Cạnh tranh lành mạnh là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Ví dụ cạnh tranh lành mạnh? Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Ví dụ cạnh tranh không lành mạnh?
Cạnh tranh là hoạt động cần thực hiện và thúc đẩy trong hoạt động kinh doanh. Thông qua cạnh tranh, sự phát triển và tính sáng tạo mới được nhanh chóng thể hiện. Tuy nhiên, có hoạt động cạnh tranh được xem là lành mạnh, bên cạnh các cạnh tranh không lành mạnh. Do đó mà các hiệu quả cũng như tồn tại của cạnh tranh đối với thị trường cũng được thể hiện ở hai khía cạnh khác nhau. Cùng tìm hiểu các đánh giá về tính lành mạnh trong cạnh tranh thông qua các ví dụ dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
Dịch vụ Luật sư
Cạnh tranh được xem là điều kiện cần thiết trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Nhờ có nó, sản phẩm được tạo ra có chất lượng ngày càng cao, giá thành càng phù hợp và nhu cầu của con người được đáp ứng tốt nhất. Các tích cực này đến từ hoạt động cạnh tranh lành mạnh cũng như kết quả của cạnh tranh.
Bên cạnh những tác động tích cực mà cạnh tranh mang lại thì luôn tồn tại những tác động tiêu cực. Nó có thể khiến người ta bất chấp vì lợi nhuận, vì tìm kiếm được các nhu cầu sao cho lớn nhất. Do đó mà các hoạt động nghiên cứu phát triển quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm không được đảm bảo. Hay sử dụng các thủ đoạn, cách thức xấu trong cạnh tranh, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp khác.
Vì thế mà người ta thường nhắc đến khái niệm cạnh không lành mạnh. Đây là mặt tiêu cực từ cạnh tranh, còn tồn tại phổ biến trong giai đoạn thị trường ngày nay. Khái niệm này tuy không mới nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ, chưa chính xác.
Mục lục bài viết
1. Cạnh tranh lành mạnh là gì?
Cạnh tranh lành mạnh được biểu hiện ở hai khía cạnh hoạt động đặc thù:
– Đây là hoạt động cạnh tranh được thực hiện một cách hợp pháp, trong sạch, đàng hoàng giữa các nhà kinh doanh hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề nhằm chiếm lĩnh thị phần. Tính chất công bằng trong cạnh tranh khiến các bên phải tìm kiếm chiến lược, cách thức đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của khách hàng, một cách lâu dài và trung thành.
– Hoàn toàn không sử dụng thủ đoạn, gian dối, mờ ám, bất chính nhằm loại bỏ đối thủ, tranh giành thị trường. Trong khi các mục đích cuối cùng vẫn là mang đến lợi thế cạnh tranh, chiếm được thị phần khách hàng lớn.
Tính chất lành mạnh hay không được đánh giá từ cách thức triển khai, xây dựng và thực hiện các chiến lược cạnh tranh.
Cạnh tranh lành mạnh là khái niệm bao gồm những tiêu chuẩn về hành vi và kết cấu thị trường cần tuân thủ để đảm bảo thị trường vận hành một cách hiệu quả. Từ đó đạt được hiệu quả thị trường mong muốn. Đặc biệt phải cho các đối thủ thấy được tiềm năng, sức mạnh của mình, các nổi bật hơn họ trên thực tế. Các thế mạnh này cũng tạo ra khác biệt trong chất lượng và lợi nhuận thực tế đạt được trong kinh doanh.
Thuận lợi từ cạnh tranh lành mạnh:
– Số lượng người bán lớn hoặc đủ lớn, do đó cần có chiến lược cạnh tranh để tìm kiếm được lượng khách hàng ổn định.
– Không có người chi phối thị trường, hoặc ít nhất cũng có nhiều người chi phối thị trường. Không tạo ra độc quyền cho một doanh nghiệp nào. Các doanh nghiệp có cơ hội phát triển và tìm kiếm lợi ích ngang nhau. Quan trọng này doanh nghiệp nào có chiến lược cạnh tranh phù hợp, hiệu quả.
– Hoạt động cạnh tranh được thị trường chấp nhận khi kinh tế quy mô cho phép họ làm điều đó.
– Không có trở ngại nào đối với sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp. Thể hiện các tiếp cận, điều kiện, quyền lợi và cơ hội ban đầu là như nhau.
– Sự phân loại chất lượng và giá cả có tính chất cạnh tranh. Mang đến khác biệt đối với đánh giá lợi ích cũng như nhu cầu thực tế của người mua.
Đặc trưng của cạnh tranh lành mạnh:
– Cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng các khả năng, sự sáng tạo để thực hiện các chiến lược kinh doanh;
– Có mục đích thu hút khách hàng. Bởi khách hàng là đối tượng cuối cùng mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Thông qua hoạt động mua hàng, sử dụng sản phẩm mà các lợi nhuận mới được tìm kiếm;
– Không trái pháp luật và tập quán kinh doanh lành mạnh. Có các chiến lược thúc đẩy chất lượng, quy mô sản xuất. Nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, nhân viên, cách thức tiếp cận sản phẩm,… Từ đó lôi kéo khách hàng trở thành khách hàng trung thành.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Cạnh tranh lành mạnh tiếng Anh là Workable competition.
Cạnh tranh không lành mạnh tiếng Anh là Unfair competition.
