây, người đi xe máy điều khiển xe còn sử dụng điện thoại dẫn đến tai nạn cho mẹ bạn điều này có nghĩa là người gây tai nạn đã có hành vi gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho mẹ bạn, lỗi hoàn toàn thuộc về người gây tai nạn. Do đó, người đi xe máy có trách nhiệm bồi thường cho bạn theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    Xem thêm: Cách xác định tỷ lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm (%)?

    “Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

    2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

    Đồng thời, theo Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 về nguyên tắc thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, hai bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, cũng như mức bồi thường. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

    Ở đây, với việc xảy ra tai nạn giao thông, thì dẫn đến thiệt hại thực tế là mẹ bạn người đi xe đạp bị gãy gãy xương ống đồng. gãy xương mác, gãy 2 đốt xương bàn chân 3 và 4, sức khỏe bị xâm phạm. Do vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật về xác định thiệt hại do tính mạng sức khỏe bị xâm phạm tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, thì người có trách nhiệm bồi thường ở đây sẽ phải bồi thường:

    + Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

    xac-dinh-ty-le-thuong-tat-khi-bi-gay-xuong-chan-va-dot-xuong-ban-chan

    Xem thêm: Cách xác định tỷ lệ thương tích sau khi bị đánh là bao nhiêu?

    Luật sư tư vấn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông:1900.6568

    + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

    + Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

    + Một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại. Mức bồi thường có thể do các bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa là 50 lần mức lương cơ sở. Hiện tại mức lương cơ sở nhà nước là 1.300.000 đồng/tháng. Do đó, mức bồi thường tổn thất tinh thần tối đa mà bạn được nhận là 65.000.000 đồng. 

    Trên đây là các khoản bồi thường mà người đi xe máy phải bồi thường cho mẹ bạn khi sức khỏe của mẹ bạn bị xâm phạm. Trước hết, gia đình bạn và người đi xe máy có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được hoặc đã thỏa thuận nhưng phía người đi xe máy không thực hiện thì mẹ bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân nơi người đi xe máy cư trú để Toà giải quyết. 

    Trong trường hợp đã có bản án của Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc phần dân sự trong bản án hình sự có nội dung buộc bên gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho mẹ bạn mà người đó không tự nguyện thực hiện thì mẹ bạn có thể gửi đơn yêu cầu thi hành án dân sự đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Điều 35 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung 2014 để buộc bên kia phải thực hiện theo bản án. Cụ thể, theo khoản 4, Điều 1 Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung 2014 thì:

    “1. Người được thi hành án có các quyền sau đây:

    a) Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;”

    Xem thêm: Giải quyết tại nạn giao thông

    Mẹ bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ gồm: đơn yêu cầu thi hành án hoặc biên bản ghi nhận yêu cầu thi hành án; Bản án, quyết định được thi hành (bản chính), đối với bản án, quyết định của tòa án thì có ghi “để thi hành”. Và theo khoản 15 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án và tiến hành các trình tự thi hành án theo quy định của pháp luật. 

    Mặt khác, theo quy định tại Điều 202 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ :

    “1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm….”

    Theo đó, người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và hành vi đó gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiệm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác thì người đó sẽ bịphạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    Và theo quy định tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP để được coi là gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ hoặc tài sản của người khác thì phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên. Như vậy, xét trong trường hợp của bạn nếu người lái xe có hành vi vi phạm an toàn giao thông và hành vi đó gây tổn hại cho sức khỏe của bạn với tỷ lệ thương tật là 31% trở lên thì người lái xe đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 

    Đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì nếu mẹ bạn bị thương tật từ 31% trở lên thì người lái xe gây tai nạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Điều 202 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009. Nếu phía công an giải quyết không thỏa đáng thì bạn có quyền khiếu nại để xem xét.

    2. Thủ tục xác nhận mức độ khuyết tật

    Tóm tắt câu hỏi:

    Luật sư cho tôi hỏi muốn xác nhận mức độ khuyết tật cần những thủ tục gì?

    Xem thêm: Giám định thương tật do tai nạn lao động? Xác định tỷ lệ thương tật?

    Luật sư tư vấn:

    Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT quy định:

    Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.

    – Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

    – Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và kết luận.

    – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật.

    – Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ xác định mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.

    * Những cơ quan nào làm nhiệm vụ xác nhận mức độ khuyết tật?

    Xem thêm: Xử phạt vi phạm về hành vi không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông

    1. Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

    2. Trong trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:

    a. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật.

    b. Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;

    c. Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác.

    3. Trường hợp đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Chính phủ.

    4. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) thành lập.

    5. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật bao gồm các thành viên sau đây:

    Xem thêm: Cách xác định tỉ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm trong tố tụng hình sự

    a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là Chủ tịch Hội đồng;

    b. Trạm trưởng trạm y tế cấp xã;

    c. Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội;

    d. Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh cấp xã;

    e. Người đứng đầu tổ chức của người khuyết tật cấp xã, nơi có tổ chức của người khuyết tật.

    6. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tổ chức và chủ trì hoạt động của Hội đồng. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc của tập thể. Cuộc họp của Hội đồng chỉ có giá trị khi có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng tham dự. Kết luận của Hội đồng được thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng. Kết luận của Hội đồng được thể hiện bằng văn bản do Chủ tịch Hội đồng ký.

    7. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật quyết định độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong việc xác định mức độ khuyết tật.

    8. Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định chi tiết hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.

    Xem thêm: Mẫu bản tường trình tai nạn lao động, bản tường trình tai nạn giao thông

    3. Trưng cầu giám định thương tật khi bị tai nạn giao thông?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chồng tôi (lái moto) bị tai nạn giao thông bởi xe ô tô (4 chỗ), chồng tôi bị chấn thương sọ não và xuất huyết bên bán cầu não trái. Cho tôi hỏi: Người có quyền giám định tỷ lệ thương tật? Thủ tục giám định tỷ lệ thương tật thực hiện thế nào? Chồng tôi đã phải mổ não lần 1 ở bệnh viện, tôi có thể xin giám định thương tật của bác sĩ ở bệnh viện nơi chồng tôi mổ được không? Tôi xin có câu hỏi tiếp là: làm thế nào để tôi định giá được thiệt hại về tài sản (xe moto) của chồng tôi? Chồng tôi và xe là bên bị thiệt hại. Hiện tại xe moto của chồng tôi đang được giữ ở đồn công an. Xin luật sư tư vấn giúp tôi.

    Luật sư tư vấn:

    Căn cứ Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về Trưng cầu giám định như sau:

    “1. Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

    …

    3. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

    a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

    Xem thêm: Đánh người gây thương tật 15% có bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;

    c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;

    d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

    đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả.”

    Theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn bị tai nạn giao thông và nay cần xác định mức độ tổn hại sức khỏe. Nếu cơ quan công an không chủ động đưa chồng bạn đi giám định tỷ lệ thương tật trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có đơn yêu cầu thì gia đình bạn có quyền làm đơn yêu cầu giám định gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật giám định tư pháp 2012:

    “1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.”

    Bạn có thể lựa chọn tổ chức giám định tư pháp công lập hoặc tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập. 

    * Tổ chức giám định tư pháp công lập theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp 2012 gồm:

    Xem thêm: Bị tai nạn giao thông có được hưởng bảo hiểm xã hội?

    – Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm:

    giam-dinh-ty-le-thuong-tat-khi-bi-tai-nan-giao-thong-

    Luật sư tư vấn giám định tỷ lệ thương tật khi bị tai nạn giao thông:1900.6568

    + Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;

    + Trung tâm pháp y cấp tỉnh;

    + Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;

    + Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

    – Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm:

    Xem thêm: Phải làm thế nào khi bị người khác dọa đánh? Tố cáo ở đâu?

    + Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;

    + Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế. Căn cứ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

    – Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm:

    + Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;

    + Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;

    + Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.

    * Tổ chức giám định ngoài công lập: văn phòng giám định tư pháp.

    Như vậy, bạn có thể chủ động liên hệ tới một trong các cơ quan trên để đưa chồng bạn đi giám định tỷ lệ thương tật.

    Xem thêm: Tỷ lệ thương tích khi gãy xương sườn và tổn thương phổi

    Về độ hư hỏng của xe, bạn làm đơn gửi tới cơ quan công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn giao thông để yêu cầu xác minh. Đồng thời, cơ quan công an sẽ xác định nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông từ đó xác định ai là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Người gây ra thiệt hại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 “Bộ luật hình sự 2015”.

