Giếng nước có tính năng cân đối âm khí và dương khí, góp phần tạo nên vượng khí của ngôi nhà bạn. Vì vậy, việc đào giếng và lấp giếng mang yếu tố tâm linh quan trọng. Chúng ta nên tìm hiểu kỹ về văn khấn cúng đào giếng, lấp giếng và thực hiện lấp giếng đúng cách và tránh được những “tai họa” không đáng có.
Mục lục bài viết
1. Lễ cúng đào giếng:
1.1. Lễ Cúng Đào Giếng Là Gì? Ý Nghĩa Của Lễ Cúng Đào Giếng:
Đây là một nghi thức vô cùng quan trọng, thiêng liêng từ trước đến nay. Bởi vì từ xa xưa phần lớn người dân đều sử dụng nước giếng làm nguồn nước chính cho sinh hoạt và đời sống. Do đó việc khoan giếng để tạo ra nguồn nước rất quan trọng và được xem là ảnh hưởng to lớn đến chất lượng đời sống của con người. Lễ cúng đào giếng chính là nghi lễ thể thể hiện lòng thành của người dân đối với bề trên với mong muốn tìm được một nguồn nước mát lành, tiếp thêm may mắn cho cuộc sống thường nhật.
Lễ cúng đào giếng mang ý nghĩa như việc xin phép thổ thần quản lý nơi đặt giếng. Người dân tiến hành nghi lễ này phải thể hiện được lòng thành của mình với bề trên. Khi đó sẽ nhận được sự chấp thuận của thần linh đem đến cho người dân một nguồn nước dồi dào, tốt lành. Nghi lễ cúng bái trước khi đào giếng cũng góp phần giúp cho quá trình khoan giếng được diễn ra một cách trôi chảy nhất.
Bên cạnh đó nghi lễ này còn mang một ý nghĩa khác, đó chính là thể hiện lòng biết ơn vì các vị thần đã đem đến cho gia chủ một nguồn nước trong lành, sạch sẽ. Chính vì vậy nghi lễ cúng đào giếng này cho đến ngày nay vẫn rất quan trọng. Các gia đình có ý định khoan giếng trong nhà cần thực hiện đúng nghi lễ này. Có như vậy công việc mới không gặp ngăn trở, công việc trong gia đình sau này cũng được thuận lợi như ý.
1.2. Những lưu ý khi đào giếng:
– Đào giếng phải xem hướng phong thủy. Vị trí khoan giếng cần phải dựa trên việc phân cung điểm hướng theo hướng nhà và sơ đồ nhà cụ thể.
– Đào giếng phải cung kính khấn vái cẩn thận đúng cách.
– Nên khoan giếng vào một trong các sơn Tân, Quý, Ất, Đinh, Cấn, Tốn trong 24 sơn trên La Bàn.
– Đào giếng phải tuân theo phong thủy. Giếng khoan trong nhà bắt buộc phải tránh khu vực giữa nhà vì giếng thuộc thủy khắc với trung cung thuộc hành thổ. Trường hợp giếng nằm dưới gầm cầu thang mà không phạm trung cung và nằm ở một trong các sơn trên thì sẽ không ảnh hưởng gì.
Điều chú ý: Gia đình đang có người ốm yếu, hoặc đang phát tài phát quan, thì nên chú ý hạn chế việc đào hoặc lấp giếng. Vì có thể nó gây ảnh hưởng đến con người, hoặc ảnh hưởng việc làm ăn. Còn nếu trong nhà mọi người đang khỏe mạnh bình thường, mà cái giếng ở vị trí xấu so với tương quan của ngôi nhà, hoặc ở quy mô nhỏ, thì có thể lấp ngay được mà không sợ nguy hiểm.
Chọn ngày giờ cúng đào giếng đúng chuẩn tâm linh: Việc chọn được ngày tờ tốt để cúng khoan giếng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với gia chủ và các thành viên trong gia đình. Do vậy, thông thường, quý gia chủ nên nhờ thầy phong thủy xem ngày giờ tốt để tránh phạm phải những điều không hay.
– Ngày tốt đào giếng khoan bao gồm: Giáp Tý, Ất Sửu, Giáp Ngọ, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Ất Tỵ, Tân Hợi, Tân Dậu, Quý Dậu.
– Ngày tốt sửa giếng bao gồm: Canh Tý, Tân Sửu, Giáp Thân, Quý Sửu, Ất Tỵ, Đinh Tỵ, Tân Hợi.
1.3. Sắm lễ cúng đào giếng:
Chuẩn bị lễ cúng đào giếng thường gồm có:
– Nải chuối, hoa quả,..
– Gạo muối
– Trầu cau
– Xôi chè
– Bình hoa tươi
– Cặp đèn cầy
– Rượu, thuốc lá
1.4. Văn khấn cúng đào giếng hay nhất:
“Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát
Hôm nay ngày…. Tháng…., đệ tử họ….. tên…., thôn…xã….huyện….tỉnh
Con xin kính cáo chư vị thần linh, Thổ Công, Hà Bá, ngày mai ngày…..cho con khai móng đào giếng để dùng, nước trong thanh lọc, mát ngọt dồi dào cho con, để không trắc trở, cúng cáo thần linh, độ trì đệ tử, làm được gặp may, thuận lợi mọi điều không ai quở trách. Lòng thành kính cáo cầu xin chư vị phù hộ độ trì không nên quở trách, làm xong hoàn tất con sẽ tạ ngài, tùy tâm cúng tạ.
A di đà Phật”.
