Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được quy định tại Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau.
Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được quy định tại Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Điều 8. Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
1. Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
a) Đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hóa đơn chứng từ.
a.1) Đối với cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế (sau đây gọi tắt là cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán).
a.1.1) Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì thu nhập chịu thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế | = | Doanh thu khoán trong kỳ tính thuế | x | Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định |
Trong đó:
– Doanh thu khoán được xác định theo tài liệu kê khai của cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế của cơ quan thuế và ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.
– Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được xác định theo hướng dẫn điểm a.4, khoản 1, Điều này.
a.1.2) Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn.
a.1.2.1) Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn quyển, nếu trong quý doanh thu trên hóa đơn cao hơn doanh thu khoán thì ngoài việc nộp thuế theo doanh thu khoán còn phải nộp bổ sung thuế thu nhập cá nhân đối với phần doanh thu trên hóa đơn cao hơn doanh thu khoán.
a.1.2.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số thì khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% tính trên thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh.
Thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế từng lần phát sinh | = | Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từng lần phát sinh | x | Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định |
Trong đó:
– Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từng lần phát sinh được xác định theo hợp đồng và các chứng từ mua bán.
– Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được xác định theo hướng dẫn tại điểm a.4, khoản 1, Điều này.
a.1.2.3) Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sử dụng hóa đơn quyển có yêu cầu hoàn thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế của năm được xác định như sau:
– Nếu doanh thu trên hóa đơn của cả năm thấp hơn doanh thu khoán thì doanh thu tính thuế của năm là doanh thu khoán.
– Nếu doanh thu trên hóa đơn của cả năm cao hơn doanh thu khoán thì doanh thu tính thuế của năm là doanh thu trên hóa đơn.
a.2) Đối với cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu không hạch toán được chi phí thì thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế | = | Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế | × | Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định | + | Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế |
Trong đó:
– Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này.
– Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được xác định theo hướng dẫn tại điểm a.4, khoản 1, Điều này.
– Thu nhập chịu thuế khác là các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình kinh doanh gồm: tiền phạt vi phạm hợp đồng; tiền phạt do chậm thanh toán; tiền lãi ngân hàng trong quá trình thanh toán; tiền lãi do bán hàng trả chậm, trả góp; tiền lãi do bán tài sản cố định; tiền bán phế liệu, phế phẩm và thu nhập chịu thuế khác.
a.3) Đối với cá nhân kinh doanh lưu động (buôn chuyến) và cá nhân không kinh doanh có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.
Cá nhân kinh doanh lưu động (buôn chuyến) và cá nhân không kinh doanh có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% tính trên thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh.
Thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh được xác định tương tự như đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số theo hướng dẫn tại tiết a.1.2.2, điểm a, khoản 1, Điều này.
a.4) Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định
Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định tính trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ; cá nhân kinh doanh lưu động và cá nhân không kinh doanh như sau:
Hoạt động | Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định (%) |
Phân phối, cung cấp hàng hóa | 7 |
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu | 30 |
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu | 15 |
Hoạt động kinh doanh khác | 12 |
Đối với cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề thì áp dụng theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính. Trường hợp cá nhân thực tế kinh doanh nhiều ngành nghề và không xác định được ngành nghề kinh doanh chính thì áp dụng theo tỷ lệ của “Hoạt động kinh doanh khác”.
b) Đối với cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ thì thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế | = | Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế | – | Chi phí hợp lý được trừ trong kỳ tính thuế | + | Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế |
b.1) Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền và được xác định theo sổ sách kế toán.
b.1.1) Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế như sau:
b.1.1.1) Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng.
b.1.1.2) Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ. Đối với hoạt động cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác là thời điểm hợp đồng cho thuê có hiệu lực.
Trường hợp thời điểm lập hóa đơn trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa (hoặc dịch vụ hoàn thành) thì thời điểm xác định doanh thu được tính theo thời điểm lập hóa đơn hoặc ngược lại.
b.1.2) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp được xác định như sau:
b.1.2.1) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hóa trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp.
b.1.2.2) Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả chậm là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả một lần, không bao gồm tiền lãi trả chậm.
Trường hợp việc thanh toán theo hợp đồng mua bán theo phương thức trả góp, trả chậm kéo dài nhiều kỳ tính thuế theo doanh thu là số tiền phải thu của người mua trong kỳ tính thuế không bao gồm lãi trả góp, trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng.
Việc xác định chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán trả góp, trả chậm thực hiện theo nguyên tắc chi phí phải phù hợp với doanh thu.
b.1.2.3) Đối với hàng hóa, dịch vụ do cá nhân kinh doanh làm ra dùng để trao đổi, biếu, tặng, trang bị, thưởng cho người lao động, doanh thu được xác định theo giá bán hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng, trang bị, thưởng cho người lao động.
b.1.2.4) Đối với hàng hóa, dịch vụ do cá nhân kinh doanh làm ra tự dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của cá nhân thì doanh thu là chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó.
b.1.2.5) Đối với hoạt động gia công hàng hóa thì doanh thu là tổng số tiền thu về từ hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
b.1.2.6) Đối với nhận đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của cá nhân kinh doanh giao đại lý, ký gửi hưởng hoa hồng thì doanh thu là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hóa.
b.1.2.7) Đối với hoạt động cho thuê tài sản, doanh thu được xác định theo hợp đồng không phân biệt đã nhận tiền hay chưa nhận tiền.
Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b.1.2.8) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình nghiệm thu bàn giao. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
b.1.2.9) Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa phát sinh trong kỳ tính thuế.
b.2) Các khoản chi phí hợp lý được trừ
Chi phí hợp lý được trừ là các khoản chi phí thực tế phát sinh, có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân và có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
b.2.1) Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp, các khoản thù lao và các chi phí khác trả cho người lao động theo
Đối với chi phí tiền lương, tiền công không bao gồm khoản tiền lương, tiền công của cá nhân là chủ hộ kinh doanh hoặc các thành viên đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhóm kinh doanh.
Đối với tiền trang phục trả cho người lao động không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm. Trường hợp chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm. Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
b.2.2) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý, giá thực tế xuất kho do hộ gia đình, cá nhân kinh doanh tự xác định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.
Mọi trường hợp tổn thất vật tư, tài sản, tiền vốn, hàng hóa đều không được tính giá trị tổn thất đó vào chi phí hợp lý trừ trường hợp tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.
Đối với vật tư hàng hóa vừa dùng cho tiêu dùng cá nhân, vừa dùng cho kinh doanh thì chỉ được tính vào chi phí phần sử dụng vào kinh doanh.
b.2.3) Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể như sau:
b.2.3.1) Tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí hợp lý phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh.
– Tài sản cố định phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cá nhân kinh doanh.
– Tài sản cố định phải được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cá nhân kinh doanh theo chế độ quản lý và hạch toán kế toán hiện hành.
Riêng trích khấu hao đối với tài sản cố định là ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống không được tính vào chi phí hợp lý.
b.2.3.2) Mức trích khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý theo quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
b.2.3.3) Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng cho sản xuất, kinh doanh thì không được trích khấu hao.
Đối với tài sản cố định vừa sử dụng cho mục đích kinh doanh, vừa sử dụng cho mục đích khác thì chi phí khấu hao được tính vào chi phí hợp lý tương ứng mức độ sử dụng tài sản cho kinh doanh.
b.2.4) Chi phí trả lãi các khoản tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế.
Mức lãi suất tiền vay được tính theo lãi suất thực tế căn cứ vào
Chi phí trả lãi tiền vay nêu trên không bao gồm trả lãi tiền vay để góp vốn thành lập cơ sở của cá nhân kinh doanh.
b.2.5) Chi phí quản lý, bao gồm:
b.2.5.1) Chi phí trả tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền mua văn phòng phẩm, tiền thuê kiểm toán, tiền thuê dịch vụ pháp lý, tiền thuê thiết kế, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ mua ngoài khác.
b.2.5.2) Các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố định như chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh.
b.2.5.3) Tiền thuê tài sản cố định hoạt động theo hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản cố định một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo số năm sử dụng tài sản cố định.
b.2.5.4) Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có chứng từ, hóa đơn theo chế độ quy định.
b.2.5.5) Chi về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ bao gồm: chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, bảo hành sản phẩm, hàng hóa.
b.2.6) Các khoản thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật (trừ thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ và các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác không được tính vào chi phí theo quy định của pháp luật liên quan), bao gồm:
b.2.6.1) Thuế môn bài, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế bảo vệ môi trường, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước.
b.2.6.2) Thuế giá trị gia tăng mà pháp luật quy định được tính vào chi phí.
b.2.6.3) Các khoản phí, lệ phí mà cơ sở kinh doanh thực nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
b.2.7) Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác (không bao gồm tiền đi lại và tiền ở) tối đa là hai lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp cá nhân kinh doanh có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
b.2.8) Các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế có chứng từ, hóa đơn theo chế độ quy định.
b.3) Thu nhập chịu thuế khác
Thu nhập chịu thuế khác là các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình kinh doanh gồm: tiền phạt vi phạm hợp đồng; tiền phạt do chậm thanh toán; tiền lãi ngân hàng trong quá trình thanh toán; tiền lãi do bán hàng trả chậm, trả góp; tiền lãi do bán tài sản cố định; tiền bán phế liệu, phế phẩm và thu nhập chịu thuế khác.
c) Đối với nhóm cá nhân kinh doanh
Trường hợp nhiều người cùng đứng tên trong một Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể cả trường hợp cho thuê nhà, thuê mặt bằng có nhiều người cùng đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là nhóm cá nhân kinh doanh), sau khi đã xác định được thu nhập chịu thuế từ kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm a và b, khoản 1, Điều này, thu nhập chịu thuế của mỗi cá nhân được phân chia theo một trong các cách sau đây:
c.1) Theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
c.2) Theo thỏa thuận giữa các cá nhân.
c.3) Theo số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thỏa thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân.
Trên cơ sở thu nhập chịu thuế của mỗi cá nhân cùng tham gia kinh doanh đã xác định theo nguyên tắc phân chia nêu trên, từng cá nhân được tính các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều 9, Thông tư này để xác định thu nhập tính thuế và số thuế thu nhập cá nhân phải nộp riêng cho từng cá nhân.
2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.
b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy theo hướng dẫn tại điểm đ.2, khoản 2, Điều 2 Thông tư này là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.
3. Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Mức thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động
– Chuyển nhượng nhà ở duy nhất có phải chịu thuế thu nhập cá nhân?
– Các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại