Vợ chồng ly hôn, quyền nuôi con được phân chia thế nào? Chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền khởi kiện giành lại quyền nuôi con không? Quyền nuôi con thuộc về ai khi ly dị?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có chung sống với người phụ nữ tuy nhiên không đăng ký kết hôn. Nay cô ấy đang mang thai đứa con thứ 2, cô ấy muốn giữ đứa này. Tôi muốn hỏi tôi có quyền được giành nuôi một trong hai con không? Con lớn của tôi được 1 tuổi rưỡi, từ nhỏ cháu đã sống với tôi và nhà nội, kinh tế toàn bộ là do tôi chu cấp cho vợ và con.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Anh chị chung sống với nhau như vợ chồng, không có đăng ký kết hôn nên không được coi là hôn nhân hợp pháp. Nếu anh muốn tranh chấp quyền nuôi con anh có quyền làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người mẹ đang cư trú.
Theo quy định
Nếu anh muốn giành quyền nuôi con, anh chứng minh được 2 điều kiện như sau:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
– Điều kiện kinh tế: có thu nhập ổn định hàng tháng, đủ khả năng kinh tế nuôi con.
– Nhân thân của anh tốt, có lối sống lành mạnh.
Nếu anh đảm bảo được 2 điều kiện như trên, mặt khác anh chứng minh được vợ anh không có thu nhập đó là những điều kiện có lợi để anh có thể giành được quyền nuôi con.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thu nhập bao nhiêu thì đảm bảo được quyền nuôi con?
- 2 2. Con mới 1 tuổi, ly hôn chồng có quyền đòi nuôi không?
- 3 3. Giành quyền nuôi con khi chồng lăng nhăng bên ngoài
- 4 4. Khi ly hôn, muốn được nuôi cả hai con thì phải làm thế nào?
- 5 5. Giá trị bản án về quyền nuôi con của Tòa nước ngoài tại Việt Nam
- 6 6. Con mới 3 tháng tuổi thì quyền nuôi con của ai khi ly hôn?
- 7 7. Giành quyền nuôi con khi chồng hay đánh đập vợ con
- 8 8. Chồng không cấp dưỡng có giành lại được quyền nuôi con không?
- 9 9. Quyền nuôi con thuộc về ai khi ly dị?
1. Thu nhập bao nhiêu thì đảm bảo được quyền nuôi con?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi vấn đề như sau: Tôi lập gia đình được 3 năm, có 1 con trai 18 tháng. Do cuộc sống vợ chồng không hòa hợp nên tôi muốn ly hôn. Điều kiện của hai vợ chồng như sau: Tội hiện đang đi làm công ty tư nhân, lương 4,3 triệu/tháng, đang ở nhà đứng tên chồng (tài sản trước hôn nhân của chồng). Chồng tôi thu nhập 6,5 triệu/tháng, có nhà riêng.
Nếu ly hôn thì tôi phải thuê nhà trọ để ở. Với điều kiện đó tôi có giành được quyền nuôi con không? Và mẹ chồng tôi hiện tại, kinh tế ổn định, luôn muốn đem cháu về nuôi nhưng tôi không đồng ý. Thì khi ly hôn, việc can thiệp của mẹ chồng tôi vào quyền nuôi cháu có ảnh hưởng thế nào đến quyền nuôi cháu của tôi?
Tôi đọc luật thì có thấy là con dưới 3 tuổi thì quyền nuôi dưỡng thuộc về mẹ. Nhưng tôi sợ nếu thu nhập thấp hơn chồng, và không có nhà riêng thì không giành được quyền nuôi cháu. Và nếu được nuôi, thì đến năm cháu 3 tuổi, tôi có bị mất quyền nuôi cháu nếu chồng tôi có tranh chấp lại quyền nuôi con không? Tôi muốn hỏi liệu tôi giành quyền nuôi con thì cần đảm bảo thu nhập bao nhiêu để chứng minh khả năng tài chính của mình?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về vấn đề quyền nuôi con
Theo Điều 81
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Như vậy, trường hợp này, con bạn dưới 3 tuổi, khi ly hôn vợ chồng bạn không có thỏa thuận khác thì Tòa án giao bạn sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con, chồng bạn là người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con là phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ hai, vấn đề hôn nhân gia đình phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của vợ và chồng. Mẹ chồng của bạn không có quyền can thiệp hoặc tác động đến việc giành quyền nuôi con.
