Luật sư tư vấn luật dân sự miễn phí trực tuyến. Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài 19001950. Dịch vụ tư vấn luật dân sự trực tuyến uy tín hàng đầu Việt Nam.
Vay trả góp nhưng làm ăn thua lỗ không có tiền trả tòa xử lý thế nào? Lãi suất vay không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
Tóm tắt câu hỏi:
Lsu cho e hỏi. Tháng 7 _2016 e có vay cua PPF một khoản tiền la19triệu ._2trieu bao hiểm trả góp 24thang lại xuất 6,67% /1thang . Đây là lần đầu e đi vay tiền lên ko hiểu biết gì về lai xuất . Em nộp đc 4thang rồi, 3thang nay làm ăn ko đc e trễ . Bgio bên PPF kiện e ra tòa yêu cầu e trả 39trieu. E muốn hỏi ra tòa sẽ sử lý trường hợp của em tnao. Và phi của tòa bên nào phải chiu?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo thông tin bạn trình bày, bạn có vay tiền ngân hàng 19 triệu, 2 triệu bảo hiểm trả góp 24 tháng, lãi xuất 6,67%/tháng, bạn đã trả 4 tháng và đang nợ ngân hàng 3 tháng tiền lãi xuất. Bạn đã bị bên ngân hàng PPF kiện ra tòa và yêu cầu trả 39 triệu.
– Trường hợp về việc cho vay với lãi suất 6,67%/tháng đối với hợp đồng vay dân sự.
Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 quy định như sau:
"1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, đối với trường hợp các bên thỏa thuận về mức lãi thì lãi suất cho vay không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Cho đến năm 2013, Ngân hàng nhà nước vẫn mức lãi suất cơ bản bản đồng Việt Nam là 9%/năm theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010. Theo quy định này thì có thể xác định được mức lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận khi cho vay tiền là: 9 x 150% = 13,5%/năm.
Người cho vay lấy bạn 6,67%/tháng, tức là 80,04% năm, nghĩa là gấp mức lãi suất tối đa mà nhà nước cho phép 5.9 lần.
Như vậy, đây là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu trong hợp đồng vay tài sản các bên có thỏa thuận về mức lãi suất vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, khi có tranh chấp xảy ra thì Nhà nước không thừa nhận và bảo vệ quyền lợi cho bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Như vậy, bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu với phần lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng và chỉ thực hiện nghĩa vụ trả lãi ở mức lãi suất tối đa theo quy định pháp luật, tức là bạn chỉ cần trả lãi suất 13,5%/năm thay vì trả 80,04%/năm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về vay trả góp, gọi ngay: 1900.6568
– Về việc bạn đến thời hạn trả nợ không trả được.
Bạn đã vi phạm nghĩa vụ của bên vay tài sản theo Điều 474 Bộ luật dân sự 2005:
"1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ."
Trường hợp của bạn là vay có lãi, cho nên đến hạn bạn không trả đầy đủ thì bạn phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản Ngân hàng công bố. Nếu không có thỏa thuận về việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự, hoặc bạn không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì bên cho vay hoàn toàn có quyền khởi kiện bạn tại Tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Trường hợp bạn vay theo lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng thì áp dụng căn cứ sau:
Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
"3. Trường hợp lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng cao hơn 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố thì Tòa án căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 hay khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết vụ án?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và các luật khác có liên quan về thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng… thì áp dụng theo quy định của Luật này”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”.
Do vậy, đối với hợp đồng vay mà một bên là tổ chức tín dụng thì lãi suất của hợp đồng vay được thực hiện theo thỏa thuận mà không theo quy định tại khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005."