Xác định hành vi ngược đãi trẻ em theo quy định hiện hành. Hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?
Xác định hành vi ngược đãi trẻ em theo quy định hiện hành. Hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho tôi hỏi trong trường hợp cô giáo của trường bảo mẫu có hành vi xách tay phải của bé lên và vứt mạnh xuống vị trí ngủ của bé rồi sau đó lập lại hành vi trên với hai cháu khác tiếp theo cô dùng cặp ném vào mặt một bé đang ngủ thì có thể gọi những hành vi trên là ngược đãi và hành hạ trẻ em và sử lí theo khoản 2, 3 Điều 21 Nghị định 138/2013/NĐ-CP được hay không ? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Hành vi đánh và ngược đãi học sinh của cô giáo là một trong những hành vi vi phạm trong việc giảng dạy và đào tạo học sinh. Theo đó, Cô giáo của trường bảo mẫu có hành vi xách tay phải của bé lên và vứt mạnh xuống vị trí ngủ của bé rồi sau đó lập lại hành vi trên với hai cháu khác tiếp theo cô dùng cặp ném vào mặt một bé đang ngủ có thể xem hành vi này là ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.
Theo quy định tại điểm khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Nghị định 138/2013/NĐ-CP về Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì giáo viên, nhà giáo có hành vi ngược đãi học sinh, người học bị xử lý như sau:
"2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này."
Ngoài ra, cô giáo đó còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm làm thiệt hại về sức khỏe của con anh chị, quy định cụ thể tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.