Dùng chứng minh thư người khác vay tiền có phạm tội lừa đảo không? Tự ý lấy chứng minh nhân dân của bạn đi vay tiền có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn em có đánh rơi chứng minh nhân dân và giấy phép lái xe và khi có người nhặt lại nhờ em trả giùm. Em đã không hỏi ý kiến bạn em mà đem chứng minh nhân dân cho một người bạn khác mượn để mua hàng của PPF thời hạn vay 6 tháng. Bạn em đóng tiền được 1 kì, đến tháng thứ 2 thì bạn em kẹt tiền và đóng trễ nên PPF đã gởi giấy báo phạt về bạn chủ chứng minh nhân dân. Và bạn đã gởi đơn khiếu nại lên công ty PPF nhưng hiện tại số tiền người bạn mua điện thoại đã được trả hết. Vậy có cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Và em tự ý đem chứng minh nhân dân của người khác đem tùy tiện cho mượn. Vậy xin hỏi em sẽ bị xử lý ra sao?
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”
Theo quy định trên, một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu có đủ các dấu hiệu sau:
– Dùng thủ đoạn gian dối
– Chiếm đoạt tài sản của người khác
Theo bạn trình bày, bạn của bạn có đánh rơi chứng minh nhân dân, khi có người nhặt lại nhờ em trả dùm ban đã không hỏi ý kiến của chủ chứng minh nhân dân mà đem chứng minh nhân dân cho một người bạn khác mượn để mua hàng của PPF thời hạn vay 6 tháng. Nếu trong hợp đồng mua hàng với PPF, người mua hàng ký tên là chủ sở hữu chứng minh nhân dân thì đây được xem là hành vi lừa đảo. Tuy nhiên, số tiền mua điện thoại của PPF người mua đã trả hết nên người mua không có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản. Do đó, người lấy chứng minh thư của bạn của bạn để mua điện thoại trả góp của PPF và đã trả hết tiền không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng hành vi sử dụng chứng minh thư mà không xin phép chủ sở hữu bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;
c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Như vậy, hành vi của bạn có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000
Mục lục bài viết
1. Có bị kiện lừa đảo khi không trả lãi suất ngân hàng
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có câu hỏi xin hỏi quý công ty tôi có thế chấp lô đất để vay tiền ngân hàng, nhưng hôm nay tôi không có đủ khả năng trả lãi suất ngân hàng nữa ,vậy tôi có bị kiện là lừa đảo hay không , vì giá trị tiền không cao.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 323. Quyền của bên nhận thế chấp tài sản
1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.
2. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.
3. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.
4. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
7. Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn không có đủ khả năng trả lãi suất ngân hàng nữa thì tài sản thế chấp của bạn sẽ bị yêu cầu xử lý theo quy định Bộ luật dân sự 2015. Để khởi kiện vấn đề bạn có lừa đảo hay không cần chứng minh hành vi thực hiện ban đầu.
2. Quá hạn thanh toán trả góp có quy vào tội lừa đảo
Tóm tắt câu hỏi:
Chào anh chị: Em có một số việc muốn hỏi là tháng 6 năm 2015 em có mua 1 sản phẩm trả góp tại cửa hàng thế giới di động, giá sản phẩm này là 8 triệu VNĐ. Em có trả trước với số tiền là 1 triệu 700 ngàn đồng. Theo như hợp đồng là tới mùng 10 đến 15 hàng tháng em phải trả cho ngân hàng với số tiền 1 triệu 500 ngàn. Tháng sau em có trả góp được 1 tháng. Sau khi trả góp em có 1 chút việc nên đi sang Trung Quốc giờ em mới về được. Thời gian đó em không trả góp cho ngân hàng tiếp được.
Vậy giờ em muốn trả góp tiếp cho bên ngân hàng thì em có bị quy vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Mong anh chị tư vấn giùm em vì em không muốn mang tội danh và phạm pháp?
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin bạn cung cấp, đối chiếu với hành vi của bạn thì không có yếu tố nào có thể cấu thành tội lừ đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì:
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
…”
Tuy nhiên, trong trường hợp này của bạn, cần phải xác định xem hành vi của bạn có đủ để cấu thành tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không?
Thứ nhất, Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải có hành vi chiếm đoạt tài sản bằng cách thức như được quy định tại Khoản 1 Điều 175 như trên với mục đích trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, trong khi đó bạn không hề có ý định hay thủ đoạn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả góp của mình với ngân hàng.
Thứ hai, việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ của bạn đối với ngân hàng, bạn vì lý do khách quan mà không thể trả được ngân hàng trong vòng một tháng nhưng bạn vẫn có ý chí trả tiền tiếp, có nghĩa là đang thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng thì vẫn chưa đủ căn cứ để cấu thành tội phạm. Do vậy trong trường hợp của bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi trả không đúng hạn của mình.
Theo quy định tại Điều 440 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.”
Vì vậy để giải quyết vấn đề, bạn nên trình bày tình hình và lý do của mình và thương lượng với ngân hàng về việc bạn sẽ tiếp tục trả góp dần dần kèm theo tiền lãi của số tiền nợ quá hạn, cũng như bồi thường thiệt hại xảy ra (nếu có) trong thời gian sớm nhất.
3. Chậm thanh toán tiền vay tín chấp theo lương có phải là lừa đảo không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có 1 câu hỏi muốn hỏi xin luật sư tư vấn giùm tôi, cách đây 8 tháng tôi có vay tín chấp bằng bảng lương của tôi ở Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, tôi vẫn đóng đều nhưng thời gian này do công ty làm ăn thua lỗ tôi bị mất việc ảnh hưởng tới tài chính nên tôi chưa có khả năng trả theo hàng tháng cho ngân hàng, tôi cũng đã trình bày với khó khăn với ngân hàng rằng nếu tôi xin được việc tôi sẽ lại đóng tiếp nhưng ngân hàng không nghe, họ nói nếu không đóng họ sẽ kiện tôi tội lừa đảo, tôi không biết phải làm sao, tôi đã chậm 3 tháng rồi giờ tôi không thể vay đâu được nữa nhưng ngân hàng cứ đòi kiện tôi, ngày đó số tiền tôi vay là 50 triệu, mỗi tháng tôi trả 2 triệu trong vòng 32 tháng, xin Luật sư tư vấn giùm tôi với. Tôi khó khăn chứ đâu phải lừa đảo đâu. Xin cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 471
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Căn cứ vào quy định này thì khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
– Tại Điều 174 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”
Căn cứ vào quy định này thì người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các điểm a, b, c, d nêu trên thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Như vậy, nếu như vào thông tin bạn cung cấp thì trường hợp của bạn không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt sản. Để cấu thành tội này phải có thủ đoạn gian dối. Hợp đồng vay tín chấp chỉ là hợp đồng vay dân sự, bạn chưa có khả năng trả nợ chứ không phải lừa đảo, bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Trường hợp của bạn đến hạn mà chưa trả được nợ thì Ngân hàng có quyền khởi kiện ra Tòa án.
4. Tố cáo hành vi lừa đảo vay tiền có thế chấp nhưng không trả
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có cho một người bạn của bố vay 2 tỷ đồng để ông ấy kinh doanh, có giấy vay tiền ký đóng dấu của công ty , có thế chấp bìa đất. Sau đó ông ấy mượn lại bìa đất để vay ngân hàng trả cho tôi (có giấy mượn lại bìa đất có chứng kiến của kế toán công ty). Nhưng đến nay đã 4 năm trôi qua, công ty không hoạt động nữa và ông ấy vẫn khất lần. Tôi xin hỏi tôi có thể thưa kiện họ tội lừa đảo không ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin bạn trình bày thì bạn có cho người bạn của bố bạn vay tiền để kinh doanh, có giấy vay tiền ký đóng dấu công ty và có thế chấp cho bạn một bìa đất. Sau đó, người bạn của bố bạn lại mượn bìa đất để vay ngân hàng. Nay, đã qua 4 năm công ty vẫn không thực hiện việc trả tiền cho bạn cũng như hiện công ty không còn hoạt động. Trong trường hợp này, bạn cần phải xác định rõ là bạn ký kết hợp đồng vay với cá nhân người bạn của bố bạn hay là bạn ký kết giấy vay với công ty mà người bạn của bố bạn là đại diện.
Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó. Điều 174
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”
Theo đó, dấu hiệu về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
– Chủ thể: Người thực hiện hành vi lừa đảo là người đã phải đủ 16 tuổi và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã thực hiện.
– Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu.
– Mặt khách quan:Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng.
Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm được tài sản (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao). Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc một trong trường hợp tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 174 nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Trong trường hợp giá trị tài sản chiếm đoạt là 2 tỷ đồng thì có thể bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
– Về mặt chủ quan: Việc thực hiện hành vi gian dối của mình là do lỗi cố ý gây lên nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền. Mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố cấu thành bắt buộc của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, theo quy định trên thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không đặt ra với pháp nhân. Do đó, trong trường hợp này, bạn phải xem xét người bạn của bố bạn cũng như những người khác trong công ty có các dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nêu trên không. Nếu có thì bạn có thể làm đơn tố giác những người này ra cơ quan công an cấp huyện để yêu cầu giải quyết. Qua quá trình điều tra, xác minh, cơ quan công an sẽ có kết luận chính thức về việc có hay không khởi tố hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của đối tượng bạn tố cáo.
5. Lừa đảo vay tiền nhưng không trả được nợ
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có một người bạn làm hồ sơ vay của ngân hàng FE. Chị ấy dùng tên và số điện thoại của tôi trong mục người liên hệ. Mấy tháng nay chị ấy trả chậm cho ngân hàng và ngân hàng liên tục gọi cho tôi và báo rằng sẽ kiện ra tòa vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy tôi có gọi cho chị ấy thì có khi chị ấy không nghe máy hoặc nghe máy thì chị ấy bảo là có trả cho ngân hàng và bảo tôi rằng không sao. Xin hỏi Luật sư trong trường hợp chị ấy bị kiện ra tòa thì tôi có bị liên quan gì không? Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư! Chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
– Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn.
– Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015;
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định trên, bạn của bạn là người vay tiền do đó bạn của bạn có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng khi đến hạn. Nếu bạn của bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng có quyền khởi kiện ra Toà án để yêu cầu giải quyết.
Trong hồ sơ vay tiền của bạn bạn và ngân hàng để tên bạn ở mục người liên hệ nên Toà án có thể sẽ mời bạn tham dự phiên toà với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Khoản 4 Điều 68
“4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
Như vậy, khi Toà án hoặc đương sự trong vụ án dân sự (nguyên đơn là phía bên Ngân hàng hoặc bị đơn là bạn của bạn) có yêu cầu đưa bạn tham gia tố tụng thì bạn có nghĩa vụ phải tham gia với tư cách là người có nghĩa vụ liên quan.
Luật sư tư vấn lừa đảo vay tiền nhưng mất khả năng trả nợ:1900.6568
Về nghĩa vụ trả nợ, bạn của bạn vay thì có nghĩa vụ trả, bạn không có nghĩa vụ liên đới trả nợ cùng bạn của bạn.
Về việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
– Chủ thể: Là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
– Khách thể: Xâm phạm quan hệ sở hữu.
– Các dấu hiệu về mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan là chiếm đoạt; chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối: Chồng bạn có hay không có sự lừa dối ngay từ khi giao kết hợp đồng vay tiền (ký kết hợp đồng vay tiền là sự giả tạo để thực hiện mục đích khác); và sau khi vay được tiền thì chồng bạn có hành vi chiếm đoạt số tiền đó không (không trả lãi, cố tình không trả tiền khi người cho vay đòi lại…).
+ Hậu quả là sự thiệt hại về tài sản: Thiệt hại xảy ra với bên vay tiền là không đòi lại được khoản tiền cho vay và tiền lãi theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
– Các dấu hiệu về mặt chủ quan: Người phạm tội có lỗi cố ý, mong muốn chiếm đoạt được tài sản đó.
Việc bạn của bạn có bị truy cứu tội lừa đảo chiếm đoạt hay không thì cơ quan điều tra phải làm rõ hành vi của bạn bạn có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm như đã nêu trên hay không. Nếu đầy đủ yếu tố cấu thành thì bạn của bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự và xử lý theo quy định của Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Còn đối với bạn chỉ là người có tên trong danh sách thông tin liên lạc thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.