Vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục phá sản doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp muốn làm thủ tục phá sản thì chuẩn bị hồ sơ gì?
Vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục phá sản doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp muốn làm thủ tục phá sản thì chuẩn bị hồ sơ gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty TNHH A tính đến 1/6/2015 có các khoản nợ sau đây:
+ Nợ Ngân hàng A 1.2 tỷ ( có thế chấp bằng 1 căn nhà trị giá 2 tỷ đồng ), thời hạn thanh toán là tháng 3/2015.
+ Nợ Công ty cổ phần B 300 triệu (không có tài sản đảm bảo), thời hạn thánh toán là tháng 4/2015.
+ Nợ Doanh nghiệp tư nhân C 200 triệu (không có tài sản đảm bảo) , thời hạn thánh toán là tháng 5/2015
+ Nợ Ngân hàng B 1.5 tỷ ( thế chấp bằng quyền sử dụng 1 mảnh đất trị giá 2.5 tỷ), thời hạn thánh toán là tháng 5/2015
+ Nợ Công ty Cổ phần D 1 tỷ ( cầm cố bằng chiếc ô tô trị giá 300 triệu đồng), thời hạn thánh toán là tháng 8/2015
+Nợ Công ty TNHH E 1.9 tỷ đồng (không có tài sản bảo đảm), thời hạn thánh toán là tháng 7/2015
+ Nợ lương và các khoản trợ cấp cho người lao động là 800 triệu đồng
+ Nợ thuế 600 triệu đồng
1. Trong quá trình giải quyết, công ty TNHH A bị phát hiện đã thanh toán nợ cho Doanh nghiệp tư nhân C 300 triệu vào 1/2/2015. Tòa án đã ra tuyên bố giao dịch này là vô hiệu. Quyết định này có hợp lệ không? Vì sao?
2. Giả sử Hội nghị chủ nợ được triệu tập với sự tham gia của Công ty cổ phần B, DNTN C, Công ty cổ phần D và Công ty TNHH E. Tại đây, các chủ nợ đã bàn về phương án phục hồi kinh doanh. Trong đó chỉ có Công ty TNHH E là đồng ý phương án phục hồi. Vậy hội nghị chủ nợ có hợp lệ không? Nghị quyết về phương án phục hồi được thông qua chưa?
3. Giữa năm 2016 Tòa tuyên bố phá sản Công ty A. Hãy thanh lý tài sản của công ty theo quy định của pháp luật.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Trong quá trình giải quyết, Công ty A bị phát hiện đã thanh toán nợ cho doanh nghiệp tư nhân C 300 triệu vào 1/2/2015. Tòa án đã ra tuyên bố giao dịch này là vô hiệu. Quyết định này có hợp lệ không? Vì sao?
Nếu một trong các chủ nợ phát hiện Công ty TNHH A trả nợ cho Doanh nghiệp tư nhân C mà không trả nợ cho mình, đồng thời chủ nợ đó có đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện thì Tòa án sẽ xem xét toàn bộ quá trình vay nợ, có thể tuyên giao dịch giữa Công ty TNHH A và Doanh nghiệp tư nhân C vô hiệu bởi đây là khoản vay không có tài sản bảo đảm, có nhiều khoản vay có tài sản bảo đảm thì phải ưu tiên thanh toán cho khoản vay có tài sản bảo đảm theo quy định Nghị định 163/2006/ NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 11/2012/NĐ-CP.
2. Giả sử Hội nghị chủ nợ được triệu tập với sự tham gia của Công ty cổ phần B, DNTN C, Công ty cổ phần D và Công ty TNHH E. Tại đây, các chủ nợ đã bàn về phương án phục hồi kinh doanh. Trong đó chỉ có Công ty TNHH E là đồng ý phương án phục hồi. Vậy hội nghị chủ nợ có hợp lệ không? Nghị quyết về phương án phục hồi được thông qua chưa?
Căn cứ Điều 77. Luật phá sản 2014: Quyền tham gia Hội nghị chủ nợ
“Những người sau đây có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ:
1. Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
2. Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền; trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
3. Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm.”
Điều 79 Luật phá sản 2014: Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ
“1. Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.
Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.”
Theo quy định khoản 1 Điều 79 Luật phá sản 2014: có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.
Tổng nợ Công ty TNHH A là 7,5 tỷ. Trong đó có 2,4 tỷ nợ không có tài sản bảo đảm; 3,7 tỷ nợ có tài sản bảo đảm. Có 4 chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ trong đó tổng số nợ không có tài sản bảo đảm là 2,4 tỷ. Như vậy Hội nghị chủ nợ diễn ra hợp pháp.
Căn cứ Điều 90 Luật phá sản 2014: Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã
“1. Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm.
Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến cụ thể về việc thông qua hoặc không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.” như vậy nếu tại Hội nghị chủ nợ chỉ có công ty TNHH Hùng Cường là đồng ý phương án phục hồi thì Hội nghị chủ nợ vẫn được thông qua, Nghị quyết Hội nghị chủ nợ hợp pháp.
3. Giữa năm 2016 Tòa tuyên bố phá sản cty TNHH A. Hãy thanh lý tài sản của công ty theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 54 Luật phá sản 2014: Thứ tự phân chia tài sản
“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”
Nếu Tòa án tuyên bố Công ty TNHH A phá sản thì thứ tự ưu tiên thanh toán nợ như sau:
– Chi phí phá sản
– Nợ lương, trợ cấp cho người lao động là 800 triệu.
– Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Tiền nợ thuế 600 triệu.
– Thanh lý tài sản đối với các khoản nợ có tài sản bảo đảm.
– Thanh toán cho các chủ nợ không có tài sản bảo đảm.
– Thanh toán cho các chủ nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thay đổi trình tự thủ tục phá sản theo Luật phá sản năm 2014
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại