Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng xử lý thế nào? Xây nhà trên đất trồng lúa được 5 năm phải làm như thế nào?
Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng xử lý thế nào? Xây nhà trên đất trồng lúa được 5 năm phải làm như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu có xây nhà cấp 4 mái bờ rô ở tạm và ở được 5 năm trên đất mảnh đất trồng lúa đã san lấp nay cháu được biết Ủy ban xã có quyết định phá dỡ. Nhưng trước khi xây cháu thấy rất nhiều nhà xây to kiên cố nên cháu mới xây giờ cháu thấy xã đang làm sai giờ cháu phải làm sao ạ. Xin bác cho cháu lời khuyên.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Phần đất bạn xây nhà là đất nông nghiệp, trồng lúa đã được san lấp nhưng bạn không nói rõ là phần đất đó đã được chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay chưa, nếu đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở thì Ủy ban xã không có quyền phá dỡ nhà của bạn. Nếu như bạn chưa xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên việc bạn xây nhà trên đất trồng lúa khi chưa được phép chuyển đổi thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 121/2013/NĐ – CP:
“Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng;
b) Xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng.
8. Đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này, sau khi có biên bản vi phạm hành chính của người có thẩm quyền mà vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có).
9. Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Điểm b Khoản 7 Điều này mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.
10. Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này mà không thuộc trường hợp xử lý theo quy định tại Khoản 9 Điều này thì bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.”
Do vậy, bạn có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng – 50.000.000 đồng vì xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng, ngoài ra Khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP được áp dụng đối với trường hợp khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì hành vi này đã kết thúc, công trình xây dựng đã được hoàn thành. Nếu không thuộc trường xử phạt theo quy định tại khoản 9 thì sẽ tiến hành xử phạt theo quy định tại khoản 10 Điều này. Điều 2 Thông tư 02/2014/TT-BXD hướng dẫn cụ thể khoản 10.
“Điều 2. Về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm
1. Việc áp dụng quy định tại Khoản 10 Điều 13, Điểm d Khoản 8 Điều 16, Điểm b Khoản 2 Điều 42, Điểm b Khoản 4 Điều 46, Điểm b Khoản 5 Điều 49, Điểm b Khoản 4 Điều 53 và Điểm b Khoản 6 Điều 55 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP theo trình tự như sau:
a) Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền quy định tại Điều 59 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP có trách nhiệm lập biên bản như sau: hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì lập biên bản theo Mẫu biên bản số 01, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì lập biên bản theo Mẫu biên bản số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 17, Điều 20 và Điều 21 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm theo Phụ lục II, Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 180/2007/NĐ-CP;
3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải bị xử lý vì không ban hành quyết định kịp thời theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ thì Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải bị xử lý vì không ban hành quyết định kịp thời theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.”
Do nhà của bạn đã được xây xong và sử dụng được 5 năm cơ quan nhà nước mới phát hiện hành vi vi phạm nên sẽ bị sử phạt theo quy định khoản 9 khi nhà ở không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ. Theo đó, bạn chỉ phải nộp phạt vi phạm hành chính và nộp lại số lợi bất hợp pháp khi xây dựng sai phép chứ không bị phá dỡ nhà. Khi nộp phạt vi phạm hành chính, bạn có thể xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở và đăng kí biến động đất đai theo quy định tại Luật Đất đai 2013.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật tổ chức thi công xây dựng: 1900.6568
“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”và chuyển đổi được mục đích sử dụng đất sang đất ở thì chị bạn tiến hành xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở."