Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn pháp luật đất đai
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật thuế
  • Hỏi đáp pháp luật
    • Hỏi đáp pháp luật dân sự
    • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
    • Hỏi đáp pháp luật giao thông
    • Hỏi đáp pháp luật lao động
    • Hỏi đáp pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Hỏi đáp pháp luật thuế
    • Hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp
    • Hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Hỏi đáp pháp luật đất đai
    • Hỏi đáp pháp luật hình sự
    • Hỏi đáp pháp luật hành chính
    • Hỏi đáp pháp luật thừa kế
    • Hỏi đáp pháp luật thương mại
    • Hỏi đáp pháp luật đầu tư
    • Hỏi đáp pháp luật xây dựng
    • Hỏi đáp pháp luật đấu thầu
  • Yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Biểu mẫu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ Luật sư
    • Dịch vụ nổi bật
    • Chuyên gia tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật hình sự

Công an được khám xét chỗ ở khi nào? Thủ tục khám xét chỗ ở?

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tư vấn pháp luật hình sự » Công an được khám xét chỗ ở khi nào? Thủ tục khám xét chỗ ở?
  • 01/12/2020
  • bởi Luật gia Phan Thị Hồng
  • Luật gia Phan Thị Hồng
    01/12/2020
    Tư vấn pháp luật hình sự
    0

    Công an được khám xét chỗ ở khi nào? Thủ tục khám xét chỗ ở? Khám xét chỗ ở có bắt buộc phải có lệnh? Lệnh khám xét được thực hiện trong khung giờ nào?

    Mục lục

    • 1 1. Thẩm quyền khám xét chỗ ở của công an
      • 1.1 1.1 Các trường hợp công an được khám xét chỗ ở 
      • 1.2 1.2 Thẩm quyền ra lệnh  khám xét chỗ ở của công an
    • 2 2. Trình tự thủ tục khám xét chỗ ở của công an

    Một trong những quyền cơ bản của công dân là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu thì không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác trừ trường hợp được quyền khám xét chỗ ở theo luật định.Kể cả việc khám xét chỗ ở do luật định.Tại Điều 12 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng có quy định: “Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân.

    Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự”. Tuy nhiên, tình trạng tội phạm ngày càng gia tăng ,diễn biến phức tạp nên hoạt động điều tra của lực lượng cảnh sát điều tra khám phá vụ án gặp nhiều khó khăn và phải sử dụng nhiều biện pháp tác nghiệp, trong đó có việc khám xét chỗ ở. Sau đây Luật Dương Gia  xin đưa ra các thủ tục, trình tự khi thực hiện hoạt động khám xét nhà ở

    1. Thẩm quyền khám xét chỗ ở của công an

    1.1 Các trường hợp công an được khám xét chỗ ở 

     Theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc khám xét chỗ ở chỉ được thực hiện trong trường hợp:

    “Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

    1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

    Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

    2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử”

    Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

    Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.

    Từ những phân tích trên, nhận thấy rằng khi tiến hành khám xét cần dựa trên những căn cứ theo quy định, có cơ sở, đảm bảo những căn cứ đó là khách quan, đồng thời phải có sự kiểm tra những căn cứ đó trước khi dựa trên căn cứ đó tiến hành hoạt động khám xét

    1.2 Thẩm quyền ra lệnh  khám xét chỗ ở của công an

    Căn cứ theo quy định của Điều 193 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở như sau:

    “Điều 193. Thẩm quyền ra lệnh khám xét

    1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.

    Xem thêm: Trình tự khám xét chỗ ở

    2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.

    3. Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.

    4. Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án”

    Để hạn chế được việc khám xét tràn lan, thiếu căn cứ, xâm phạm đến quyền tự do dân chủ của công dân, nhưng cũng nhằm bảo đảm việc phát hiện kịp thời mọi tội phạm, theo Điều 193 quy định thì những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp:

    + Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

    + Chánh án, Phó chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

    + Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó chánh toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao;

    + Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp có quyền ra lệnh khám xét, nhưng lệnh này phải được Viện trưởng hoặc Phó viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.

    Xem thêm: Phá cửa nhà để khám xét có được không?

    – Trong những trường hợp không thể trì hoãn, căn cứ vào điều luật này và khoản 2 Điều 110 thì những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét:

    + Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp;

    + Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;

    + Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

    Trường hợp không thể trì hoãn là trường hợp cần phải ngăn chặn ngay việc tiêu huỷ nguồn chứng cứ. Cho nên những người nói trên có quyền ra lệnh khám xét mà không cần có sự phê chuẩn trước của Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh phải báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát điều tra.Việc tiến hành khám xét chỗ ở, địa điểm, khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm do các cơ quan khác trong Lực lượng An ninh nhân dân và Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

    2. Trình tự thủ tục khám xét chỗ ở của công an

    Căn cứ vào điều 195 Bộ luật hình sự 2014 quy định về các vấn đề khám xét chỗ ở như sau:

    Điều 195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện

    1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

    Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

    2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

    Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.

    3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.

    4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến.

    Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia.

    5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.

    Trình tự, thủ tục khám xét được thực hiện theo quy định tại Điều 195 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo đó, khi bắt đầu khám chỗ ở, người khám xét phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.

    – Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.

    – Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp, không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

    – Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.

    Như vậy, khi có đủ các căn cứ theo quy định vừa trích dẫn ở trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung và cơ quan công an nói riêng được phép khám xét chỗ ở của công dân mà không cần phải được sự đồng ý hay hợp tác của công dân đó. Việc khám xét phải tuân theo quy định của luật tố tụng hình sự  hiện hành; thẩm quyền ra lệnh khám xét quy tại Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

    Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.

    Lưu ý:

    – Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.

    – Không được khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Phan Thị Hồng

    Chức vụ: Chuyên viên tư vấn

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Lao động, Hôn Nhân&Gia đình, Bảo hiểm xã hội

    Trình độ đào tạo: Đại học

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 3 năm

    Tổng số bài viết: 316 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5.0
    01

    Tags:

    Trình tự khám xét chỗ ở

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Các tin cùng chuyên mục
    Bị quấy rối bằng điện thoại phải làm sao? Tội quấy rối làm phiền người khác?
    Quy định của pháp luật về tiền án, tiền sự mới nhất năm 2021
    Mất liên lạc bao lâu thì là mất tích? Mất tích bao lâu thì được báo công an?
    Ép người yêu phá thai, ép vợ bỏ con có vi phạm pháp luật không?
    Con cái hư hỏng, bố mẹ có quyền quyết định đưa con vào trại giáo dưỡng?
    Tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015
    Quy định về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
    Đánh bạc nhiều lần bị phạt thế nào? Xử lý tái phạm tội đánh bạc?
    Các tin mới nhất
    Viên chức là gì?
    Gậy tự vệ là gì? Có được sử dụng gậy 3 khúc để tự vệ không?
    Quy định về chấp hành quy phạm pháp luật hành chính
    Quy phạm hành chính là gì? Quy định về áp dụng quy phạm pháp luật hành chính?
    Người khuyết tật? Như thế nào được gọi là người khuyết tật?
    Giao dịch không tiền mặt là gì? Quy định các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt?
    Lực lượng sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay
    Xã hội hoá giáo dục là gì? Nhà trường thu tiền xã hội hóa giáo dục có đúng không?
    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Công an được khám xét chỗ ở khi nào? Thủ tục khám xét chỗ ở?
    01/12/2020
    Trình tự khám xét chỗ ở
    16/02/2018
    Phá cửa nhà để khám xét có được không?
    16/02/2018