Giấy tờ tùy thân là gì? Một số giấy tờ có giá trị thay thế? Xác định độ tuổi xử phạt hành chính khi không có giấy tờ tùy thân?
Đối với mỗi cá nhân thì giấy tờ tùy thân là mọt trong các loại giấy tờ không thể thiếu. Giấy tờ tùy thân là một trong các loại giấy tờ được dùng phổ biến trong nhiều trường hợp của đời sống các nhân như làm các thủ tục hành chính, xác minh nhân thân,….Dù được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện nay nhưng dưới góc độ pháp lý chưa có bất cứ văn bản nào đưa ra khái niệm giấy tờ tùy thân là gì. Chỉ có một số văn bản quy định cụ thể một loại giấy tờ là giấy tờ tùy thân chứ không mang tính liệt kê. Trong trường hợp xử phạt hành chính khi không có giấy tờ tùy thân thì xác định độ tuổi của cá nhân trong trường hợp này như thế nào?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về giấy tờ tùy thân là gì? Xác định độ tuổi xử phạt hành chính khi không có giấy tờ tùy thân như thế nào? theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật xử phạt hành chính, giấy tờ tùy thân khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Luật sư
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sự của Luật Dương gia, tôi có một vấn đề cần được tư vấn như sau: Nếu có một cá nhân vi phạm hành chính mà cá nhân này không có giấy tờ để xác minh độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính, vì nhìn ngoại hình không thể nhận biết được. Vậy phải giải quyết tình huống này như thế nào?
1. Giấy tờ tùy thân là gì?
Hiện nay thì Giấy tờ tùy thân là một khái niệm phổ biến trong đời sống xã hội và được nhắc đến khá nhiều khi thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan đến các loại giấy tờ tùy thân này, Giấy tờ tùy thân được hiểu là các giấy tờ mà công dân thường mang theo người để thuận tiện có việc dùng đến khi cần. Tuy nhiên, Giấy tờ tùy thân trên phương diện của pháp luật thì đến nay chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể và chi tiết về giấy tờ tùy thân là gì, Giấy tờ tùy thân gồm những loại giấy nào. Mà mọi người tự mình có thể hiểu đơn giản giấy tờ tùy thân là những giấy tờ có giá trị xác định đặc điểm nhận dạng và nhân thân của một người. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì giấy tờ tùy thân gồm những giấy tờ gì?
Trong đó một số văn bản pháp luật khác có nhắc đến một số loại giấy tờ tùy thân như: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu quốc gia, Căn cước công dân,… như sau:tại Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân; tiếp sau đó thì trong Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế Chứng minh nhân dân hay Luật Căn cước công dân quy định thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam.
Nhiều văn bản khác cũng đề cập đến giấy tờ tùy thân trong thành phần hồ sơ như Luật Công chứng, Bộ luật Lao động,
2. Một số giấy tờ có giá trị thay thế
Hiện nay, nhiều văn bản luật của nước ta cũng đề cập đến giấy tờ tùy thân trong thành phần hồ sơ của đương sự như Luật Công chứng (điều 35), Bộ luật Lao động (điều 20), Luật Xử phạt vi phạm hành chính (điều 130) nhưng khi vận dụng vào trong thực tế của các luật này thì giấy tờ tùy thân cũng được hiểu khác nhau. Cụ thể, đối với Luật Công chứng thì giấy tờ tùy thân được hiểu theo nghĩa như giấy tờ cá nhân, gồm: chứng minh nhân dân, kết hôn, khai sinh, sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan khác được dùng để xác định danh tính của cá nhân,…
Do hệ thống pháp luật nước ta quy định chưa thống nhất cách hiểu nên mỗi lĩnh vực lại quy định giấy tờ tùy thân khác nhau. Cụ thể, tại Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau để chứng minh về nhân thân:
– Hộ chiếu;
– Chứng minh nhân dân;
– Thẻ Căn cước công dân;
– Giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.
Theo đó, theo như quy định của pháp luật thì một số giấy tờ có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp cũng được xác định là một trong những giấy tờ tùy thân như: Giấy phép lái xe, thẻ Đại biểu Quốc hội, thẻ Đảng viên,…
Theo quy định của pháp luật đối với Bộ luật Lao động thì giấy tờ tùy thân cũng được hiểu là chứng minh nhân dân, căn cước công dân,giấy khai sinh, sổ hộ khẩu của người lao động. Đối với Luật xử phạt vi phạm hành chính thì giấy tờ tùy thân của người nước ngoài được hiểu là hộ chiếu hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người nước ngoài như thẻ thường trú, thẻ tạm trú.
Ngoài ra, trong lĩnh vực hàng không, hành khách mang quốc tịch Việt Nam khi bay các chuyến nội địa có thể xuất trình một trong 12 loại giấy tờ sau: Hộ chiếu hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân; giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang; thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ Đảng viên; thẻ Nhà báo; giấy phép lái xe ôtô, mô tô; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay, thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam; giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận; giấy của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án; giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày xác nhận.
Theo đó, giấy tờ tùy thân lại được quy định theo từng lĩnh vực và tùy từng địa phương bên cạnh các loại giấy tờ tùy thân chung gồm: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân.
3. Xác định độ tuổi xử phạt hành chính khi không có giấy tờ tùy thân
Xử phạt vi phạm hành chính dưới góc độ pháp lý được hiểu là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm hành chính:
-Nguyên tắc mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật
-Nguyên tắc việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật
-Nguyên tắc việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
-Nguyên tắc chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định; một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần; nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm
-Nguyên tắc người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính; cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính
-Nguyên tắc đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Theo quy định của
Theo đó, việc xác định đô tuổi áp dụng các biện pháp xử lý hành chính sẽ căn cứ:
+ Căn cứ theo giấy khai sinh của đối tượng.
+ Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh, thì căn cứ vào chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác được cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.
+ Trường hợp không có các giấy tờ trên thì căn cứ vào sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định độ tuổi của đối tượng.
Lưu ý: Trường hợp thông tin ngày, tháng, năm sinh ghi trong các giấy tờ trên không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng, năm sinh trong giấy tờ theo hướng có lợi nhất cho đối tượng.
Như vậy đối với câu hỏi trên của bạn về có một cá nhân vi phạm hành chính mà cá nhân này không có giấy tờ để xác minh độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính, vì nhìn ngoại hình không thể nhận biết được thì việc xác minh độ tưởi dựa trên các giấy tờ như giấy khai sinh, nếu trong trương hợp cá nhân này không có giấy khai sinh hoặc không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh, thì căn cứ vào chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác được cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, và khi các giấy tờ trên mà cá nhân cũng không có thì việc xác định dựa trên các loại giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định độ tuổi của đối tượng hoặc hộ tịch.