    Xem thêm: Trình tự điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.242 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Tai nạn giao thông

    Thương tật

    Tỷ lệ thương tật


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Công văn 4589/LĐTBXH-NCC năm 2015 về giám định lại thương tật do vết thương tái phát do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 4589/LĐTBXH-NCC năm 2015 về giám định lại thương tật do vết thương tái phát do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

    Công văn số 2141/LĐTBXH-NCC về việc giám định thương tật đối với những trường hợp đặc biệt do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 2141/LĐTBXH-NCC về việc giám định thương tật đối với những trường hợp đặc biệt do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

    Công văn 108/GĐYK của Hội đồng giám định y khoa Trung ương về hồ sơ khám lại thương tật cho thương binh

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 108/GĐYK của Hội đồng giám định y khoa Trung ương về hồ sơ khám lại thương tật cho thương binh

    Công văn 3250/BYT-KCB năm 2019 về khám giám định thương tật đối với thương binh, tai nạn lao động do Bộ Y tế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 3250/BYT-KCB năm 2019 về khám giám định thương tật đối với thương binh, tai nạn lao động do Bộ Y tế ban hành

    Công văn về việc giám định thương tật đã xếp vĩnh viễn

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn về việc giám định thương tật đã xếp vĩnh viễn

    Mẫu phiếu điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát (16H-HBQP) hiện nay

    Mẫu phiếu điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát là gì? Mẫu phiếu điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát để làm gì? Mẫu phiếu điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát? Hướng dẫn lập Mẫu phiếu điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát? Một số quy định pháp luật liên quan tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát?

    Thông tư 23-BYT/TT-1970 hướng dẫn Quyết định 02-CP-1970 về vấn đề điều trị di chứng các vết thương chiến tranh và phục hồi chức năng lao động của những chiến sĩ, cán bộ và nhân dân bị thương tật do Bộ Y tế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Thông tư 23-BYT/TT-1970 hướng dẫn Quyết định 02-CP-1970 về vấn đề điều trị di chứng các vết thương chiến tranh và phục hồi chức năng lao động của những chiến sĩ, cán bộ và nhân dân bị thương tật do Bộ Y tế ban hành

    Thông tư 11-TT/LB năm 1957 giải thích Nghị định 73-1957 về tổ chức Hội đồng xếp hạng thương tật vì tai nạn lao động do Bộ Lao động ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Thông tư 11-TT/LB năm 1957 giải thích Nghị định 73-1957 về tổ chức Hội đồng xếp hạng thương tật vì tai nạn lao động do Bộ Lao động ban hành

    Nghị định 73-LB/NĐ năm 1957 quy định việc thành lập Hội đồng xếp hạng thương tật vì tai nạn lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động- Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Nghị định 73-LB/NĐ năm 1957 quy định việc thành lập Hội đồng xếp hạng thương tật vì tai nạn lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động- Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

    Thông tư 03-BYT/TT năm 1959 về việc phúc quyết việc xếp hạng thương tật cho các thương binh do Bộ Y Tế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Thông tư 03-BYT/TT năm 1959 về việc phúc quyết việc xếp hạng thương tật cho các thương binh do Bộ Y Tế ban hành

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tuyên Quang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tuyên Quang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tuyên Quang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tuyên Quang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tuyên Quang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Trà Vinh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Trà Vinh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Trà Vinh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trà Vinh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Trà Vinh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hồ Chí Minh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hồ Chí Minh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm TP Hồ Chí Minh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tiền Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tiền Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tiền Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tiền Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tiền Giang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thừa Thiên Huế? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thừa Thiên Huế ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thừa Thiên Huế?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Long

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Long ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Vĩnh Long? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Vĩnh Long ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Vĩnh Long?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Vĩnh Phúc? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Vĩnh Phúc ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Vĩnh Phúc?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Yên Bái

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Yên Bái ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Yên Bái? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Yên Bái ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Yên Bái?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thanh Hóa

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thanh Hóa ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Hóa? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thanh Hóa ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thanh Hóa?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Nguyên

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Nguyên ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thái Nguyên? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Nguyên ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thái Nguyên?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tây Ninh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tây Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tây Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tây Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tây Ninh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Sơn La

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Sơn La ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Sơn La? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Sơn La ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Sơn La?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Trị

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Trị ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Trị? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Trị?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ninh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Ninh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ngãi

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ngãi ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Ngãi? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Ngãi ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Ngãi?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Nam

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Nam ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Nam? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Nam ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Nam?

    Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay kèm hướng dẫn thủ tục

    Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay là gì? Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay để làm gì? Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay? Thủ tục ly hôn đơn phương?

    Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay kèm hướng dẫn chi tiết

    Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay là gì? Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay để làm gì? Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay?

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần mới nhất

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần là gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần để làm gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần? Một số vấn đề liên quan về giấy chứng nhận góp vốn? Những đối tượng có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp?

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH mới nhất

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH là gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH để làm gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH? Các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá