Đương sự là đối tượng được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi ra Tòa. Vậy nếu trong trường hợp đương sự ở nước ngoài thì xác định như thế nào là đương sự ở nước ngoài?
Mục lục bài viết
1. Xác định như thế nào là đương sự ở nước ngoài?
Căn cứ Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì đương sự trong vụ án dân sự là các cá nhân, tổ chức gồm:
+ Nguyên đơn
+ Bị đơn
+ Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm: người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không quy định thế nào là đương sự ở nước ngoài mà quy định cá nhân là người nước ngoài tham gia thì vụ việc đó có yếu tố nước ngoài. Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 464 BLTTDS năm 2015 thì vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp:
– Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài
– Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài
– Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Từ việc xác định vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài để từ đó xác định luật áp dụng, thẩm quyền, quy trình thủ tục giải quyết. Từ quy định nêu trên kết hợp với thực tiễn giải quyết thì xác định đương sự ở nước ngoài sẽ có những trường hợp đó là:
– Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam
– Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài
– Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam. Vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự nhưng không có mặt tại Việt Nam.
– Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam. Vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự nhưng không có mặt tại Việt Nam.
– Vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự mà cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Theo đó, trong VADS, dương sự đang ở nước ngoài bao gồm: Trường hợp đương sự là cá nhân thì là người có quốc tịch Việt Nam, người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch hoặc người có nhiều quốc tịch, không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án, trường hợp đương sự là pháp nhân thì không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án.
2. Vụ án dân sự có đương sự ở nước ngoài thì giải quyết như thế nào?
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 35: “Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”
Theo đó, anh A là người nước ngoài định cư, học tập, làm việc ở Việt Nam nên anh được xác định là đương sự ở nước ngoài, khi phát sinh tranh chấp thì căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: “Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây: Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam…”.
Pháp luật được áp dụng để giải quyết VADS có đương sự đang ở nước ngoài đa dạng phức tạp, bao gồm các quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia trên thế giớiTrước hết, các quy định pháp luật Việt Nam được áp dụng thuộc ngành luật TTDS, luật dân sự, luật hôn nhân và gia định, luật kinh doanh, throng mại,
Các VADS có đương sự đang ở nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của
3. Quy định về một số hoạt động khi đương sự ở nước ngoài:
Hoạt động tống đạt giấy tờ khi đương sự ở nước ngoài:
Các tài liệu giấy tờ về VADS có đương sự ở nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp và bản dịch tiếng Việt có công chúng chúng thực phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam (trừ trường hợp giấy tờ, tài liệu đó được miễn hợp pháp hóa lãnh sự), giấy tờ tài liệu do cả nhân lập ở nước ngoài được công chúng chúng thực theo pháp luật nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng thu thập chứng cứ ở nước ngoài được pháp luật quy định khá đa dạng. Cụ thể có thể theo các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng sau đây:
Một là theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Hai là theo đường ngoại giao đôi với đương sự cư trú ở nước mà nước đó và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế.
Ba là theo đường dịch vụ bưu chính đến địa chỉ của đương sự đang cư trú ở nước ngoài với điều kiện pháp luật nước đó đồng ý với phương thức tống đạt này.
Bốn là theo đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tổng đạt cho đương sự là công dân Việt Nam ở mước ngoài.
Năm là đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam thì việc tống đạt có thể được thực hiện qua văn phòng đại diện, chi nhánh của họ tại Việt Nam.
Sáu là theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam của đương sự ở nước ngoài
Các phương thức thông báo thứ năm và thứ sáu được áp dụng khi việc thực hiện phương thức tống đạt thứ nhất đến thứ tư không có kết quả. Theo đó, Tòa án phải chuyển hồ sơ tống đạt, thông báo qua Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao khi hồ sơ này được gửi cho đương sự ở các nước mà nước đó và Việt Nam là thành viên điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và các nước chưa ký kết với Việt Nam điều ước quốc tế về vấn đề này. Bên cạnh đó, các phương thức tống đạt, thông báo khác tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho Tòa án trong việc thực hiện tổng đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài. Đặc biệt, phương thức tổng đạt, thông báo theo đường bưu chính đến cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và cho đương sự ở những nước mà pháp luật nước đó không có quy định cấm nước ngoài thực hiện tống đạt theo cách thức này, là những phương thức giúp Tòa án và đương sự ở nước ngoài rút ngắn được thời gian gửi và nhận văn bản tổ tụng tiết kiệm được chi phí và nguồn nhân lực thực hiện.
Về phương thức thu thập chứng cứ ở nước ngoài: Đối với đương sự là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài thì Tòa án thực hiện theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo đường ngoại giao đối với đương sự cư trú hoặc có trụ sở ở nước mà mước đó và Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế, đối với đương sự là công dân. Việt am ở nước ngoài, thì Tòa án gửi văn bản theo đường bưu chính đến địa chỉ của họ để yêu cầu cung cấp chứng cứ cho Tòa án.
Hòa giải trong VADS có đương sự ở nước ngoài ít khi được đặt ra và coi là trường hợp không tiến hành hòa giải được do đương sự ở nước ngoài, mặc dù Tòa án có thông báo cho đương sự về Việt Nam tham gia phiên hòa giải nhung vì lý do nào đó đương sự sẽ không có mặt theo thông báo của Tòa, như vậy sẽ thuộc trường hợp “không tiến hành hòa giải được”.
Tòa án không phải triệu tập đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm mà chỉ thông báo cho họ thời gian địa điểm mở phiên tòa sơ thẩm, thời gian và địa điểm mở lại phiên tòa sơ thẩm (nếu có)… tại thông báo thụ lý đã được tống đạt hợp pháp cho đương sự ở nước ngoài.
Những văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015