Theo quy định của pháp luật hiện nay, văn phòng đại diện được xem là đơn vị phụ thuộc cho doanh nghiệp, văn phòng đại diện có chức năng đại diện theo ý quyền xuất phát từ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích đó. Vậy văn phòng đại diện cần phải nộp những loại thuế nào?
Mục lục bài viết
1. Văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào?
Thông thường, văn phòng đại diện sẽ phải nộp những loại thuế sau:
Thứ nhất, thuế môn bài. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của
– Các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật về hợp tác xã;
– Các đơn vị sự nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
– Tổ chức khác tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh;
– Chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của các tổ chức nêu trên;
– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo đó thì có thể nói, văn phòng đại diện được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật là một trong những đối tượng phải nộp lệ phí môn bài.
Mức nộp lệ phí môn bài của văn phòng đại diện cũng được pháp luật quy định cụ thể. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài (sửa đổi tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài), có quy định lệ phí môn bài của văn phòng đại diện phải nộp hiện nay được xác định là 1.000.000 đồng/năm.
Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 của Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ 04 kể từ năm thành lập doanh nghiệp), cụ thể như sau:
– Trường hợp kết thúc trong thời gian 06 tháng đầu năm thì cần phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm;
– Trường hợp kết thúc trong thời gian 06 tháng cuối năm thì cần phải nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, có quy định cụ thể về việc, song song với nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài theo như phân tích nêu trên, văn phòng đại diện sẽ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên làm việc và công tác trong văn phòng đại diện. Văn phòng đại diện sẽ cần phải có nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế hàng tháng/quý, thành phần hồ sơ khai thuế sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân;
– Bản kê khai chi tiết thu nhập thường xuyên của nhân viên trong văn phòng đại diện;
– Mẫu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh kèm theo hồ sơ, chứng từ chứng minh.
2. Các trường hợp văn phòng đại diện được miễn thuế môn bài:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về trường hợp địa văn phòng đại diện được miễn lệ phí môn bài. Theo đó, trong một số trường hợp nhất định, văn phòng đại diện sẽ được miễn nộp lệ phí môn bài. Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài (sửa đổi tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài), thì văn phòng đại diện sẽ được miễn lệ phí môn bài khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản như sau:
– Miễn nộp lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc năm đầu tiên tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là bắt đầu kể từ giai đoạn ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 đối với những trường hợp sau:
+ Tổ chức thành lập mới, tức là được cấp mã số thuế mới, cấp mã số doanh nghiệp mới bởi cơ quan có thẩm quyền;
+ Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế;
+ Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, nhóm cá nhân tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, thì theo quy định của pháp luật chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh đó cũng sẽ được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.
– Doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện thủ tục chuyển đổi sang mô hình hộ kinh doanh căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định của pháp luật cũng sẽ được miễn lệ phí môn bài trong khoảng thời gian 03 năm được tính kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu tiên. Trong khoảng thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh, thì chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh được thành lập đó cũng sẽ được miễn lệ phí môn bài trong khoảng thời gian doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài;
– Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc diện được miễn lệ phí môn bài căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập trước giai đoạn ngày 25 tháng 02 năm 2020 thì theo quy định của pháp luật, thời gian miễn lệ phí môn bài đối với chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh sẽ được bắt đầu tính kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2020 đến hết thời gian doanh nghiệp vừa và nhỏ đó được miễn lệ phí môn bài trên thực tế.
Theo đó thì có thể nói, nếu văn phòng đại diện được thành lập thuộc 01 trong những trường hợp nêu trên thì sẽ được miễn lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật.
3. Văn phòng địa diện có phải nộp thuế giá trị gia tăg không?
Theo quy định của pháp luật, văn phòng đại diện không thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế, văn phòng đại diện chỉ mang tính chất đại diện cho doanh nghiệp, vì vậy văn phòng đại diện sẽ không phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật thuế giá trị gia tăng năm 2016 có quy định về đối tượng chịu thuế và người nộp thuế giá trị gia tăng. Cụ thể như sau:
– Hàng hóa và dịch vụ sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng cho quá trình tiêu dùng trên lãnh thổ của Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng;
– Về người nộp thuế giá trị gia tăng, người nộp thuế giá trị gia tăng được xác định là các tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
Tuy nhiên trên thực tế, văn phòng đại diện có chức năng và nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho các doanh nghiệp, văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh và sản xuất, vì vậy văn phòng đại diện sẽ không cần phải thực hiện thủ tục kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng. Các chi phí đầu vào liên quan đến quá trình hoạt động của văn phòng đại diện, doanh nghiệp và các công ty sẽ được kê khai và khấu trừ thuế giá trị gia tăng nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định của pháp luật.
4. Các thủ tục thuế mà văn phòng đại diện cần lưu ý sau khi thành lập:
Sau khi thành lập, các văn phòng đại diện cần phải lưu ý một số vấn đề liên quan đến thủ tục thuế như sau:
– Các doanh nghiệp cần phải lưu ý về quy định nộp lệ phí môn bài. Đối với các văn phòng đại diện thực hiện hoạt động đại diện, tiếp thị, tìm hiểu thị trường không trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì văn phòng đại diện đó sẽ không cần phải nộp lệ phí môn bài;
– Các văn phòng đại diện cần phải lưu ý về thuế thu nhập cá nhân đối với nhân sự trong văn phòng đại diện. Văn phòng đại diện sẽ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công của nhân viên trong văn phòng đại diện;
– Văn phòng đại diện cần phải lưu ý về quá trình sử dụng và phát hành hóa đơn. Đối với các văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, các văn phòng đại diện không có thu nhập từ hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, vì vậy cho nên văn phòng đại diện sẽ không cần phải phát hành hóa đơn, sử dụng hóa đơn;
– Văn phòng đại diện cần phải thực hiện hoạt động treo biển tại văn phòng đại diện, trong đó cần phải bao gồm các thông tin cơ bản như tên của văn phòng đại diện, địa chỉ trụ sở, số điện thoại liên hệ, cơ quan chủ quản của văn phòng đại diện;
– Nếu có bất kỳ nội dung nào thay đổi liên quan đến quá trình hoạt động của văn phòng đại diện thì cần phải thực hiện thủ tục thay đổi ngay lập tức tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài;
– Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài;
–
– Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Thông tư 13/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 12/2015/NĐ-CP,
THAM KHẢO THÊM: