Xả nước thải sang nhà bên cạnh gây ô nhiễm môi trường. Thẩm quyền xử phạt hành chính của ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Xả nước thải sang nhà bên cạnh gây ô nhiễm môi trường. Thẩm quyền xử phạt hành chính của ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Tóm tắt câu hỏi:
Khu đất nhà tôi ở có 3 bất động sản liền kề, nhà tôi ở cuối và ở đầu là 1 bất động sản hiện bỏ không nhưng cũng thuộc quyền sở hửu của gia đình tôi. Nhà bên cạnh mỗi khi trời mưa họ tự ý ra khoảng đất trông của nhà tôi đào 1 rãnh thoát nước cho chảy hết vào nhà tôi rất nhiều lần như vậy. Còn những khi trời không mưa thì họ để nước sinh hoạt chảy hết xuống nhà tôi, họ có chăn nuôi, mùi nước thải rất hôi nhưng khi nhà tôi báo lên chính quyền địa phương về hành vi cố ý thải nước vào nhà tôi vì nhà tôi có nhắc nhở rất nhiều lần nhưng họ vẫn làm thì không được chính quyền địa phương giải quyết. Xin luật sư cho tôi hỏi nhà bên có phạm luật không? Và tôi phải đưa đơn ra đâu để giải quyết? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Giải quyết vấn đề:
Điều 269, Điều 270 Bộ luật Dân sự 2005 về nghĩa vụ của chủ sở hữu thuộc bất động sản liền kề trong việc thoát nước mưa và thoát nước thải như sau:
– Phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề;
– Phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, đảm bảo không cho nước thải chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường hoặc nơi sinh hoạt công cộng làm ô nhiễm môi trường
Như vậy việc nhà bên cạnh nhà bạn để nước thải chảy, nước mưa sang phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình nhà bạn là trái với quy định nêu trên.
Mặt khác, Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định:
Điều 82. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình
1. Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định.
2. Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định.
3. Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh.
4. Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho dịch vụ thu gom, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
5. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư.
6. Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn.
Theo quy định của pháp luật, bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia và cá nhân. Hộ gia đình có trách nhiệm bảo vệ môi trường, phải giảm thiểu, xử lý và xả nước thải đúng nơi quy định, không được thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật vào môi trường đất, nước hoặc không khí.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường: 1900.6568
Hành vi xả nước thải ra môi trường có thể bị xử phạt theo quy định của
– Điều 13 quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường: tùy từng mức vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và lượng chất thải có thể bị xử phạt theo quy định của Điều 13
– Điều 14 quy định về xả nước thải có chứa các thông số nguy hại vào môi trường: tùy từng mức vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và lượng chất thải có thể bị xử phạt theo quy định của Điều 14 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi mà sẽ bị xử phạt vi phạm theo các mức độ khác nhau.
Theo quy định của Điều 48 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền phạt cáo, phạt tiền đến 5.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn có quyền thông báo với Ủy ban về hành vi trái pháp luật của nhà hàng xóm nhà bạn để lập biên bản về hành vi vi phạm, nếu thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định xử phạt. . Nếu cơ quan có thẩm quyền không lập biên bản và xử phạt theo thẩm quyền thì bạn có quyền khiếu nại hành chính đối với hành vi của cơ quan từ chối giải quyết.