Tổng quan về visa thăm thân Nhật Bản? Thuật ngữ tiếng Anh? Chuẩn bị hồ sơ visa thăm thân? Đến địa điểm nộp hồ sơ? Nhận kết quả visa Nhật Bản?
Hiện nay, nhu cầu lao động, sinh sống tại Nhật bản ngày càng phát triển. Do đó, các nhu cầu thăm người thân cũng được thể hiện. Visa được cấp cho người sang Nhật thăm người thân cũng có các quy định, đặc điểm, các quyền lợi và nghĩa vụ khác. Các visa này thường có yêu cầu về thời gian, lộ trình chuyến đi cũng như mục đích sang Nhật thăm người thân. Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi hướng dẫn bạn đọc về cách thức, hoạt động cần thực hiện để xin visa sang Nhật thăm người thân.
Mục lục bài viết
1. Tổng quan về visa thăm thân Nhật Bản:
Visa thăm thân Nhật Bản được cấp cho mục đích sang Nhật thăm người thân. Do đó đây là loại visa ngắn hạn được cấp cho người thân là bố mẹ ruột, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, vợ/chồng, con ruột của người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản đến Nhật Bản thăm người đó.
Các quy định xác định người thân cũng được kiểm soát chặt chẽ, để mang đến các quyền, lợi ích cho đúng đối tượng. Khi nhu cầu được thể hiện là sang thăm người thân đang làm việc tại Nhật.
Loại visa này là visa được nhập cảnh một lần duy nhất, cho thời hạn cố định. Nhờ vậy mà các quốc gia quản lý được người nhập cảnh, các mục đích cũng như nhu cầu của họ. Visa này có thời hạn trong vòng 3 tháng và người được cấp được phép lưu trú tối đa 30 ngày. Việc kiểm soát thời gian giúp tiến hành quản lý đối với người sang Nhật thăm thân.
Do đó các đối tượng này không được lưu trú, sinh sống lâu dài trên nước Nhật. Tránh các đối tượng này không thực hiện đúng mục đích ban đầu khi cấp visa.
Điều kiện để làm visa thăm thân Nhật Bản:
– Có mục đích thăm người thân họ hàng đang sinh sống & làm việc hợp pháp tại Nhật Bản. Có thể xác định người thân theo quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân. Trong đó, quan hệ huyết thống được xác định là người có quan hệ 3 đời. Khi đó, căn cứ vào việc quản lý người lao động tại Nhật bản, người thân ở Việt nam để cấp visa này.
– Đương đơn phải là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống & làm việc hợp pháp tại Việt Nam (có giấy phép lao động và thẻ tạm trú). Bởi hoạt động cấp visa được thực hiện trong hoạt động phối hợp quản lý, kiểm soát của Việt nam và Nhật Bản.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Visa thăm thân Nhật Bản tiếng Anh là Visa to visit Japanese relatives.
Xin visa thăm người thân ở Nhật Bản tiếng Anh là Apply for a visa to visit relatives in Japan.
3. Chuẩn bị hồ sơ visa thăm thân:
Bất kì một bộ hồ sơ xin visa thăm thân nhân đến quốc gia nào bạn đều phải trình được thư mời, giấy bảo lãnh của người thân đang sinh sống, làm việc tại quốc gia đó. Để đảm bảo điều kiện, nhu cầu thăm thân. Trong đó, mục đích này được chứng minh bằng các giấy tờ, xác nhận theo quy định xuất trình của nước bạn. Tương tự, với visa thăm thân nhân Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau.
3.1. Giấy tờ của người xin visa:
– Đơn xin cấp visa thăm thân nhân Nhật Bản theo mẫu của Đại sứ quán. Mẫu đơn này giúp người thân có nhu cầu cung cấp các thông tin của mình. Cũng như xác định nhu cầu, quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
– Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng tính từ ngày làm hồ sơ xin visa. Hộ chiếu là giấy tờ để thông hành, quản lý công dân có tính chất toàn cầu. Do đó hạn sử dụng của hộ chiếu phải đảm bảo điều kiện về thời gian.
– 2 ảnh khổ 4,5×4,5 cm nền trắng. Ảnh thẻ xác nhận hình ảnh của người có nhu cầu. Cũng như giúp cơ quan chức năng tiến hành quản lý họ.
– Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu. Để chứng minh về quan hệ thân nhân, hoặc quan hệ hôn nhân. Từ đó họ có đủ quyền lợi để thực hiện nhu cầu trong việc thăm thân.
– Photo chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, hộ khẩu kèm công chứng xác nhận của chính quyền địa phương. Đây là các giấy tờ xác nhận đối với công dân của một quốc gia.
Người thăm thân phải chứng minh được nhu cầu thực tế của mình, tránh các trường hợp sang Nhật vì mục đích khác. Do đó họ phải chứng minh công việc, chứng minh tài chính theo yêu cầu sau:
Chứng minh công việc:
– Bổ sung
– Bổ sung giấy phép đăng kí kinh doanh, báo cáo thanh toán thuế 3 tháng gần nhất nếu là người làm chủ doanh nghiệp. Chứng minh khả năng tài chính của doanh nghiệp mà mình làm chủ, chịu trách nhiệm quản lý chính.
– Sổ lương hưu kèm quyết định nghỉ hưu nếu là người đã về hưu. Để xác định khoản lương ổn định nhận được khi về hưu, Họ hoàn toàn có khả năng thu nhập cũng như trang trải cuộc sống.
– Những trường hợp khác sẽ bổ sung giấy tờ theo yêu cầu từ Đại sứ quán Nhật Bản.
Chứng minh tài chính:
– Sao kê tài khoản có số dư tối thiểu 5.000 USD. Đây là số tiền tích lũy thực tế khi tiến hành các công việc. Để đảm bảo về tài chính của họ.
– Bổ sung các giấy tờ nhà đất, xe ô-tô,…(nếu có). Đây là các tài sản gắn với quyền sở hữu của cá nhân hoặc hộ gia đình. Từ đó cho thấy năng lực tài chính, các tài sản sở hữu. Để đảm bảo xác minh về nhu cầu thăm thân, thay vì các mục đích khác.
Lịch trình chuyến đi:
Do mục đích sang Nhật là để thăm thân, lên lịch trình của chuyến đi phải gắn liền với mục đích này. Như địa điểm sẽ đến, sẽ sống và các hoạt động, lịch trình chuyến đi dự kiến như thế nào. Nội dung này giúp xác nhận, cũng như các quốc gia có thể giám sát, kiểm soát công dân thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của họ.
– Lịch trình chuyến đi phải rõ ràng, chi tiết. Trong đó cũng phải cung cấp thông tin về ngày giờ đến Nhật, ngày dự định quay về, mã số chuyến bay.
– Chương trình lưu trú phải được viết bởi người mời hoặc người bảo lãnh tại Nhật Bản. Trong đó viết rõ các hoạt động, nơi thăm viếng, kế hoạch di chuyển đến từng địa điểm. Cho thấy kế hoạch được tổ chức hướng đến mục đích thăm thân, tổ chức các hoạt động cùng với người thân đang sinh sống tại Nhật bản.
3.2. Giấy tờ phía người thân tại Nhật Bản cung cấp:
– Thư mời từ phía người thân tại Nhật Bản. Thư mời là căn cứ để xác nhận mục đích, tính chất của chuyến đi. Trong thư phải cung cấp các thông tin theo yêu cầu bao gồm:
+ Nói rõ lí do mời, thông tin người được mời.
+ Mối quan hệ giữa người mời và người được mời.
+ Trong đó có xác nhận đóng dấu của người thân lưu trú tại Nhật Bản.
