Tại sao cần có quy định về xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài? Xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có đặc điểm vô cùng đặc biệt, khi có nhiều hệ thống pháp luật có thể điều chỉnh quan hệ dân sự này. Khi đó, sẽ đặt ra vấn đề vậy hệ thống pháp luật nào được áp dụng cho quan hệ dân sự đó để có thể đảm bảo cho quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các bên. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Luật sư
1. Tại sao cần có quy định về xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?
Pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là nền tảng hình thành ngành tư pháp quốc tế. Hiện nay, tư pháp quốc tế có phạm vi điều chỉnh rộng bao gồm các quan hệ nhân thân, tài sản phát sinh từ các lĩnh vực dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, thương mại, tố tụng dân sự,… có yếu tố nước ngoài. Các quy phạm tư pháp quốc tế không được xây dựng trong đạo luật riêng về tư pháp quốc tế mà nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại,
Trong tư pháp quốc tế luôn tồn tại xung đột pháp luật- hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Nguyên nhân của sự xung đột này là sự khác nhau của hệ thống pháp luật, mỗi quốc gia khác nhau đều có hệ thống pháp luật khác nhau và sự thừa nhận áp dụng pháp luật nước ngoài của nhà nước. Hiểu đơn giản hơn về xung đột pháp luật, thì đó chính là một quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài thì có thể bị điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau. Khi đó, cần có quy định pháp luật nhằm xác định nguồn pháp luật để áp dụng cho quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài. Quy phạm pháp luật xác định nguồn pháp luật để áp dụng đó gọi là quy phạm xung đột- quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong một tình huống nhất định.
2. Xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Tại Khoản 1 Điều 664
Điều ước quốc tế là thỏa thuận được kí kết bằng văn bản giữa hai hoặc nhiều bên chủ thể của luật quốc tế nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quốc tế. Áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế là việc điều ước quốc tế sau khi được kí kết sẽ có hiệu lực thi hành trực tiếp trên lãnh thổ của quốc gia kí kết mà không cần bất kì hình thức chuyển hóa nào việc hệ thống pháp luật trong nước. Áp dụng gián tiếp điều ước quốc tế là việc điều ước quốc tế sau khi được kỉ kết chỉ có thể được thực hiện trong lãnh thổ quốc gia kí kết thông qua cơ chế chuyển hóa vào hệ thống pháp luật nội địa. Cơ chế này có thể được thực hiện thông qua việc cụ thể hóa quy định của điều ước quốc tế vào văn bản quy phạm pháp luật trong nước hoặc bằng tuyên bố của nguyên thủ quốc gia. Hệ quả là quy phạm pháp luật quốc tế được chuyển thành quy phạm pháp luật trong nước.
Nếu như theo
Với nội dung quy định tại Khoản 1 này thì pháp luật đã nhấn mạnh nguyên tắc chung trong việc áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên hoặc các đạo luật của Việt Nam. Quy định này nhằm chỉ rõ nguồn chứa đựng quy phạm pháp luật xung đột là điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các đạo luật của Việt Nam. Ngoài ra, quy định này còn hướng tới mục tiêu tập trung xây dựng quy phạm pháp luật xung đột trong các đạo luật chứ không phải là các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp hơn . Mục tiêu này nhằm đảm bảo hiệu lực pháp lý ở mức cao của các quy phạm pháp luật xung đột đồng thời hướng tới sự nhất quán trong xây dựng và áp dụng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp quốc tế ở nước ta . Đây là hướng đi đúng cần tiếp tục được thực hiện trong quá trình xây dựng và hoàn thiện ngành tư pháp quốc tế của nước ta .
Theo quy định tại Khoản 1 này, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các điều ước có liên quan mà Việt Nam là thành viên, để lựa chọn quy phạm thực chất thống nhất, nếu có quy phạm này thì cơ quan áp dụng pháp luật sẽ áp dụng quy phạm này. Nếu điều ước quốc tế không có quy phạm thực chất thống nhất thì sẽ áp dụng quy phạm xung đột thống nhất tại Điều ước để xác định pháp luật áp dụng. Quy phạm xung đột thống nhất này có thể cho phép các bên của quan hệ lựa chọn pháp luật áp dụng hoặc cơ quan thẩm quyền lựa chọn pháp luật áp dụng. Khi không có điều ước quốc tế thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật quốc gia để xác định pháp luật áp dụng,
Ở khoản 2 quy định: “2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.” Có thể thấy, đây là quy định bổ sung mới, có tính nguyên tắc , được ghi nhận rõ ràng tại Bộ Luật. Quy định tại Phần 7 của
Ở khoản 3 quy định: “3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.”
Theo quy định này thì trường hợp các bên không chọn luật áp dụng, điều ước quốc tế không quy định xác định pháp luật áp và pháp luật quốc gia cũng không quy định vấn đề này thì cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào khoản này để xác định pháp luật được áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Đây là quy định bổ sung mới hết sức linh hoạt, hiện đại chưa được quy định trong Phần 7 Bộ luật Dân sự năm 2005, nhằm giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, cũng như các bên đương sự có cơ sở pháp lý giải quyết vụ việc khi không xác định được pháp luật áp dụng theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam. Thực tế, khó có thể xây dựng được một hệ thống quy phạm pháp luật xung đột đầy đủ giải quyết mọi quan hệ phát sinh, trong trường hợp không có quy phạm pháp luật xung đột hoặc các bên không lựa chong pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh thì giải pháp áp dụng pháp luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự đó là phù hợp.