Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày Rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.
Mục lục bài viết
1. Ý nghĩa của ngày rằm:
Trong quan niệm tâm linh của người Việt thì mùng 1 âm lịch mỗi tháng gọi là ngày Sóc (tức là lúc bắt đầu và kết thúc). Còn ngày rằm (ngày 15) âm lịch gọi là ngày Vọng (tức là nhìn xa trông rộng). Theo quan niệm của thế hệ xưa thì vào hai ngày này, mặt trăng và mặt trời sẽ đối xứng nhau để mở ra một đường thông suốt cùng soi sáng mọi vật. Con người vào ngày rằm sẽ gột rửa mọi dơ bẩn đen tối trong tâm để trở nên trong sáng, đẹp đẽ như được đầu thai. Mặt khác, người xưa cho rằng thời điểm mặt trăng và mặt trời thông suốt thì thần thánh và tổ tiên sẽ đáp ứng được ước nguyện của người trần thế. Cho nên người Việt ta coi ngày mùng 1 và ngày rằm âm lịch mỗi tháng là thời điểm đẹp nhất để thờ cúng gia tiên và cầu mong sự an lành, sức khoẻ và tài lộc.
2. Những lưu ý trong ngày rằm:
– Trước khi thắp hương cần lau dọn bàn thờ trước. Gia chủ có thể lau dọn nhưng không được phép dịch chuyển bát hương.
– Cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự khi thắp hương. Không nên mặc đồ mỏng và rách khi thắp hương.
– Chọn loại hương phù hợp: nên chọn loại hương có mùi thơm nhẹ và loại hương phải an toàn mùi hương không quá nồng gây tắt hương khi đang thắp.
– Thắp hương cũng nên cúng cùng với hoa quả. Chuẩn bị lễ to hay nhỏ là tuỳ thuộc vào điều kiện tài chính của mỗi nhà. Không nên quá cầu kì gây lãng phí hao tổn tiền tài.
– Nếu ngày Rằm ai đích thân lo thắp hương xông hương hay gọi là người đứng cúng thì trong đêm 14 âm giữ thân thanh tịch, sạch sẽ, không quan hệ vợ chồng
– Không nói tới điều rủi ro: Nhiều người rất kiêng kỵ việc nói tới những điều rủi ro trong ngày đầu tháng vì sợ rằng cả tháng cũng sẽ gặp phải rủi ro như lời đã nói.
– Kiêng nói bậy, chửi tục: Nói bậy chửi tục chắc chắn cũng phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người, tốt nhất không nên nói tực chửi bậy, nên tu khẩu tích đức. Đây cũng là điều mà rất nhiều người kiêng kỵ để không xuất hiện trong những ngày đầu tháng. Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.
– Hạn chế
– Kiêng một số món ăn: Theo quan niệm dân gian, nếu ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt, mực, xôi trắng, trứng vịt vào ngày đầu tháng (từ mồng 1 – mồng 10) thì sẽ bị hãm tài, xúi quẩy, bệnh tật lâu khỏi, mất của, không may…
– Kiêng không được cắt tóc: Trong thực tế, một số người vẫn ngại cắt tóc vào sáng ngày mùng 1 âm lịch đầu tháng vì họ sợ nếu cắt tóc thì tài lộc sẽ tiêu hao suốt cả tháng đó. Theo quan điểm tâm linh của người Việt, tóc là bộ phận của con người, không muốn cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong ngày đầu tháng, bởi cắt là mất, nó có thể cho ta gặp những chuyện không suôn sẻ hoặc hay ốm đau.
– Kiêng câu cá ngày trăng tròn: Trong quan của người Việt, hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi. Chính vì điều này, vào ngày rằm người ta thường không đi câu cá.
– Không làm đổ vỡ đồ dùng: Ông bà ta quan niệm đầu tháng mà đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương là điều không tốt. Từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì thế, trong ngày đầu tháng không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
3. Bài khấn vào ngày rằm hàng tháng:
3.1. Bài cúng thần linh ngày rằm:
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân.
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
3.2. Bài cúng gia tiên ngày Rằm:
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển Khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày… gặp tiết… (ngày rằm, mùng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương hoa, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật! (3 lạy).
4. Lễ vật cúng ngày Rằm hàng tháng:
5. Những điều cần làm trong ngày Rằm nên làm gì để có nhiều may mắn:
– Cúng tịnh tâm và trang hoàng nhà cửa: Trong ngày Rằm bạn có thể cúng tịnh tâm và trang hoàng nhà cửa với hoa, lá, quả, đèn, nến, v.v. Điều này giúp cho nhà cửa luôn tươi mới và có sức sống mới, tạo ra sự chào đón tốt lành đối với các phúc lộc.
– Tặng quà cho người thân và bạn bè: Ngày Rằm được xem là ngày thích hợp để tặng quà cho người thân và bạn bè. Điều này không những tạo ra niềm vui mà còn mang tới nhiều tài lộc và hạnh phúc mà còn góp phần tạo ra mối quan hệ tốt đẹp hơn trong xã hội.
– Thực hiện các hoạt động tâm linh: Ngoài các lưu ý trên, vào ngày Rằm còn có thể thực hiện các hoạt động tâm linh như tịnh thất, lễ bái, lễ cầu an, cúng bái Thần Tài, Thần Tài Bạch Đế, v.v… Những hoạt động này giúp tạo sự bình an, đón nhận nhiều phúc lộc và đẩy xa
– Khuyên góp, ủng hộ từ thiện: Việc ủng hộ từ thiện vào ngày Rằm sẽ giúp đem tới niềm vui và may mắn cho bản thân mình cũng như giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
– Thăm viếng đền chùa: Tham quan đền chùa và thắp nhang vào ngày Rằm sẽ giúp gia tăng sự gắn kết với những vị thần và đem lại tài lộc cho gia đình.
– Ăn chay: Ăn chay vào ngày Rằm sẽ giúp tâm hồn thanh tịnh và cải thiện sức khoẻ.
– Thiền niệm, suy ngẫm: Ngày rằm là ngày lý tưởng để trút bỏ những ý nghĩ xấu và tìm sự bình yên trong tâm hồn. Từ đó, bạn sẽ tạo ra niềm tự tin, năng lượng và sự cân bằng trong tâm hồn.
THAM KHẢO THÊM: