Những quy định của pháp luật về việc vay vốn? Hồ sơ vay vốn theo quy định của pháp luật? Giải quyết vấn đề?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty TNHH A có đơn vị phụ thuộc là Chi nhánh B. Hiện nay, Chi nhánh B có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng. Vậy, Chi nhánh B có được coi là một khách hàng độc lập không? Ngân hàng có thể cho vay đối với khách hàng là Chi nhánh B không?
Vay vốn là việc các chủ thể khi muốn đầu tư hay gặp các vấn đề về tài chính muốn vay vốn để sử dụng vào các mục đích chính đáng theo nhu cầu của các chủ thể khác nhau. Nhưng Vay vốn cần có những điều kiện gì? Quy định tại đâu và Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có được tự vay vốn ngân hàng không? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp các vấn đề trên về việc vay vốn ngân hàng theo quy định.
Cơ sở pháp lý: Quyết định Số: 20/VBHN-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
1. Những quy định của pháp luật về việc vay vốn
1.1. Nguyên tắc vay vốn
Tại Quyết định Số: 20/VBHN-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Điều 6. Nguyên tắc vay vốn quy định như sau:
Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:
1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong
2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Điều 7. Điều kiện vay vốn quy định
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
a) Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân Việt Nam:
– Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự;
– Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
b) Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, việc vay vốn đã được ngân hàng nhà nước quy định, và Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện theo quy định nếu Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, Có khả năng tài chính, Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả và thực hiện các quy định khác của pháp luật về việc cho vay. Lưu ý về quy định của pháp luật về các chủ thể được vay vốn theo quy định.
1.2. Thể loại cho vay vốn
– Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất và kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển như sau:
+ Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng
+ Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng
+ Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên
1.3. Những nhu cầu vốn không được cho vay
– Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn như sau:
+ Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán và chuyển nhượng, chuyển đổi
+ Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm quy định
+ Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm
+ Để mua vàng và trừ trường hợp được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép vay vốn mua vàng để sản xuất vàng miếng, sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ và cho vay để nhập khẩu vàng nguyên liệu theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước theo quy định
– Việc đảo nợ và các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.4 Thời hạn cho vay vốn
Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh và thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, với khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay. Đối với các tổ chức Việt Nam và nước ngoài, trong thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam, đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam theo quy định
2. Hồ sơ vay vốn theo quy định của pháp luật
Hồ sơ vay vốn được quy định như sau:
– Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn như quy định tại Điều 7 quyết định Số: 20/VBHN-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng.
– Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng và loại cho vay và khoản vay.
3. Giải quyết vấn đề
Khoản 3 Điều 92 Bộ luật dân sự quy định:
“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền”.
Chi nhánh không có tư cách pháp nhân vì thế chi nhánh không thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Chi nhánh cũng không có tài sản độc lập nên không thể tự chịu trách nhiệm với khoản vay của mình.
Bên cạnh đó, Tại quyết định Số: 20/VBHN-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Điều 7. Điều kiện vay vốn quy định
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
a) Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân Việt Nam:
– Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự;
– Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
b) Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy tự vay vốn ngân hàng phải “Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật”.
Cụ thể là:
– Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;
– Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, chi nhánh B không thể vay vốn ngân hàng với tư cách là một khách hàng độc lập được. Ngân hàng sẽ từ chối việc cho vay đối với chi nhánh B.
Nếu chi nhánh B cần kinh phí để hoạt động thì sẽ phải đề xuất lên đơn vị chủ quản của mình là công ty TNHH A. Nếu công ty TNHH A có nhu cầu vay vốn ngân hàng thì công ty này sẽ tham gia với tư cách khách hàng độc lập của ngân hàng và việc ký kết hợp đồng vay sẽ thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của công ty A.
Trên đây là bài viết chúng tôi tư vấn về nội dung Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có được tự vay vốn ngân hàng không? và các quy dịnh của pháp luật hiện hành về việc vay vốn.