Viên chức sinh con thứ ba bị xử lý như thế nào? Hình thức kỷ luật nếu viên chức vi phạm chính sách dân số.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi hiện là viên chức của đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc quản lý của Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng- trực thuộc Bộ Khoa học công nghệ. Từ cuối năm 2017, tôi phát hiện mình mang thai con thứ ba và quyết định giữ lại. Lúc đó, Cơ quan tôi đang áp dụng Quy chế nội bộ là "Những người sinh con thứ ba sẽ bị trừ 6 tháng lương tăng thêm L3, được áp dụng kể từ khi đi làm lại" và đến đầu năm 2018, Cơ quan tôi có đưa ra yêu cầu tất cả CBNV phải ký bản cam kết, trong đó có nội dung: " Nếu người nào sinh con thứ ba thì phải tự nguyện viết đơn thôi việc". Và khi tôi báo cáo với Lãnh đạo Cơ quan về việc có con thứ ba thì ngay sau đó Cơ quan ban hành lại Quy chế nội bộ với nội dung điều chỉnh là ""Những người sinh con thứ ba sẽ bị trừ trừ 5 năm lương L2, L3, L4 được áp dụng kể từ khi đi làm lại- đối với nữ hoặc từ khi phát hiện có con thứ ba- đối với nam" (ở cơ quan tôi có 3 mức lương: L1- dùng làm căn cứ để đóng bảo hiểm", L2: dựa vào kết quả thực hiện công việc hàng tháng, L3: dựa vào doanh thu chung của đơn vị. nên tùy theo chức vụ, vị trí công việc thì các mức này sẽ khác nhau). Vậy tôi xin hỏi, cách thức xử lý của Cơ quan tôi như vậy có phù hợp quy định Pháp luật không. Nếu đúng thì việc này dựa theo các văn bản nào của Pháp luật. Trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Căn cứ theo quy định tại Điều 2
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ)
Căn cứ theo quy định tại
Do pháp luật chưa có quy định cụ thể để xử lý viên chức vi phạm chính sách dân số nên hiện nay một số cơ quan, đơn vị đã ban hành các quy định trong đó có hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm sinh con thứ ba trở lên. Vì vậy, cách thức xử lý của cơ quan đơn vị bạn đối với trường hợp viên chức sinh con thứ ba hoàn toàn phụ thuộc nội bộ cơ quan, đơn vị. Như vậy, trong trường hợp này vợ chồng bạn vẫn được xác định là sinh con thứ ba. Và với thông tin bạn cung cấp thì bạn cũng không thuộc trường hợp được sinh con thứ ba. Do đó, khi cá nhân nào có hành vi vi phạm chính sách này thì tùy từng trường hợp sẽ có chế tài xử lý riêng theo từng cơ quan, đơn vị.
Căn cứ Điều 53
“1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.
2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 04 tháng”.
Như vậy, trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm bạn sinh con thứ ba thì bạn sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật.