Khái niệm quản lý tài chính công ty cổ phần? Đặc điểm của tài chính công ty cổ phần? Chế độ quản lý tài chính của công ty cổ phần? Kỹ năng quản lý tài chính doanh nghiệp?
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp tiên tiến và là sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. Có thể nói công ty cổ phần là hình thức phát triển cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp, và tình hình tài chính của công ty cổ phần được xem là phong phú và phức tạp nhất. Một công ty phát triển và thành công trong kinh doanh bao giờ cũng phải đi kèm với tài chính vững mạnh và hiệu quả, bởi lẽ để hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần nhanh chóng nắm bắt được những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu và sử dụng vốn hợp lý đạt hiệu quả cao nhất. Và những điều thiết yếu đó chỉ có được trong chế độ quản lý tài chính của công ty. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc quy định về chế độ quản lý tài chính của công ty cổ phần.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Khái niệm quản lý tài chính công ty cổ phần
Công ty cổ phần được hiểu là một loại hình doanh nghiệp được pháp luật công nhận. Khái niệm tài chính và tài chính doanh nghiệp nói chung đã bao quát khái niệm tài chính công ty cổ phần, từ đó ta có thể hiểu tài chính công ty cổ phần là sự hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty cổ phần trong khuôn khổ pháp
Bên trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của công ty cổ phần chính là các quan hệ kinh tế. Các quan hệ kinh tế bao gồm: quan hệ tài chính giữa công ty cổ phần với Ngân sách nhà nước (thuế thu nhập doanh nghiệp); quan hệ tài chính giữa công ty cổ phần với các chủ thể khác trong việc góp vốn, vay vốn, cho vay vốn, tài trợ vốn…; và quan hệ tài chính trong nội bộ công ty cổ phần, như việc phân phối lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần, giữa công ty cổ phần với người lao động trong công ty… và các quan hệ có liên quan khác.
Trong kinh tế học, quản lý tài chính doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính công ty cổ phần nói riêng được hiểu là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động tài chính như: mua sắm, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp/ công ty cổ phần vào các hoạt động cần thiết.
Quản lý tài chính công ty cổ phần và tài chính kế toán là hai hoạt động gắn bó chặt chẽ với nhau, thể hiện trong việc quản lý các
2. Đặc điểm của tài chính công ty cổ phần
Tài chính công ty cổ phần mang đầy đủ những đặc điểm của tài chính doanh nghiệp, đồng thời tài chính công ty cổ phần cũng mang trong mình những đặc trưng riêng.
Công ty cổ phần vì có những nét riêng về đặc điểm của công ty nên vấn đề tài chính của công ty cổ phần cũng mang những nét đặc trưng tương tự. Nếu như nói ngắn gọn thì tài chính của công ty cổ phần bao gồm vốn và tài sản của công ty cổ phần (hay nói cách khác nhìn dưới góc độ tài chính là các quỹ tiền tệ được thể hiện dưới dạng vốn và tài sản khác), còn nhìn ở một góc độ khác thì tài chính của công ty cổ phần mang nhiều nét đặc trưng mà các doanh nghiệp khác không có, cụ thể:
– Vốn của công ty cổ phần thể hiện ở một dạng đặc biệt đó là cổ phần.
– Cách huy động vốn của công ty cổ phần linh động hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác như: chuyển nhượng cổ phần; phát hành cổ phiếu và trái phiếu.
Chính vì vậy, các quan hệ tài chính xoay quanh công ty cổ phần có nhiều quan hệ mà các loại hình doanh nghiệp khác không có như: chuyển nhượng cổ phần; mua bán cổ phiếu và mua trái phiếu. Đó chính là mối quan hệ giữa các cổ đông trong công ty cổ phần với nhau, giữa cổ đông công ty và người thứ ba, giữa công ty với người thứ ba.
3. Chế độ quản lý tài chính của công ty cổ phần
Như những phân tích ở trên, thì quy định về chế độ quản lý tài chính của công ty cổ phần cũng giống như cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp, bởi tài chính công ty cổ phần mang đầy đủ những đặc điểm của tài chính doanh nghiệp. Theo đó, chế độ quản lý tài chính của công ty cổ phần bao gồm:
– Quản lý tài sản cố định: là việc quản lý tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình của công ty. Trong đó, bao gồm hoạt động quản lý hiện vật, quản lý chất lượng, tính toán và hoạt động phân bổ khấu hao tài sản cố định, sửa chữa, nâng cấp và thanh lý tài sản cố định của công ty cổ phần.
– Quản lý tài sản lưu động và vốn lưu động: bao gồm việc nghiên cứu chuyển đổi của tài sản lưu động, cơ cấu và phân loại tài sản lưu động, quản lý hàng tồn kho, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng, thiết lập các chính sách giảm giá sản phẩm tồn kho, mô hình chu chuyển vốn lưu động, kỹ năng phân tích vòng quay vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
– Quản lý vốn bằng tiền: là việc quản lý hoạt động lập kế hoạch sử dụng tiền mặt, việc lập bản kế hoạch vay, trả nợ, tổ chức, quản lý và kiểm soát các quỹ tiền mặt tại hội sở chính và các chi nhánh, thực hiện tổ chức việc giao dịch với các ngân hàng trong và ngoài nước và thiết lập các chính sách an toàn tiền khi giao dịch thanh toán bao gồm cả giao dịch thanh toán điện tử.
– Quản lý tín dụng thương mại dịch vụ và quá trình tham gia vào thị trường tài chính: bao gồm việc quản lý các phương thức kinh doanh, thu tiền, sử dụng phần mềm tín dụng thương mại dịch vụ, quản lý chế độ vay nợ và thu nợ, vấn đề chi trả và mua bán dịch vụ thương mại, sử dụng và quản lý các tiện ích liên quan đến tài chính của công ty.
– Quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp: bao gồm việc quản lý các nguồn vốn tự có, nguồn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại của công ty, ngoài ra còn quản trị nguồn cổ phiếu và trái phiếu công ty, nguồn từ lợi nhuận so với vốn dùng để tái đầu tư.
– Quản lý việc ra quyết định đầu tư: là việc phân tích chi phí đầu tư như mô hình tính toán tiềm lực vốn hay khả năng đầu tư, đặc biệt là đầu tư sản xuất kinh doanh quy mô lớn. Trong đó, cần phải đặc biệt chú ý đến việc phân tích doanh lợi và việc phân tích sự rủi ro trong các hoạt động đầu tư của công ty.
– Quản lý rủi ro tài chính bán hàng: là việc nhận diện và xử lý các rủi ro tiềm tàng trong sản xuất, kinh doanh, nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với công ty.
Ngoài ra, phân tích tài chính cũng là công cụ hữu hiệu trong giải pháp quản trị tài chính của công ty. Việc phân tích giúp chủ sở hữu doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn thực trạng tài chính, những yếu tố tích cực và tiêu cực, thông qua tính toán và phân tích khoa học. Từ đó có thể nhận biết được nguyên nhân gây ra thiệt hại về tài chính của công ty và tìm ra các giải pháp phát huy điểm mạnh, hạn chế các điểm yếu, giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.
4. Kỹ năng quản lý tài chính doanh nghiệp
Quản lý tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm được chi phí đầu tư đồng thời đảm bảo luôn có sẵn nguồn vốn khi cần thiết. Quản lý tài chính là hoạt động liên quan đến việc phân bổ các quỹ cần thiết để bộ máy vận hành của doanh nghiệp hoạt động trơn tru. Doanh nghiệp có thể áp dụng một số nguyên tắc cũng như phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp sau:
– Luôn có quỹ dự phòng
Rất nhiều nhà quản lý tài chính doanh nghiệp không chú ý đến việc xây dựng quỹ dự phòng, dẫn tới việc khi gặp khủng hoảng về tài chính thì không có nguồn tài chính dự phòng. Đại dịch Covid-19 là một ví dụ điển hình cho thấy doanh nghiệp có thể gặp bất cứ khủng hoảng nào trong kinh doanh mà không thể dự đoán trước.
Quỹ dự phòng sẽ là một khoản tài chính vừa đủ để duy trì hoạt động doanh nghiệp trong thời kỳ gặp khó khăn hoặc để đầu tư vào các cơ hội tiềm năng giúp phát triển doanh nghiệp.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ trích một phần lợi nhuận để xây dựng quỹ dự phòng doanh nghiệp. Quỹ này sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động bình thường từ 3 đến 6 tháng khi gặp khó khăn.
– Lập
Một kế hoạch kinh doanh rõ ràng và chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp biết mình đang ở đâu trong điều kiện thị trường hiện tại và mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai là gì. Về mặt tài chính, lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn tài chính và các hoạt động kinh doanh cần thiết nhằm thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp. Đồng thời giúp cho người quản lý doanh nghiệp biết làm thế nào để có được nguồn vốn cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh.
Việc phân bổ tài chính hợp lý là điều cần thiết để doanh nghiệp đạt được thành công trong kinh doanh. Để làm được điều này, quan trọng là chủ sở hữu doanh nghiệp phải biết doanh nghiệp của mình đang đứng ở đâu trên thị trường, lợi tức đầu tư là bao nhiêu, lợi nhuận đạt được là bao nhiêu… khi đó chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ quản lý tài chính tốt hơn.
– Giảm nợ
Một nguyên tắc không kém phần quan trọng giúp quản lý tài chính trong doanh nghiệp được hiệu quả đó là ưu tiên giảm nợ. Nợ khó đòi có thể là áp lực và làm ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp không nên mang theo những khoản nợ khó đòi này từ năm này qua năm khác mà thay vào đó, doanh nghiệp cần xóa sổ chúng để đảm bảo tình hình tài chính bền vững và ổn định.
– Dự báo dòng tiền
Doanh nghiệp hãy duy trì dự báo dòng tiền chi tiết hàng ngày, theo từng mặt hàng, sản phẩm trên cơ sở luân phiên trong 6 tháng tới. Đồng thời doanh nghiệp cần xác định xem có khoản thâm hụt nào hay không và lập kế hoạch chi trả tất cả các khoản thâm hụt từ các quỹ khác hoặc bằng cách thu xếp vốn lưu động.
– Cập nhật báo cáo thường xuyên
Bên cạnh dự báo dòng tiền, nhà quản lý tài chính doanh nghiệp cũng cần thường xuyên cập nhật báo cáo để có thể nắm được các số liệu kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp. Mỗi tháng một lần, cần thực hiện đối chiếu các khoản thu, chi, vay, tiền gửi, tiền lãi…nếu có phát sinh sẽ được xử lý nhanh chóng.
– Xem xét giá trị của tiền tệ
Trước khi doanh nghiệp quyết định đầu tư một số tiền lớn thì bên cạnh việc tìm hiểu về lợi nhuận có thể mang lại, thì doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thêm về giá trị thời gian của tiền tệ (tăng giảm)… để phân bổ dòng tiền cho phù hợp.
– Thuê dịch vụ bên ngoài để cắt giảm chi phí
Để tối thiểu hóa chi phí hoạt động của doanh nghiệp, cũng có thể cân nhắc đến việc thuê dịch vụ bên ngoài để xử lý các khoản báo cáo, thuế…thay vì cần tới một bộ phận kế toán độc lập (tuy nhiên điều này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và ít nhân sự).
– Đầu tư vào công nghệ
Để giảm thiểu tối đa các rủi ro cho doanh nghiệp từ các thao tác nhập tay thủ công và hạn chế về phân quyền, truy cập sử dụng, việc đầu tư vào một giải pháp quản lý tài chính tổng thể là cần thiết với các doanh nghiệp hiện nay.