Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm? Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm?
Trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam có rất nhiều ngành nghề kinh doanh để các doanh nghiệp có thể lựa chọn và phát triển. Mà một trong số các ngành nghề kinh doanh đó thì không thể nào không nhắc đến các nội dung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà được rất nhiều các nhà kinh doanh chí trọng đến. Việc doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh đối với lĩnh vực ngành nghề bảo hiểm hướng tới ngày một nhiều hơn và đã mở rộng hơn nữa thị trường bảo hiểm Việt Nam trong tương lại. Chính vì là một ngành nghề kinh doanh mới nên việc kinh doanh bảo hiểm hiện này được pháp luật quan tâm và quản lý rất chặt chẽ để ngành nghề này ngày càng phát triển.
Đồng thời thì ngành kinh doanh bảo hiểm cũng được biết đến là ngành nghề kinh doanh có điều kiện như pháp luật quy định đối với những ngành nghề kinh doanh khác. Do đó hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện yêu cầu về vốn pháp định thì mới có thể đăng ký kinh doanh. Vậy vốn pháp định là gì? Vốn điều lệ là gì? Vốn điều lệ, vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm được pháp luật hiện hành quy định với nội dung ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia xin gửi tới Quý khách hàng nội dung tư vấn về vốn pháp định vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu sâu hơn về một số ngành nghề yêu cầu về vốn để có thể lựa chọn được ngành nghề kinh doanh bảo hiểm phù hợp.
Cơ sở pháp lý:
–
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành
1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm
Trước khi đi vào tìm hiểu về vốn điều lệ của doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì trong nội dung mục 1 này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến khái niệm sơ lược về bảo hiểm là gì? vốn điều lệ là gì? Theo đó, dựa trên quy định của pháp luật và theo như các hiểu tương thường của tác giả thì trong định nghĩa về bảo hiểm có nội dung ở đây đó là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng và được Nhà nước khuyến khích người dân tham gia và phát triển ngành bảo hiểm trên toàn quốc. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó thì khi một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh một số ngành nghề mà pháp luật quy định tì không thể nào bỏ qua về vấn đề vốn điều lệ. Định nghĩa về vốn điều lệ trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung được định nghĩa là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Đông thời thì theo như quy định của pháp luật hiện hành cũng có nội dung quy định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm khi được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Do đó, theo quy định tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành quy định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có quy định về vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, cụ thể:
Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm được định nghĩa dưới góc độ pháp lý này đó là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Vốn điều lệ ở đây được biết đến là số vốn do các thành viên, cổ đông góp trong công ty góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn mà công ty đã quy định và sự góp vốn này sẽ được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Theo như quy định của pháp luật hiện hành trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định và phải được bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bộ Tài chính quy định cụ thể mức vốn điều lệ bổ sung.
Trong trường hợp thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đơn đề nghị và văn bản giải trình gửi Bộ Tài chính. Đồng thời thì Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận việc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm mà pháp luật hiện hành quy định
Không những thế mà vốn điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm còn được quy định tại Điều 94
“1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định”.
Như vậy mức vốn Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm được Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm thì các doanh nghiệp này phải tuân thủ các quy định của pháp luật này là phải luôn duy trì vốn điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định mà pháp luật hiện hành quy định.
2. Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp bảo hiểm được nhận định dưới góc độ pháp lý này là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời, theo như quy định Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về định nghĩa của khái niệm kinh doanh bảo hiểm đó là: “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
Vốn pháp định của doanh nghiệp nói chung và vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nói riêng thì được định nghĩa chính là số vốn tổi thiểu mà doanh nghiệp phải có và phải đăng ký khi đăng ký kinh doanh các ngành nghề yêu cầu về vốn theo quy định của pháp luật.
Theo quy định pháp luật Việt Nam, kinh doanh bảo hiểm là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó có điều kiện về vốn pháp định. Mỗi loại hình kinh doanh bảo hiểm thì có những mức vốn pháp định khác nhau và được quy định cụ thể tại Điều 10
– Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;
Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;
Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.
– Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;
Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;
Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
– Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.
– Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;
Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;
Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.
– Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;
Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;
Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.
– Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;
Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.
Theo như định nghĩa này thì pháp luật đã quy định số vốn điều lệ được hình thành phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh bảo hiểm khác nhau mà có những ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chỉ cần đăng ký số vốn cụ thể theo quy định của pháp luật là có thể kinh doanh ngành nghề bảo hiểm đó, nhưng có những ngành nghề kinh doanh bảo hiểm ngoài việc đăng ký vốn doanh nghiệp cần phải ký quỹ để chứng minh và bảo đảm trong quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm của mình có phù hợp với quy định của pháp luật hay không, cụ thể: