Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Vậy xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 quy định xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm có:
– Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng. Thiệt hại này đã được hướng dẫn cụ thể trong khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, Điều này hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc tài sản bị hư hỏng sẽ căn cứ vào những thỏa thuận của các bên, trường hợp các bên đều không thỏa thuận được thì xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:
+ Trường hợp tài sản bị xâm phạm là vật thì xác định thiệt hại đối với tài sản bị mất, bị hủy hoại (bị xâm phạm) căn cứ vào giá thị trường của tài sản mà cùng loại hoặc tài sản mà có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản bị xâm phạm (bị mất, bị hủy hoại) tại thời điểm giải quyết bồi thường.
+ Đối với tài sản bị xâm phạm là tiền thì thiệt hại được xác định là số tiền bị mất, bị hư hỏng.
+ Đối với giấy tờ có giá bị mất, bị hư hỏng (bị xâm phạm) mà không thể khôi phục được thì thiệt hại được xác định là giá trị của chính các giấy tờ bị mất, bị hư hỏng tại thời điểm các bên giải quyết bồi thường. Trường hợp giấy tờ có giá bị xâm phạm (mất, bị hư hỏng) mà có thể khôi phục được thì thiệt hại được xác định là các chi phí cần thiết để khôi phục các giấy tờ đó.
+ Đối với tài sản bị xâm phạm (hư hỏng, thiệt hại) là chi phí để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng tài sản bị xâm phạm trước khi bị hư hỏng theo giá thị trường tại thời điểm các bên giải quyết bồi thường để xác định về những thiệt hại; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định như vừa nêu trên.
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. Thiệt hại này đã được hướng dẫn cụ thể trong khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, Điều này hướng dẫn lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút là hoa lợi, lợi tức mà chính người bị thiệt hại đang hoặc sẽ thu được nếu tài sản đã bị xâm phạm không bị mất, bị hư hỏng. Hoa lợi, lợi tức được tính theo như giá thực tế đang thu, nếu người bị thiệt hại chưa thu thì theo giá thị trường mà cùng loại hoặc theo mức giá thuê trung bình cỉa 01 tháng của chính tài sản cùng loại hoặc tài sản mà đang có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng ở ngay tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định thiệt hại; đối với những tài sản đã bị xâm phạm trên thị trường không có cho thuê thì khi này hoa lợi, lợi tức được xác định dựa trên cơ sở về thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề do tài sản đã bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Thiệt hại này đã được hướng dẫn cụ thể trong khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, Điều này hướng dẫn chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại là những chi phí ở trên thực tế, cần thiết tại thời điểm chi ra trong điều kiện bình thường cho việc áp dụng các biện pháp cần thiết làm cho những thiệt hại về tài sản không phát sinh thêm; sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản bị xâm phạm.
– Các thiệt hại khác do luật quy định.
2. Xác định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm:
Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định xác định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm như sau:
– Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm có:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Chi phí này đã được hướng dẫn cụ thể trong trong khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, Điều này hướng dẫn chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm có:
++ Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo đúng những quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại; thuê những phương tiện đưa người bị thiệt hại đến cơ sở khám chữa bệnh và trở về nơi ở;
++ Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng ở tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án;
++ Chi phí phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút là các chi phí cho việc thực hiện trong phục hồi, hỗ trợ, thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm không ổn định và không thể xác định được thì sẽ thực hiện áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. Chi phí này đã được hướng dẫn cụ thể trong trong khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, Điều này hướng dẫn thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được xác định như sau:
++ Trường hợp người bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công thì được xác định theo như mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;
++ Trường hợp người bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm có thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định căn cứ vào những mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
++ Trường hợp không xác định được 03 tháng lương liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra thì sẽ thực hiện căn cứ vào thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương ở trong khoảng thời gian người bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Nếu không xác định được về thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương thì thu nhập thực tế đã bị mất hoặc bị giảm sút được bồi thường là 01 ngày lương tối thiểu ở vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày bị thiệt hại.
++ Ngày lương tối thiểu vùng sẽ được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định chia cho 26 ngày.
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên để thực hiện việc chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí này đã được hướng dẫn cụ thể trong trong khoản 3 Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, Điều này hướng dẫn chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được xác định như sau:
++ Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trong thời gian điều trị bao gồm có: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại điều trị (nếu có);
++ Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trong thời gian điều trị được xác định giống như đối với người bị thiệt hại
++ Trường hợp người bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên thực hiện việc chăm sóc thì chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại đã nêu ở trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận (bên bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm và bên phải bồi thường); nếu các bên không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người đã có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
3. Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 quy định xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:
– Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm có:
+ Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm: thiệt hại này được xác định theo mục trên.
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng. Chi phí này đã được hướng dẫn cụ thể trong trong khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, Điều này hướng dẫn chi phí hợp lý cho việc mai táng đối với những khoản tiền sau và không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ:
++ Mua quan tài;
++ Các chi phí hỏa táng, chôn cất;
++ Những vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang
++ Những khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo phong tục, tập quán địa phương.
+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm có nghĩa vụ cấp dưỡng. Chi phí này đã được hướng dẫn cụ thể trong trong khoản 3 Điều 8 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, Điều này hướng dẫn tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết được xác định như sau:
++ Mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng (là người bị thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm) và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nhưng không được thấp hơn 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng;
++ Thời điểm cấp dưỡng bắt đầu được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm về sức khỏe;
++ Đối tượng được bồi thường tiền cấp dưỡng là những người mà người bị thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
+ Các thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại đã nêu ở trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần đến cho những người thân thích mà đang thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, nếu không có những người thuộc trong hàng thừa kế thứ nhất thì người mà người bị thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã có trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm sẽ được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần là do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì xác định là mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
4. Xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:
Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:
– Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm có:
+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Chi phí này đã được hướng dẫn cụ thể trong trong khoản 1 Điều 9 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, Điều này hướng dẫn chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm có:
++ Chi phí cần thiết cho việc thu hồi, xóa bỏ vật phẩm, ấn phẩm, dữ liệu mà có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại;
++ Chi phí cho việc thu thập những tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm;
++ Tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi mà người bị thiệt hại chi trả để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng;
++ Chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai ở tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại
++ Những chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Chi phí này đã được hướng dẫn cụ thể trong trong khoản 2 Điều 9 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, Điều này hướng dẫn thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được xác định như sau:
++ Trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có thu nhập thực tế nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín đã bị xâm phạm mà người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc nhằm để hạn chế, khắc phục thiệt hại nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ sẽ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó;
++ Việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín được xác định giống với cách xác định với người thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm đã nêu các mục trên.
+ Các thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại vừa nêu và một khoản tiền khác để bù đắp về những tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận (bên bị thiệt hại và bên phải bồi thường); nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người mà đã có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.