3. Ví dụ cạnh tranh lành mạnh:
Công A là công ty sản xuất điện thoại mới được ra đời. Do đó thương hiệu chưa được khách hàng trên thị trường biết đến rộng rãi. Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp đang thành công trong lĩnh vực này.
Bởi vì sản phẩm điện thoại của công ty A chưa được nhiều người biết đến. Do đó, để làm cho điện thoại của mình được phổ biến rộng rãi công ty A đã đề ra kế hoạch giới thiệu sản phẩm cho phép khách hàng sử dụng phiên bản trải nghiệm.
Thông qua hoạt động này, các tính năng của điện thoại được nhiều người trải nghiệm, biết đến và so sánh hơn. Họ có thể góp ý để công ty nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là nhấn mạnh vào các chức năng, tiện ích mà khách hàng quan tâm. Nhờ đó, sản phẩm được biết đến, các nhu cầu về phân khúc điện thoại được nhiều hơn.
4. Cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Quy định pháp luật:
Theo Khoản 6 Điều 3
“Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.”
Phân tích quy định pháp luật:
Không lành mạnh thể hiện chất lượng, cách thức tổ chức cạnh tranh không tuân theo quy tắc chung.
Nhìn chung, cạnh tranh không lành mạnh lại những hành vi đi ngược lại các nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh. Các hoạt động này có thể xâm phạm lợi ích của các chủ thể kinh doanh khác, lợi ích của người tiêu dùng và chung của xã hội. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể thực hiện các cách thức vi phạm pháp luật.
Theo định nghĩa này có thể thấy tiêu chí đánh giá về tính chất “không lành mạnh” của hành vi cạnh tranh. Qua đó, các nhóm hành vi này chỉ được nêu chung là trái các nguyên tắc, thiện chí trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh.
Do đó, các quyền lợi hợp pháp của các chủ thể khác không được đảm bảo. Như đối với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ thực hiện cạnh tranh lành mạnh. Hoặc không đảm bảo chất lượng, giá cả của sản phẩm trong nhu cầu, quyền lợi của người tiêu dùng.
Đặc điểm cạnh tranh không lành mạnh:
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng được thực hiện đối với đối thủ kinh doanh của cùng nghề hoặc nhóm nghề. Đây là một hành vi cạnh tranh nhằm mục đích lợi nhuận. Các lợi nhuận này nhận khi quyền và lợi ích công bằng của các chủ thể khác bị xâm phạm.
Có thể phân tích vấn đề này trên hai khía cạnh:
Thứ nhất: Trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh doanh của doanh nghiệp chính là hành vi cạnh tranh trong tương quan với các doanh nghiệp khác. Khi cùng tham gia sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tương tự, doanh nghiệp nào cũng muốn mình tìm được nhiều khách hàng hơn, bán được nhiều sản phẩm hơn. Do đó mà cạnh tranh lành mạnh hoặc không lành mạnh được lựa chọn.
Thứ hai: Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường. Cạnh tranh lành mạnh không mang đến thay đổi lớn trong hiệu quả kinh doanh, thời gian ngắn như thực hiện cạnh tranh không lành mạnh. Do đó bất chấp vi phạm, họ vẫn thực hiện để tìm kiếm lợi nhuận lớn.
5: Ví dụ cạnh tranh không lành mạnh:
Ví dụ 1:
Công ty A là công ty sản xuất điện thoại mới được ra đời. Do đó sản phẩm điện thoại của công ty A chưa được nhiều người biết đến.
Đặc điểm của sản phẩm mà công ty muốn khách hàng nhận thức được: tính năng của điện thoại hơn hẳn tính năng của hàng điện thoại khác nhưng giá thành lại rẻ hơn. Bởi vậy công ty A đã tổ chức 1 buổi ra mắt sự kiện điện thoại và trong quá trình giới thiệu sản phẩm điện thoại.
Công ty A đã mang điện thoại của công ty khác ra so sánh trực tiếp. Các đặc điểm so sánh nhằm nâng lên các giá trị về chất lượng, tính năng đối với thiết bị của mình. Các đặc điểm nổi bật hơn được phân tích kỹ, trong khi các đặc điểm khác không được nhắc đến. Các nội dung truyền tải cho thấy nhận thức về chất lượng, giá cả cạnh tranh của hàng hóa.
Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều hãng, nhiều loại điện thoại. Công ty A làm như vậy là đang xâm phạm trực tiếp đến các quyền lợi, hiệu quả quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có điện thoại bị so sánh kia.
Ví dụ 2:
Một ví dụ nổi bật trên thực tế đối với các sản phẩm trà chanh có tên dễ gây nhầm lẫn.
Sản phẩm trà chanh Nestea của Nestle không còn xa lạ về thương hiệu đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, công ty Thúy Hương lại cho ra mắt sản phẩm trà chanh Freshtea.
Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ Banca được công bố công khai trong cuộc hội thảo do Bộ Công thương tổ chức, công ty Thuý Hương (Thanh Trì, Hà Nội) đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do công ty này đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa Freshtea và Nestea.
Sự tương tự được thể hiện cả về hình thức, hình ảnh và bao bì sản phẩm. Nổi bật là giống nhau về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, màu sắc.
Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Do đó công ty Thúy Hương có thể bán được nhiều sản phẩm hơn vì gây ra nhầm lẫn cho khách hàng thành công.