Độ cồn sẽ được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất ở trong 100 ml dung dịch ở 20°C. Theo đó có thể hiểu nồng độ cồn chính là chỉ số hàm lượng cồn thực phẩm mà được tính theo phần trăm thể tích và nồng độ này sẽ thường có trong rượu, bia. Vậy vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không? Giữ trong bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?
Khoản 4 Điều 2 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có giải thích độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có ở trong rượu, trong bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn sẽ được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất ở trong 100 ml dung dịch ở 20°C. Theo đó có thể hiểu nồng độ cồn chính là chỉ số hàm lượng cồn thực phẩm mà được tính theo phần trăm thể tích và nồng độ này sẽ thường có trong rượu, bia. Theo quy định của pháp luật về phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm nồng độ cồn thì có hình thức xử phạt chính là phạt tiền và hình thức xử phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe, cụ thể như sau:
– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy:
+ Căn cứ điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định số
+ Căn cứ điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì những người mà vi phạm nồng độ cồn đã vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc là vượt quá 0,25 miligam cho đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời người này sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
+ Căn cứ điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì những người mà vi phạm nồng độ cồn mà vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời người này sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
+ Căn cứ điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì những người mà vi phạm nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời người này sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
+ Căn cứ điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì những người mà vi phạm nồng độ cồn nhưng vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam cho đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời người này sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
+ Căn cứ điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì những người mà vi phạm nồng độ cồn mà vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Đồng thời người này sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Tại khoản 2 Điều 82 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ mà có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm, Điều này quy định rõ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh những tình tiết làm căn cứ để người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn sẽ có thể quyết định tạm giữ về phương tiện, về giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong những hành vi đã được quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP theo quy định tại khoản 6, tại khoản 8 của Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung vào năm 2020). Khi mà bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 của Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành, nếu như quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi ở trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mà lại chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để được giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục thực hiện việc điều khiển phương tiện hoặc là đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng khi phát hiện ra hành vi phạm về nồng độ cồn ngoài việc lập biên bản hành vi vi phạm thì cảnh sát giao thông vẫn có quyền tạm giữ chính phương tiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ với mục đích là để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Giữ xe khi vi phạm nồng độ cồn trong bao lâu?
Căn cứ Điều 125 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính thì quy định về tạm giữ xe khi vi phạm nồng độ cồn như sau:
2.1. Thời hạn tạm giữ xe:
– Thời hạn tạm giữ xe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ;
– Trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm nồng độ cồn thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
– Thời hạn tạm giữ xe được tính từ thời điểm xe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị tạm giữ thực tế.
– Thời hạn tạm giữ xe không được vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm nồng độ cồn.
– Trường hợp tạm giữ xe để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hành vi vi phạm nồng độ cồn thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
2.2. Thời gian chấm dứt việc tạm giữ xe:
Thời gian chấm dứt việc tạm giữ xe khi vi phạm nồng độ cồn: Việc tạm giữ xe khi vi phạm nồng độ cồn phải được chấm dứt ngay sau khi quyết định xử phạt hành vi vi phạm nồng độ cồn được thi hành. Trường hợp người bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm nồng độ cồn được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định của pháp luật, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm nồng độ cồn được nhận lại xe đã bị tạm giữ.
2.3. Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ xe:
Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ xe: người có thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi vi phạm nồng độ cồn ra quyết định tạm giữ xe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Thẩm quyền để ra quyết định tạm giữ xe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không phụ thuộc vào giá trị của xe.
2.4. Thời gian ra quyết định tạm giữ xe:
Thời gian ra quyết định tạm giữ xe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ: Trong thời hạn là 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo đến người có thẩm quyền tạm giữ xe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ đã tạm giữ để xem xét việc ra quyết định tạm giữ; quyết định tạm giữ xe phải được giao đến cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản. Trường hợp không ra quyết định tạm giữ xe của chính người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì phải trả lại ngay xe cho người bị tạm giữ xe.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: