Viên chức là các công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập đó. Vậy viên chức có thể ký hợp đồng xác định thời hạn tối đa bao nhiêu lần?
Mục lục bài viết
1. Viên chức ký hợp đồng xác định thời hạn tối đa mấy lần?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật viên chức năm 2019 có quy định về khái niệm viên chức, theo đó, viên chức được xác định là công dân mang quốc tịch Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, công tác và làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Văn bản hợp nhất Luật viên chức năm 2019 có quy định về các loại hợp đồng làm việc. Cụ thể như sau:
– Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là loại hợp đồng mà trong đó, các bên xác định cụ thể về thời hạn làm việc, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn sẽ được áp dụng đối với những người được tuyển dụng làm viên chức được tính kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2020;
– Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là loại hợp đồng mà trong đó, các bên không thỏa thuận về thời hạn chấm dứt hiệu lực hoặc thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn sẽ được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
+ Viên chức được tuyển dụng trước giai đoạn 1/7/2020;
+ Các cán bộ và công chức chuyển sang làm viên chức căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Văn bản hợp nhất luật viên chức năm 2019;
+ Những đối tượng được tuyển dụng làm viên chức làm việc và công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 20 của
– Trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày
– Nếu hết thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày hợp đồng lao động hết thời hạn, người lao động và người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động mới, thì hợp đồng lao động xác định thời hạn sẽ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động mới là loại hợp đồng lao động có xác định thời hạn, thì các bên cũng chỉ được ký thêm một lần, sau đó nếu người lao động vẫn muốn tiếp tục làm việc tại công ty thì người lao động và người sử dụng lao động cần phải thỏa thuận để ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, ngoại trừ hợp đồng lao động đối với người thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước hoặc các trường hợp được quy định tại Điều 149, Điều 151, Điều 177 của
Như vậy có thể nói, viên chức có thể ký hợp đồng lao động xác định thời hạn tối đa 02 lần.
2. Những trường hợp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức:
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Văn bản hợp nhất luật viên chức năm 2019 có quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Theo đó, người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Viên chức ốm đau, viên chức bị tai nạn, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của các cơ sở khám chữa bệnh;
– Viên chức đang nghỉ hằng năm, viên chức nghỉ việc riêng và các trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập đồng ý và cho phép;
– Viên chức là nữ đang trong thời gian mang thai, đang trong thời gian nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, ngoại trừ trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.
Đồng thời, cũng căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Văn bản hợp nhất luật viên chức năm 2019 có quy định thêm, viên chức làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng tuy nhiên cần phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất trong khoảng thời gian 45 này, trong trường hợp viên chức cũng đau hoặc viên chức bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì cần phải thực hiện hoạt động báo trước ít nhất 03 ngày.
Bên cạnh đó, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc có xác định thời hạn sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Không được bố trí làm công việc theo đúng Vị trí việc làm, đúng địa điểm làm việc, không được đảm bảo các điều kiện làm việc theo như thỏa thuận ban đầu ghi nhận trong hợp đồng làm việc;
– Không được trả lương đầy đủ, hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo ghi nhận trong hợp đồng làm việc;
– Bị ngược đãi hoặc bị cưỡng bức lao động;
– Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dẫn đến không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc;
– Viên chức nữ đang có thai bắt buộc phải xin nghỉ việc theo chị định của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền;
– Viên chức ốm đau hoặc viên chức bị tai nạn đã điều trị trong khoảng thời gian 03 tháng liên tục tuy nhiên khả năng lao động vẫn chưa phục hồi.
Theo đó, khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với các viên chức.
3. Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc đối với viên chức:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Văn bản hợp nhất luật viên chức năm 2019 có quy định về nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc đối với viên chức. Theo đó, hợp đồng làm việc đối với viên chức sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên đơn vị sự nghiệp công lập, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập, tên và địa chỉ của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
– Họ và tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh của người được tuyển dụng. Trong trường hợp người được tuyển dụng được xác định là người dưới 18 tuổi thì cần phải có họ tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;
– Công việc cần phải làm, nhiệm vụ, vị trí việc làm, địa điểm làm việc;
– Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
– Loại hợp đồng, thời hạn hợp đồng, điều kiện chấm dứt hợp đồng làm việc;
– Tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ khác;
– Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, chế độ tập sự;
– Điều kiện làm việc và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động bảo hộ lao động;
– Vấn đề bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hiệu lực của hợp đồng;
– Các cam kết khác gắn liền với tính chất và đặc điểm của ngành nghề lĩnh vực, điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập tuy nhiên không được trái với quy định của pháp luật.
Đồng thời cần phải lưu ý, hợp đồng làm việc đã ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức, hợp đồng cần phải được lập thành 03 bản, trong đó 01 bản cần phải được giao cho viên chức.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Bộ luật Lao động năm 2019.
THAM KHẢO THÊM: