Việt Kiều có được mua, đứng tên đất nông nghiệp không? Đối tượng được mua và đứng tên đất nông nghiệp?
Dân số Việt Nam thuộc top các quốc gia có mật độ dân số cao trên thế giới, tình trạng đất chật người đông khiến tình trạng giá đất bị thổi phồng và ngày càng tăng lên. Hiện nay, có nhiều người lao động vất vả cả đời cũng không tích cóp đủ tiền để sở hữu cho riêng mình một ngôi nhà và một tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giá đất ở tăng cao kéo theo đó các loại đất khác cũng tăng nhanh. Trong đó có một loại đất hiện nay được nhiều người chú ý, đó là đất nông nghiệp. Giá đất nông nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với đất ở, đất nông nghiệp phục vụ mục đích canh tác, phát triển sản xuất của người dân. Vậy , một câu hỏi được nhiều người băn khoăn đó là Việt kiều có được mua hay đứng tên đất nông nghiệp hay không? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc câu trả lời đó.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Đất đai 2013;
– Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Việt Kiều có được mua, đứng tên đất nông nghiệp không?
Theo quy định, khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất để trồng hoa, cây cảnh;
Theo Điều 191 Luật Đất đai 2013, trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất là:
-Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
– Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận nhận tặng cho hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.
– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Như vậy, với trường hợp Việt kiều mua đất nông nghiệp ở Việt Nam thì pháp
2. Đối tượng được mua và đứng tên đất nông nghiệp:
Theo Điều 131 Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng được quy định như sau:
– Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân sử dụng gồm đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, cho thuê quyền sử dụng đất; do thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác; do nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được tặng cho, nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
– Việc sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình được quy định như sau:
+ Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này;
+ Đối với những địa phương chưa thực hiện việc giao đất cho cá nhân, hộ gia đình theo quy định của pháp luật về đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất lập phương án giao đất và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất;
+ Đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân các cấp đã hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân thương lượng điều chỉnh đất cho nhau trong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và đang sử dụng ổn định lâu dài và không có tranh chấp thì được tiếp tục sử dụng.
Theo Điều 179 Luật Đất đai 2013, quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được quy định như sau:
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho, thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
+ Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;
+ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
+ Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;
+ Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
+ Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
+ Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;
+ Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này;
+ Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
+ Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh;
+ Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án thì có quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.
– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất khi thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
+ Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
+ Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
+ Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp luật về dân sự;
+ Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
+ Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để sản xuất, hợp tác kinh doanh; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định..
– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất, giao đất mà được giảm hoặc miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất có quyền và nghĩa vụ như trường hợp không được không được giảm tiền, miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự
Tóm lại, Việt Kiều không được mua và đứng tên đất nông nghiệp tại Việt Nam. Đất nông nghiệp là loại đất đặc thù sử dụng cho việc canh tác và phát triển sản xuất, do đó pháp luật quy định người không cư trú tại Việt Nam sẽ không có quyền mua và đứng tên đất nông nghiệp mà chỉ có thể thuê đất nông nghiệp.