Thứ ba, về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con khi không đáp ứng được quyền lợi về mọi mặt của con.
Theo Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ”.
Do vậy, nếu sau này chồng bạn muốn giành lại quyền nuôi con thì chồng bạn cần phải chứng minh rằng mình có đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con hơn bạn. Tòa án sẽ đưa ra quyết định thay đổi quyền nuôi con nếu như bạn nuôi con mà không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con (như vấn đề học hành, ăn ở, đi lại…) và nếu con đủ chín tuổi trở lên thì phải căn cứ vào nguyện vọng của con (Tòa sẽ căn cứ theo ý nguyện của con để đưa ra quyết định).
2. Con mới 1 tuổi, ly hôn chồng có quyền đòi nuôi không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chúng tôi kết hôn được 2 năm nhưng do mâu thuẫn nên dẫn đến ly hôn. Xin cho hỏi thủ tục và án phí khi ly hôn. Con tôi được 1 tuổi, tôi có được nuôi con và chồng tôi có được giành nuôi không? Tôi có công việc và thu nhập đàng hoàng, nhưng chỉ thuê nhà sống. Còn chồng tôi thu nhập được 10 triệu 1 tháng thì tiền chu cấp hằng tháng, toà sẽ xử ra sao? Nếu ly hôn, mẹ con tôi có được tách hộ khẩu không? Vì mẹ con tôi không có nhà riêng thì có được? Nếu bên nhà chồng không cho tách hộ khẩu thì tôi có quyền kiện và thủ tục ra sao?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất về thủ tục và án phí ly hôn:
– Về thủ tục:
Trong trường hợp của hai bạn là hai vợ chồng cùng thuận tình ly hôn, vậy thủ tục thuận tình ly hôn như sau:
– Bạn nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND quận nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng bao gồm:
+ Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án).
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn( bản chính).
+ Sổ hộ khẩu, CMND ( bản sao).
+ Giấy khai sinh cho con( bản sao nếu có).
+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe, sổ tiết kiệm….(bản sao).
– Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án (trong thời hạn 5 ngày làm việc) kiểm tra đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho bạn.
– Bạn nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm tại Chi cục thi hành án Quận và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Theo quy định của pháp luật thì Án phí mà bạn phải nộp là 300.000 Việt Nam đồng. Nếu có liên quan đến việc chia tài sản thì bạn phải chịu thêm mức án phí tương ứng tỉ lệ với tài sản được chia theo qui định của pháp luật. Tài sản được chia không phải là thu nhập, do đó bạn không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án sẽ tiến hành mở phiên hòa giải.
– Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hòa giải không thành nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Thứ hai là về giành quyền nuôi con và cấp dưỡng
– Giành quyền nuôi con: theo Điều 81 Luật hôn nhân gia đình quy định như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Về nguyên tắc, trường hợp của bạn, con bạn dưới 36 tháng tuổi nên tòa sẽ xem xét giao cho chị nuôi dưỡng nếu các bên không có thỏa thuận khác.
– Về nghĩa vụ cấp dưỡng: Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn được quy định như sau: “2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”.
Như vậy về nguyên tắc, nếu như bạn giành quyền nuôi con thì chồng bạn phải có nghĩa cụ cấp dưỡng cho con chung của hai bạn đến khi con thành niên. Mức cấp dưỡng là do hai vợ chồng bạn tự thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thứ ba, về việc tách hộ khẩu, theo quy định tại Điều 27 của Luật Cư trú về tách sổ hộ khẩu:
“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
Như vậy, sau khi ly hôn bạn có quyền cắt hộ khẩu ra khỏi nhà chồng. Do bạn không phải là chủ hộ, bạn cần có sự đồng ý của chủ hộ khi thay đổi hộ khẩu thường trú nếu không bạn có thể liên hệ với Cơ quan Công an quận để làm thủ tục cắt chuyển hộ khẩu cho bạn.
Trong trường hợp bạn chưa có chỗ ở cố định mới, bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng theo đúng quy định của pháp luật về cư trú.
3. Giành quyền nuôi con khi chồng lăng nhăng bên ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Con tôi vừa tròn 3 tuổi, 2 vợ chồng tôi ly hôn và người muốn ly hôn là chồng tôi. Vì chồng tôi lăng nhăng bên ngoài, hiện nay chồng tôi gửi đơn ly hôn đơn phương. Vậy cho tôi được hỏi tôi xin được quyền nuôi con được không. Tôi giờ rất hụt hẫng, và mất thăng bằng trong cuộc sống rất nhiều, 8 năm tình nghĩa vợ chồng tôi giờ đã tan biến mất hết. Hãy cho tôi câu trả lời sớm nhất.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Như vậy, trong trường hợp này quyền nuôi con của bạn và chồng là ngang nhau. Bạn có thể thỏa thuận với chồng về việc nuôi con sau khi ly hôn. Trường hợp vợ chồng bạn không thỏa thuận được với nhau về việc bạn hay chồng bạn sẽ là người trực tiếp nuôi con. Tòa án sẽ xem xét quyền lợi về mọi mặt của cháu bé trên thực tế, không chỉ là vấn đề thu nhập của cha hay mẹ cao hơn mà điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; đặc biệt là các điều kiện cần thiết cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm về việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần của con. Nếu bạn có đủ cơ sở để chứng minh việc chồng bạn không đảm bảo được các quyền lợi của con, ngoài thu nhập. Trong khi đó, bạn lại đáp ứng được đầy đủ được những điều kiện này thì cơ hội giành quyền nuôi con của bạn là có.
4. Khi ly hôn, muốn được nuôi cả hai con thì phải làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Vào ngày 04 tháng 09 năm 2012, chồng tôi có đến Văn phòng công chứng để làm thủ tục công chứng Hợp đồng tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất. Sau đó tôi đã hợp thức hóa nhà và để sổ đỏ đứng tên tôi vào ngày 7 tháng 11 năm 2012. Hiện nay, vợ chồng tôi đang làm thủ tục ly hôn và chồng tôi yêu cầu tôi phải đưa căn nhà này ra để chia. Vậy xin hỏi luật sư, căn nhà đó hiện giờ đứng tên chỉ mình tôi thì khi ly hôn Tòa có ép tôi phải chia căn nhà đó được hay không? Ngoài ra, khi ly hôn tôi muốn được nuôi hai con của tôi thì phải làm thế nào? Rất mong hồi âm của các luật sư. Tôi chân thành cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Về việc chị có phải chia căn nhà khi ly hôn hay không?
Theo những thông tin mà chị đưa ra thì căn nhà đã được chồng chị tặng cho và có đến văn phòng công chứng để làm thủ tục công chứng. Đối với hợp đồng tặng cho tài sản thì Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
“Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Điều 458. Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.
Mặt khác theo quy định của Luật đất đai 2013 “ Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã”.
Như vậy, về mặt hình thức đã công chứng, về mặt nội dung có hợp thức hóa và có đứng tên sổ đỏ là tên chị thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực pháp lý .
Tuy nhiên khi chị và chồng chị ly hôn mà chồng chị lại đòi chia căn nhà thì chị cũng cần căn cứ vào Luật hôn nhân gia đình năm 2014:
“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”.
Do vậy căn nhà thuộc sở hữu riêng của chị, khi ly hôn Tòa án sẽ không ép chị chia căn nhà đó.
