HIện nay, nhiều cơ sở kinh doanh hoạt động không đủ điều kiện hoặc trái quy định, vì vậy mà cơ quan có thẩm quyền thường xuyên phải thực hiện việc khám xét các tổ chức này. Vậy khám xét là gì? Quy định về khám xét chỗ ở của công dân như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khám xét là gì?
Khi tiếp cận đề tài về chiến thuật khám xét chỗ ở, nhận thấy rằng để tìm hiểu rõ và có cái nhìn toàn diện vấn đề đề cập trên, trước tiên cần hiểu thế nào là khám xét? Bản chất của khám xét là gì? Chỗ ở là những nơi như thế nào theo cách tiếp cận của khoa học điều tra hình sự? .v.v.
Khám xét là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tìm tòi, lục soát cưỡng chế người, chỗ ở, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện xác chết hay người đang bị tuy nã, người bị bắt cóc.
Từ cách tiếp cận trên về hoạt động khám xét có thể hiểu bản chất của khám xét chính là sự tìm tòi, lục soát cưỡng chế của cơ quan điều tra trên những đối tượng do luật tố tụng hình sự quy định. Căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
“1. Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.2. Khi cần phải thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm…”
Tiếp đến là khái niệm chỗ ở theo cách tiếp cận của khoa học điều tra hình sự để tiến hành hoạt động khám xét đó là chỗ ở là nơi một người hay một hộ sử dụng làm nơi cư trú như nhà riêng, căn hộ Nhà nước, tập thể cho thuê để ở; buồng trọ, phòng trọ của của khách sạn đã được tư nhân thuê để ở; các phương tiện giao thông như tàu , thuyền… của cá nhân hoặc do cá nhân thuê để ở, được giao để ở. Chỗ ở còn bao gồm cả những vùng phụ cận như vườn, đất đai, các công trình vệ sinh.
2. Mục đích của khám xét:
– Phát hiện, thu thập những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với công tác điều tra
– Phát hiện, thu giữ những đồ vật, tài sản phục vụ cho việc bồi thường thiệt hại hoặc những đồ vật , tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành
– Phát hiện bọn tội phạm đang có lệnh truy nã, xác chết hoặc người bị bắt cóc
3. Trình tự, thủ tục khám xét:
Về điều kiện khám xét:
Về điều kiện khám xét: Khi tiến hành khám xét cần dựa trên những điều kiện cơ bản nhất định
– Thứ nhất: Khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật tài sản có liên quan đến vụ án, người đang có lệnh truy nã.
–Thứ hai: Nhận thấy rằng nếu không tiến hành khám xét ngay thì công cụ phương tiện, đồ vật, tài sản, tài liệu lien quan đến vụ án….có thể bị tẩu tán tiêu hủy.
– Thứ ba: Những đồ vật công cụ, phương tiện đang ở trong người nào đó, ở chỗ ở và địa điểm của người nào đó có thể gây nên nguy hại cho những người xung quanh hoặc bọn tội phạm có thể sử dụng để gây án tiếp tục.
Về căn cứ khám xét:
Căn cứ khám xét được quy trong Bộ luật Tố tụng hình sự Điều 140 Bộ luật hình sự là cơ sở pháp lý để các lực lượng tiến hành khám xét vận dụng trong thực tiễn hoạt động điều tra.
Căn cứ để tiến hành theo quy định tại Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự có thể hiểu là: Những tài liệu chứng cứ thu thập được từ những biện pháp điều tra để nhận định trong người, chỗ ở, địa điểm của mỗi người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Đồng thời cũng không được coi nhẹ những nguồn tài liệu như: Tin báo của công dân, của đại diện các cơ quan tổ chức xã hội; kết quả tiến hành những biện pháp trinh sát. Những tài liệu này được đối chiếu so sánh với những tài liệu chứng cứ khác của vụ án và sau khi được kiểm tra thận trọng chính xác có thể sử dụng làm căn cứ khám xét.
Xác định căn cứ khám xét là một công việc không đơn giản bởi vì những tài liệu về đối tượng cần khám xét là những đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án cần tìm thường ít ỏi trong khi đó yêu cầu của hoạt động điều tra đòi hỏi phải tiến hành khi khám xét thật khẩn trương, đề phòng bọn tội phạm tẩu tán, tiêu hủy những tài liệu, chứng cứ của vụ án, cho nên trước khi ra lệnh khám xét chúng ta phải thận trọng xem xét căn cứ, nếu chưa đủ căn cứ ra lệnh khám xét thì cần phải thu thập những tài liệu bổ sung những đồ vật tài liệu có liên quan đến vụ án cần tìm khi thấy đã đủ cơ sở để khám xét thì ra lệnh và tiến hành khám xét ngay để phát hiện thu thập những tài liệu chứng cứ có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra.
Từ những phân tích trên, nhận thấy rằng khi tiến hành khám xét cần dựa trên những căn cứ theo quy định, có cơ sở, đảm bảo những căn cứ đó là khách quan, đồng thời phải có sự kiểm tra những căn cứ đó trước khi dựa trên căn cứ đó tiến hành hoạt động khám xét
Về thẩm quyền khám xét:
Để tránh việc khám xét tràn lan, xâm phạm đến quyền dân chủ của công dân, nhưng đồng thời cũng để đảm bảo phát hiện kịp thời mọi tội phạm cho nên khi có căn cứ khám xét thì cần thiết phải tiến hành khám xét ngay. Luật quy định về thẩm quyền ra lệnh khám xét cũng rất chặt chẽ, cụ thể, ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau (Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự)
Thủ tục: Thủ tục khám người được quy định tại Điều 142 và thủ tục khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
Khi bắt đầu khám, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó, giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Khi khám chỗ ở, địa điểm có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường hoặc thị trấn và người láng giềng chứng kiến, trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và 2 người láng giềng chứng kiến.Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.Khi tiến hành khám chỗ ở, địa điểm, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.
Như vậy, Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định rõ về thẩm quyền cũng như thủ tục khi tiến hành khám xét, khi tiến hành hoạt động khám xét cơ quan điều tra cần chấp hành nghiêm chỉnh, đúng quy định để đảm bảo không xâm phạm quyền dân chủ của công dân cũng như góp phần hiệu quả cho hoạt động khám xét nói riêng và hoạt động điều tra nói chung.
4. Cơ quan công an đến kiểm tra nhà nghỉ có cần xin lệnh khám xét không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư tôi muốn hỏi khi cơ quan công an đến kiểm tra nhà nghỉ có cần xin lệnh khám xét không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thông tư 42/2017/TT-BCA , sửa đổi khoản 4 Điều 1 Thông tư 03/2024/TT-BCA quy định về kiểm tra việc chấp hành quy định, điều kiện an ninh, trật tự:
1. Kiểm tra định kỳ
Cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP thực hiện kiểm tra định kỳ cơ sở kinh doanh không quá một lần trong một năm, cụ thể như sau:
a) Thủ trưởng cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quyết định thành lập đoàn hoặc tổ kiểm tra (sau đây gọi chung là đoàn kiểm tra);
b) Lập kế hoạch kiểm tra
Phòng Hướng dẫn, quản lý các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và con dấu thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Đội có chức năng đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và con dấu thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh; Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp huyện; Công an cấp xã có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra định kỳ đối với cơ sở kinh doanh thuộc phạm vi quản lý, trình lãnh đạo có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phê duyệt;
c) Nội dung kế hoạch kiểm tra định kỳ phải ghi rõ lý do, căn cứ tiến hành kiểm tra; mục đích, yêu cầu kiểm tra; đối tượng kiểm tra; nội dung kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra; thời gian tiến hành kiểm tra;
d) Thực hiện kiểm tra
Cơ quan Công an có thẩm quyền phải có văn bản thông báo cho cơ sở kinh doanh về thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra trước khi thực hiện kiểm tra 05 ngày làm việc;
Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho thành viên đoàn kiểm tra theo kế hoạch;
Thành viên đoàn kiểm tra phải nghiên cứu, nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch kiểm tra; chủ động thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn kiểm tra;
Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP và kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt;
Việc kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra theo mẫu ĐK5a ban hành kèm theo Thông tư này, có chữ ký của người lập biên bản, đại diện đoàn kiểm tra và người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự hoặc người đại diện của cơ sở kinh doanh. Biên bản kiểm tra phải lập ít nhất 02 bản và giao cho cơ sở kinh doanh 01 bản.
Trường hợp phát hiện cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thì ngoài việc lập biên bản kiểm tra còn phải lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện cơ sở kinh doanh không đáp ứng một trong các điều kiện về an ninh, trật tự thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan tới các lĩnh vực khác nếu không thuộc thẩm quyền xử lý thì trưởng đoàn kiểm tra phải kịp thời báo cáo lãnh đạo quản lý trực tiếp để xin ý kiến chỉ đạo; không được tự ý giải quyết công việc không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
đ) Kết thúc kiểm tra
Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo đã phê duyệt kế hoạch kiểm tra về kết quả kiểm tra;
Lãnh đạo có trách nhiệm phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc việc khắc phục hạn chế, thiếu sót hoặc xử lý vi phạm của cơ sở kinh doanh (nếu có).
2. Kiểm tra đột xuất
Thủ trưởng các cơ quan Công an quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ban hành quyết định việc kiểm tra đột xuất đối với cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:
a) Trường hợp thành lập đoàn kiểm tra thì trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm đề xuất biện pháp, nội dung thực hiện công tác kiểm tra và báo cáo lãnh đạo phê duyệt và quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
b) Trường hợp vì lý do cấp thiết không thành lập đoàn kiểm tra mà lãnh đạo chỉ phân công cán bộ thực hiện thì cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra phải chịu trách nhiệm về việc kiểm tra;
c) Đối với đoàn kiểm tra hoặc cán bộ kiểm tra thuộc các lực lượng nghiệp vụ khác không trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh thì cán bộ phụ trách đoàn kiểm tra phải xuất trình Giấy chứng minh Công an nhân dân; Giấy giới thiệu của lãnh đạo có thẩm quyền cho người đại diện của cơ sở kinh doanh;
d) Nội dung kiểm tra, lập biên bản kiểm tra, kết thúc kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy theo quy định nêu trên cơ quan công an có quyền kiểm tra trong các trường hợp:
Trường hợp 1: Cơ quan công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh mới được phép kiểm tra định kỳ vào quý 4 của năm không cần giấy khám xét, tuy nhiên cần lập biên bản sau khi kiểm tra.
Trường hợp 2: Các đơn vị nghiệp vụ thuộc các cấp Công an chỉ được tiến hành kiểm tra cơ sở trên địa bàn khi có dấu hiệu vi phạm hoặc phức tạp về an ninh, trật tự, nhưng sau khi kiểm tra phải có văn bản thông báo kết quả và hình thức xử lý cho đơn vị Công an đã cấp Giấy chứng nhận.
Trường hợp 3: Công an các Cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự cần phải tiến hành kiểm tra đột xuất thì phải được thủ trưởng đơn vị phê duyệt hoặc có chỉ đạo của Công an cấp trên.
Trường hợp 4: Cơ quan Công an cấp trên có thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành các quy định, điều kiện về an ninh, trật tự của các cơ sở kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Công an cấp dưới.
5. Thủ tục khám xét người theo thủ tục hành chính:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Giả sử trong quá trình lấy lời khai của một vụ kiện dân sự về việc xâm phạm thông tin cá nhân tuy nhiên bên kiện không có căn cứ chứng minh em làm điều đó để ám chỉ họ, trong quá trình điều tra em có sử dụng điện thoại di động ghi âm lại quá trình công an xã lấy lời khai đối với em. Tuy nhiên, công an xã bắt buộc em phải xóa đoạn ghi âm đó và nói rằng em không có quyền ghi âm, đồng thời cho gọi một nhân viên làm việc ở ủy ban xã khám xét người em. Vậy luật sư cho em hỏi trong trường hợp này em có quyền ghi âm không? Và trưởng công an xã có quyền khám xét người em không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Trong các vụ án dân sự hiện nay, ghi âm là một trong các phương tiện được công nhận là bằng chứng nếu đảm bảo điều kiện đó là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Còn khi làm việc với cơ quan công an trong vụ án hình sự hoặc hành chính thì chỉ có quy định vấn đề ghi âm trong khi hỏi cung bị can hoặc trong thủ tục hành chính nhằm đảm bảo tính chất khách quan mà không có bất kỳ hành vi cấm việc ghi âm của công dân. Việc ghi âm nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, nếu bạn ghi âm dấu thì cơ quan công an có thể xét việc ghi âm đó có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh, chính trị quốc gia. Do vậy, cơ quan công an hoàn toàn có quyền tạm tịch thu và xem xét phương tiện ghi âm của bạn để xử lý.
Với thông tin bạn đưa ra, cơ quan công an lấy lời khai có thể hành vi của bạn vi phạm hành chính (ngoài vấn đề về mặt dân sự) (còn về mặt hình sự thì khó xảy ra vì nếu có dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì công an xã phải chuyển hồ sơ vụ án lên cơ quan công an cấp huyện để lấy lời khai).
Đối với việc khám xét người theo thủ tục hành chính thì căn cứ Điều 127 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của
Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám người.
3. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 127 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
4. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
5. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám 01 bản.
Thẩm quyền khám xét người theo khoản 1 Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
b) Trưởng Công an cấp huyện;
c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
d) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Trong trường hợp này công an xã cho người khác thực hiện khám xét người. Bạn phải xem xét người khác có thuộc một trong các trường hợp nêu trên hay không và cơ quan công an có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính hoặc đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì người mà công an xã cho khám xét người có thể thực hiện khám xét người.
Việc khám xét người phải được thực hiện đúng thủ tục trên.
6. Trình tự, thủ tục khám xét nhà ở của công dân:
Tóm tắt câu hỏi:
Khi vào khám nhà của nghi can về tội ma tuý thì điều kiện cần và đủ của lực lượng điều tra là gì ạ. Về giấy tờ về nhân sự phải như thế nào ạ. Xin chân thành cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 192 của
“Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử
1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.”
Việc khám chỗ ở phải tuân thủ quy định tại Điều 193, Điều 194 và Điều 195 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về thẩm quyền ra lệnh khám xét và thủ tục khám xét, cụ thể như sau:
Về thẩm quyền ra lệnh khám xét
Các chủ thể sau đây có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp:
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;
– Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
– Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Ngoài ra, trong trường hợp không thể trì hoãn, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Về thủ tục khám xét chỗ ở
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 193 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định tại các điều 192, 193 và 194 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo đó, khi bắt đầu khám chỗ ở, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.
– Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.
– Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
– Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.