(Bài cúng lấp giếng trích trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”)
Sau khi khấn xong thì bạn rải hết gạo muối cúng xung quanh khu vực bạn đào giếng.
2. Lễ cúng lấp giếng:
2.1. Trường hợp nào cần lấp giếng?
Giếng nước có tác dụng cân bằng âm dương, tạo nên sự hài hòa về phong thủy. Theo các chuyên gia phong thủy, giếng nước là phần cực âm của ngôi nhà, do vậy, nếu không cẩn thận thì sẽ mất đi sự cân bằng này.
Do vậy, khi lấp giếng, gia chủ cần phải nghiên cứu và tìm hiểu cách thực hiện dúng cách để giảm thiểu sự thay đổi nguồn khí trong nhà một cách tối đa.
Theo như tìm hiểu, chúng ta sẽ tiến hành lấp giếng trong một số trường hợp sau:
– Giếng bị hư hỏng hoặc ô nhiễm không thể sử dụng được.
– Giếng vẫn bình thường nhưng chúng ta không có nhu cầu tiếp tục sử dụng.
– Giếng nước bị vi phạm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên nước,…
2.2. Những lưu ý gì khi lấp giếng:
Khi lấp giếng, quý gia chủ cần phải lưu ý và kiêng kị những điều sau:
– Không nên lấp giếng vội vàng, chóng vánh và thiếu thành ý. Khi lấp phải đổ 1 lớp sỏi/ đá ngang mặt nước, đổ tiếp 1 lớp cát đầy, đến 1 lớp đất sét rồi mới đến 1 lớp đất thịt.
– Sử dụng các vật phẩm phong thủy, trấn yểm (thạch anh phong thủy được sử dụng phổ biến nhất) nhằm tạo sự ổn định, không gây ra những biến động quá lớn khi lấp giếng.
– Nên chuẩn bị mâm cúng, lễ vật và văn khấn lấp giếng để cầu nguyện mọi điều được suôn sẻ, gia đình được bình an.
– Nếu cúng cá chép sống thì sau khi cúng xong, đem cá đi phóng sanh ở sông.
– Xem ngày tốt lấp giếng, nên chọn ngày Trực Trừ mà làm để tránh đứt đoạn Thủy Long. Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên nhờ thầy phong thủy xem ngày giúp.
– Trong trường hợp gia chủ không thực hiện đúng cách thức lấp giếng thì phải làm một mâm lễ cúng tạ lỗ.
2.3. Sắm lễ cúng lấp giếng:
Lễ vật cúng lấp giếng tương đối đơn giản (bình bông, nhánh chuối, trầu cau) thế là xong. Theo kinh nghiệm của cha ông ta, trước khi lấp giếng mấy ngày, rải gạo muối xung quanh giếng.
Như đã nói ở trên, việc lấp giếng có ảnh hưởng quan trọng đến vận khí của ngôi nhà. Do vậy, chúng ta nên tìm hiểu kỹ các thông tin hướng dẫn để thực hiện theo cho đúng.
2.4. Văn khấn cúng lấp giếng:
“Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát
Hôm nay ngày…. Tháng…., đệ tử họ….. tên…., thôn…xã….huyện….tỉnh
Cáo xin chư vị Tiền Hiền, có đào cái giếng lâu ngày thế gian, lâu nay chẳng có nước sài, lấp đi thì sợ để thời không an.
Hôm nay xin cáo rõ ràng, thủy long hà bá ở thời nơi đây, cáo cùng chư vị nơi này, cho con lấp giếng đổ đầy đất ban.
Không còn giếng lạ thế gian, ra vô đụng chạm hệ thời không yên, cáo xin thổ võ thánh hiền, lời cầu khấn nguyện độ trì bình yên.
Giếng xưa đào cũng lâu rồi, người trần không sử dụng nước thời không dâng, cho nên xin lấp cho xong, không còn giếng cũ ở trong đất này, tạ thần tạ thổ nơi đây, bình bông nhánh chuối mời thời đi cho.
A di đà Phật”.
(Bài cúng lấp giếng trích trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”)
Đọc xong bài văn khấn này, lấp lại rồi cúng tạ.
3. Lễ cúng tạ giếng:
3.1. Sắm lễ cúng tạ giếng:
Đối với nghi lễ cúng tạ giếng gia chủ phải chuẩn bị nhiều thứ hơn cúng động thổ khoan giếng. Lễ vật cần có là:
– Một ít gạo, muối
– Thuốc lá
– Trầu cau
– Xôi chè
– 5 chén rượu nhỏ
– 1 miếng thịt luộc
– Đôi đèn cầy
– Bình hoa tươi
– Nải chuối chín, 1 mâm trái cây và chuẩn bị thêm bánh kẹo ngọt
– 3 Đinh tiền lễ
3.2. Văn khấn cúng tạ giếng:
Bài cúng tạ đào giếng gia chủ có thể tham khảo như sau:
“Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát
Hôm nay ngày…. tháng…., đệ tử họ….. tên…., thôn…xã….huyện….tỉnh…. Giếng trần con đã đào xong, nước trong tắm mát cả nhà đều yên. Hôm nay cúng tạ chư thần, lãng vãng hà bá ở trong giếng này. Người trần mắt thịt ngu si, không biết cúng cấp, tấm lòng từ bi, cầu xin chư vị quý Ngài, độ cho con được nước trong hoài hoài. Cầu xin chư vị quý Ngài chứng giám giếng nước trong con đã tạ xong. Lễ mọn lòng thành cúng cấp chư vị thành tâm bái tạ.
A di đà Phật”