Thứ hai về việc muốn được nuôi con.
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Như vậy, Nếu hai bên thỏa thuận cho chị được nuôi con, nếu hai bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi được hưởng tốt nhất từ ai thì sẽ được nhận nuôi; nếu con chị đã đủ 7 tuổi nhận biết được việc theo ai và lựa chọn chị thì chị sẽ được nuôi; cuối cùng nếu con chị chưa đủ 3 tuổi thì chị đương nhiên được quyền nuôi dưỡng.
5. Giá trị bản án về quyền nuôi con của Tòa nước ngoài tại Việt Nam
Tóm tắt câu hỏi:
Mình và vợ mình đã li hôn 2 vợ chồng có chung 1 đứa con trai 3 tuổi, hiện tại mình sống ở Mỹ. Tòa Mỹ đã giao con cho mình nuôi nhưng vợ của mình mang con trốn về Việt Nam và cắt đứt mọi liên lạc với mình. Vậy cho hỏi, luật ở Việt Nam khi vợ mình mang con về Việt Nam và không cho mình gặp con có ấy có phạm tội không?
Và khi về Việt Nam mình mang tất cả giấy tờ ở Tòa án Mỹ về Việt Nam để lấy con, cùng những bằng chứng cố ấy lừa gạt lấy mình để có thẻ xanh 10 năm ở Mỹ cũng như ăn cắp tiền và một số đồ có giá trị mà Tòa án bên Mỹ đã xác nhận, mình có thể khởi kiện cô ấy ở Việt Nam không ? Vì bây giờ có thể cô ấy không về Mỹ nữa. Nhưng mình muốn mang con về lại Mỹ. Vậy việc mình đòi lại con mang về Mỹ có vấn đề gì không? Mình 20 năm chưa về Việt Nam nên không biết nhiều, mình hỏi để chuẩn bị giấy tờ đầy đủ về Việt Nam để lấy lại con, mong bạn trả lời sớm.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự của người vợ cũ khi trộm cắp tài sản
Đối với hành vi trộm cắp tài sản, nếu hành vi này chưa bị xét xử tại nước ngoài thì bạn hoàn toàn có thể tố giác tội phạm tại Cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án… Sau khi xác định được là có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan điều tra sẽ khởi tố và truy cứu theo quy định của pháp luật.
Đối với việc mang con về Việt Nam và không cho bạn gặp con có thể thấy hành vi này có mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn, hơn nữa pháp luật Việt Nam chưa có quy định về trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội trên.
Thứ hai, về việc tranh chấp quyền nuôi con với vợ cũ:
Bạn có thể yêu cầu Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án của Mỹ tại Việt Nam vì đây là một trong những thẩm quyền của Tòa án Việt Nam quy đinh tại khoản 5 Điều 27
Điều 27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
Thứ ba, nếu bạn không yêu cầu cho công nhận và cho thi hành bản án của Tòa án Mỹ, bạn hoàn toàn có thể khởi kiện về tranh chấp về quyền nuôi con theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc giải quyết được tranh chấp được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, trường hợp này con đã 3 tuổi nên việc Tòa giao con cho ai nuôi căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Lưu ý rằng:
– Nếu trường hợp người vợ bị xử lý về hành vi trộm cắp bằng hình thức xử phạt hành chính hoặc bị kết án về tội trộm cắp nhưng không bị phạt tù mà là hình phạt khác, thì bạn có thể nêu lên tình tiết này để Tòa xem xét rằng khi để người vợ nuôi con có ảnh hưởng được sự phát triển về mọi mặt, ảnh hưởng đến tính cách của con hay không, từ đó có nên giao con cho người vợ hay không.
– Nếu trường hợp vợ bạn bị kết án phạt tù về hành vi trộm cắp thì bạn có thể yêu cầu Tòa án giao con cho mình nuôi vì người vợ không có điều kiện nuôi dưỡng con.
6. Con mới 3 tháng tuổi thì quyền nuôi con của ai khi ly hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Cho em xin hỏi: Em muốn li hôn. Em mới kết hôn và có con trai 3 tháng tuổi nhưng do mâu thuẫn em muốn li hôn. Do mới lấy nên con trai em chưa có giấy khai sinh. Hiện em cũng mới đang làm nhập khẩu về nhà chồng, vì vậy em không có những giấy tờ cần thiết, em phải làm sao để được nuôi con. Trước kia em cũng đi làm và có thu nhập nhưng có bầu là em đã nghỉ ở nhà đến giờ. Chồng em là người có tiền và có quan hệ. Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 51
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, trong trường hợp này, vợ chồng bạn có thể thuận tình ly hôn hoặc bạn có thể yêu cầu đơn phương ly hôn.
* Trường hợp thuận tình ly hôn quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
* Đơn phương ly hôn: Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: vợ/ chồng có quyền yêu cầu ly hôn, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trong trường hợp này, bạn xem xét giải quyết ly hôn theo hướng thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn.
* Về quyền nuôi con: Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: con dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ trực tiếp nuôi khi ly hôn, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để nuôi. Điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc con ở đây được xác định dựa trên các yếu tố: tài chính, nơi cư trú, thời gian,…để chăm sóc giáo dục con. Nếu bạn không đảm bảo các điều kiện nuôi con trên thì bạn khó giành quyền nuôi con.
7. Giành quyền nuôi con khi chồng hay đánh đập vợ con
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Vợ chồng tôi sống với nhau được 7 năm và có 2 đứa con, đứa 7 tuổi và đứa 4 tuổi, thời gian 2 vợ chồng sống xa nhau rất vui vẻ và an bình nhưng kể từ năm 2013 tôi chuyển về quê và sống chung với chồng thì lúc nào anh cũng quản thúc tôi không cho tôi giao du với bên ngoài kể cả bạn bè, mặc dù tôi là giáo viên, đi đâu anh cũng nghi ngờ rồi ghen tuông sau đó là đánh đập tôi. Từ khi chuyển về sống chung tôi đã bị đánh 5 lần với nhũng trận đòn khủng khiếp. Vậy cho tôi hỏi tôi có đủ cơ sở để ly hôn không và tôi muốn nuôi 2 đứa con được không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Căn cứ Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền ly hôn như sau:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, quyền ly hôn là quyền của cả vợ, chồng khi có căn cứ nhất định. Nếu như thuận tình ly hôn thì chỉ cần có sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Còn ly hôn theo yêu cầu của một bên thì căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Với trường hợp của bạn, bạn có quyền yêu cầu ly hôn khi không thỏa thuận được với chồng bạn với lý do chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình, mâu thuẫn gia đình không thể chấm dứt, mục đích hôn nhân không đạt được.
Ngoài ra, với hành vi bạo lực gia đình của chồng bạn thì bạn có thể tố cáo lên cơ quan công an để cơ quan công an xử phạt vi phạm hành chính với hành vi này theo Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP và để làm căn cứ trước Tòa:
“1 . Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.”
Đối với vấn đề nuôi con sau khi ly hôn:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.
Như thế, tòa án sẽ xem xét các điều kiện sau đây khi xác định người trực tiếp nuôi con:
– Ý kiến của con 7 tuổi;
– Khả năng kinh tế;
– Tình cảm giữa cha, mẹ con;
– Đã từng có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghĩa vụ của cha, mẹ con hay chưa;
– Các hạn chế khác về quyền nuôi con của một bên.
8. Chồng không cấp dưỡng có giành lại được quyền nuôi con không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Luật sư! Em lập gia đình năm 2008, đến năm 2009, em sinh đôi 2 bé gái. Năm 2010, vì không hòa hợp, em ly hôn, và con được giao cho em vì bé dưới 3 tuổi. Từ lúc ly hôn đến nay là 7 năm, dù đã được tòa quy định chu cấp, nhưng chồng cũ của em không hề thực hiện. Em cũng đã có đơn gửi thi hành án, nhưng vẫn không được chu cấp.
Một năm, anh ấy chỉ thăm con 3-4 lần. Hiện nay, em vừa mới kết hôn lại và đang mang thai, chồng cũ biết chuyện và muốn được thay đổi quyền nuôi con. Vậy cho em hỏi, em cần phải làm gì để được quyền nuôi con. Hiện nay, từ thứ 2 đến thứ 5 là em vẫn ở nhà của em để tiện chăm sóc học hành, thứ 6 đến chủ nhật em về nhà chồng và cũng mang con theo. Em rất mong nhận được tư vấn từ luật sư. Em cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Như vậy có nghĩa là trong trường hợp này con bạn đã đủ 7 tuổi, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét đến nguyện vọng của con bạn.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể hạn chế quyền nuôi con của chồng mình nếu chồng bạn vi phạm căn cứ theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”
Tóm lại như vậy có nghĩa là trong trường hợp này con bạn đã đủ 7 tuổi, thì việc thay đổi quyền nuôi con, bạn và chồng của bạn hoàn toàn phải hỏi ý kiến của con bạn căn cứ theo Khoản 3 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Đồng thời, mặt khác bạn cũng có thể hạn chế quyền nuôi con của chồng mình theo căn cứ quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Nếu chồng bạn không có căn cứ Khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 tòa án sẽ không thụ lý đơn của chồng bạn.
9. Quyền nuôi con thuộc về ai khi ly dị?
Tóm tắt câu hỏi:
Bây giờ tôi có 2 con lếu như li dị thì tôi có thể nuôi cả 2 đứa không? Tôi muốn li dị vì chồng tôi đánh đập con tôi rất rã man. Mong anh phản hồi sớm nhất có thể. Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Chăm sóc và nuôi dưỡng con là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ chung của hai vợ chồng. Trong mối quan hệ hôn nhân, cả hai người đều phải có trách nhiệm như nhau trong việc chăm sóc con cái. Tuy nhiên, khi ly hôn, quan hệ hôn nhân chấm dứt và cả hai người sẽ không cùng nhau chăm sóc nuôi dưỡng con. Do đó pháp luật cho phép hai người có thể thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con khi ly hôn.
Trong trường hợp của bạn, nếu bạn muốn nuôi cả hai người con thì bạn có thể thỏa thuận với chồng và nếu thỏa thuận được thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận này nếu bạn có đủ các điều kiện nuôi con.
Nếu không thỏa thuận được thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp quyền nuôi con. Do không rõ con của bạn bao nhiêu tuổi theo quy định tại Điều 81
“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Luật sư tư vấn quyền nuôi con của vợ và chồng khi ly hôn:1900.6568
Do đó, nếu con bạn từ đủ 07 tuổi trở lên thì sẽ hỏi ý kiến của con và tuân theo sự lựa chọn của con bạn.
Nếu con bạn dưới 36 tháng tuổi thì sẽ ưu tiên giao cho bạn nuôi trừ trường hợp bạn không đảm bảo được các điều kiện nuôi con.
Nếu con bạn trên 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi thì Tòa án sẽ xem xét dựa trên các điều kiện nuôi con trên cả vợ và chồng.
Điều kiện nuôi con sẽ xem xét trên 02 điều kiện chính là kinh tế và nhân thân.
+ Kinh tế: Có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống cho con.
+ Nhân thân: có nhân thân tốt, chưa từng phạm tội, có lối sống lành mạnh.
Ngoài ra, Tòa án sẽ xem xét trên các điều kiện khác như: hoàn cảnh gia đình, khả năng chăm sóc, khả năng giáo dục,…
Nếu bạn muốn nuôi con thì bạn cần chuẩn bị các điều kiện trên để Tòa án xem xét giao con cho bạn nuôi.