– Các giấy tờ chứng minh thông tin của mình. Bao gồm:
+ Bản sao hộ tịch Nhật Bản (nếu vợ/chồng có quốc tịch Nhật Bản).
+ Hoặc bản photo 2 mặt của thẻ cư trú còn hiệu lực, visa Nhật Bản photo trong trường hợp người mời là người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản.
Nếu người bảo lãnh chịu chi phí ở Nhật Bản, cần cung cấp thêm:
Tức là các chi phí cấp visa và chi phí liên quan trong thủ tục sẽ được người ở Nhật bản thanh toán.
– Giấy chứng nhận bảo lãnh (mẫu theo file đính kèm)
– Một trong những giấy tờ sau liên quan đến người bảo lãnh:
+ Giấy chứng nhận thu nhập.
+ Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng.
+ Bản sao Giấy đăng ký nộp thuế.
+ Giấy chứng nhận nộp thuế có ghi rõ tổng thu nhập, do cơ quan hành chính của Nhật Bản cấp.
– Phiếu công dân (bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình)
Nếu người mời hoặc người bảo lãnh là người nước ngoài, cung cấp:
– Bản copy mặt trước và sau của “Thẻ lưu trú còn hiệu lực” (Thẻ đăng ký người nước ngoài);
– Bản copy Hộ chiếu (trang ảnh và trang visa) thay cho Phiếu công dân;
Các giấy tờ này nhằm xác định thông tin liên quan để cơ quan nhà nước tiến hành quản lý công dân. Cũng như được bên phía Nhật quy định để mang đến hiệu quả của nhu cầu thăm thân, nhưng đồng thời quản lý đất nước chặt chẽ.
4. Đến địa điểm nộp hồ sơ:
Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Tp Hồ Chí Minh và Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội là 2 địa chỉ tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin visa thăm thân Nhật Bản. Các chức năng cũng được xác định trong nhiều hoạt động thực tế khi cần xác nhận giấy tờ, thủ tục liên quan. Ngoài ra, hiện nay đương đơn khi xin visa đi Nhật ngắn hạn còn có thể nộp hồ sơ tại trung tâm ứng dụng thị thực VFS Global. Trung tâm thị thực cũng tiếp nhận, giúp tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng các nhu cầu của người dân.
Địa chỉ nộp hồ sơ xin visa Nhật Bản thăm người thân cụ thể như sau:
– Tại Hà Nội: 27 Liễu Giai, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình.
– Tại Tp. Hồ Chí Minh: 252 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3.
Trung tâm thị thực VFS Global:
– Tại Hà Nội: Tòa nhà Ocean Park, Tầng 2, số 1 Đào Duy Anh, quận Đống Đa, Hà Nội
– Tại TP. Hồ Chí Minh: Lầu3, Tòa nhà Resco, Số 94-96 Đường Nguyễn Du, Quận 1, TPHCM.
Trên đây là địa chỉ của các cơ quan ở Hà nội và Thành phố Hồ chí minh. Khi có nhu cầu, người dân cần nộp hồ sơ trực tiếp tại các địa chỉ trụ sở để được tiếp nhận giải quyết.
5. Nhận kết quả visa Nhật Bản:
Thời gian xét duyệt hồ sơ thông thường là 7, 8 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tiếp nhận, xác định tính hợp lệ của hồ sơ. Ngoài ra cũng phải xem xét liên quan đến điều kiện cấp visa, điều kiện thăm thân. Từ đó quyết định và tiến hành cấp visa theo thông tin của người yêu cầu.
Nhưng có một số trường hợp thời gian xét duyệt kéo dài do các vấn đề về hồ sơ. Việc xác minh hồ sơ, điều kiện hợp lệ của hồ sơ có thể cần nhiều thời gian trên thực tế hơn. Đến ngày nhận kết quả, bạn mang theo Biên nhận hồ sơ đến Đại sứ quán/Tổng lãnh sự để nhận visa.