Vốn điều lệ hay còn gọi là số tiền vốn mà người thành lập văn phòng công chứng phải có để bảo đảm hoạt động của văn phòng công chứng. Vậy theo quy định hiện nay vốn điều lệ mở văn phòng công chứng là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng là bao nhiêu?
Câu hỏi: Anh Thắng ở Quảng Ninh đặt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong được luật sư tư vấn giải đáp như sau: Tôi năm nay 37 tuổi, hiện nay tôi đã hoàn thành xong khoá học đào tạo nghề công chứng viên và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. Hiện nay tôi cùng một người bạn của mình có nhu cầu mở một văn phòng công chứng trên địa bàn Quảng Ninh. Tuy nhiên, hiện tại số vốn của chúng tôi đang ít, liệu hiện này pháp luật có bắt buộc quy định về số vốn góp tôi thiểu hay không? Nếu chúng tôi mở Văn phòng thì vốn điều lệ là bao nhiêu. Rất mong được sự phản hồi từ Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn ban đã gửi câu hỏi tới Luật Dương Gia. Chúng tôi gửi tới bạn câu hỏi liên quan đến vốn điều lệ khi mở văn phòng công chứng như sau:
Căn cứ dựa theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Văn phòng công chứng sẽ được tổ chức và thực hiện các hoạt động theo quy định của pháp luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Theo đó, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
– Phải có ít nhất là 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, hai thành viên này cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung được thành viên quyết định. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty vẫn có thể có thêm thành viên góp vốn;
– Trường hợp thành viên hợp danh phải là cá nhân và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ phần tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
– Trường hợp thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp đã cam kết góp vào công ty.
– Công ty hợp danh sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty hợp danh sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Từ những quy định nêu trên thì có thể thấy rằng dựa theo hình thức là công ty hợp danh nên văn phòng công chứng sẽ phải có vốn điều lệ. Căn cứ theo quy định tại
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật không quy định về vốn điều lệ tối thiểu nhưng có thể thấy rằng vốn điều lệ là điều không thể thiếu khi thành lập văn phòng công chứng hay bất cứ doanh nghiệp nào, đây được coi là căn cứ để xác định trách nhiệm tài sản về các nghĩa vụ của công ty.
Văn phòng công chứng không được có thành viên góp vốn do đó sẽ chỉ thành lập và hoạt động dựa trên vốn điều lệ đó mà không có phần vốn góp khác. Nếu trường hợp muốn tăng vốn điều lệ thì phải có công chứng viên mới góp vốn và phải cam kết góp vốn hoặc tăng vốn góp của các công viên hợp danh. Các công chứng viên góp vốn điều lệ và thành lập văn phòng công chứng là chủ sở hữu văn phòng công chứng.
2. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng:
Câu hỏi: Anh Tình ở Quảng Ninh đặt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong được luật sư tư vấn giải đáp như sau: Hiện nay, tôi đã hoàn thành xong khoá học đào tạo nghề công chứng viên và đã được cấp chứng chỉ hành nghề. Hiện nay tôi có nhu cầu mở một văn phòng công chứng, tôi là người đại diện pháp lý tuy nhiên tôi chưa nắm rõ cụ thể quy định về người đại diện pháp lý của văn phòng công chứng ra sao. Vậy nên tôi muốn hỏi luật sư là điều kiện để được làm người đại diện pháp lý của văn phòng công chứng như thế nào? Cảm ơn luật sư đã giải đáp cho tôi.
Chào bạn, cảm ơn ban đã gửi câu hỏi tới Luật Dương Gia. Chúng tôi gửi tới bạn câu hỏi liên quan đến điều kiện về người đại diện theo pháp luật của Văn hòng công chứng như sau:
– Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng năm 2014 sửa đổi bổ sung 2018 quy định về tiêu chuẩn công chứng viên như sau:
– Công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
– Công dân có bằng cử nhân luật;
– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các đơn vị cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
– Tốt nghiệp khóa đào tạo về hành nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
– Đạt yêu cầu kiểm tra về kết quả tập sự hành nghề công chứng;
– Bảo đảm về sức khỏe để hành nghề công chứng.
3. Điều kiện để đăng ký hành nghề công chứng viên:
Câu hỏi: Chị Hải Đường ở Hà Nội đặt câu hỏi:
Thưa luật sư, em có câu hỏi mong đc giải đáp như sau: em đã tốt nghiệp đại học ngành luật, sau khi tốt nghiệp em đã hoàn thành xong khoá học đào tạo nghề công chứng viên. Nên em muốn đc tư vấn về việc đăng ký hành nghề công chứng viên. Rất mong đc luật sư tư vấn hỗ trợ, em xin cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn ban đã gửi câu hỏi tới Luật Dương Gia. Chúng tôi gửi tới bạn câu hỏi liên quan đến việc đăng ký hành nghề công chứng viên như sau:
– Tổ chức hành nghề công chứng thực hiện đăng ký hành nghề cho công chứng viên của tổ chức mình tại Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động.
– Văn phòng công chứng thực hiện đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình khi thực hiện đăng ký hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Luật này.
– Phòng công chứng thực hiện đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình sau khi có quyết định thành lập Phòng công chứng hoặc khi bổ sung công chứng viên.
– Sở Tư pháp thực hiện đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên.
– Nếu trường hợp công chứng viên không còn làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ có trách nhiệm thông báo cho Sở Tư pháp để xóa đăng ký hành nghề của công chứng viên. Công chứng viên sẽ không được ký văn bản công chứng kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc,
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến vốn điều lệ mở văn phòng công chứng là bao nhiêu. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 để được tư vấn chi tiết
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Công chứng năm 2014 sửa đổi bổ sung 2018;
Luật Doanh nghiệp 2020.