Quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm hại trong trường hợp các bên không xác lập hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Là một trong những chế định quan trọng của “Bộ luật dân sự 2015” nhằm bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm hại trong trường hợp các bên không xác lập hợp đồng. Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin đưa ra một số vấn đề pháp lý có liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1.1. Phải có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần
– Thiệt hại về vật chất bao gồm:
+Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 “Bộ luật dân sự 2015”
+Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 609 “Bộ luật dân sự 2015”
+Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại Điều 610 “Bộ luật dân sự 2015”
– Thiệt hại về tinh thần bao gồm:
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 611 “Bộ luật dân sự 2015”.
+Do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích, gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do hiểu lầm…và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
1.2. Phải có hành vi trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.
1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại
– Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
– Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, trường hợp pháp luật có quy định về việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản pháp luật đó.
2. Xác định thiệt hại
2.1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Được xác định là những thiệt hại do việc mất mát, hư hỏng tài sản hoặc những chi phí cho sự sửa chữa, thay thế tài sản hoặc ngăn chặn sự xâm phạm tài sản… Việc xác định thiệt hại trong trường hợp này thường dễ dàng hơn vì thiệt hại về tài sản luôn được định giá cụ thể bằng số liệu cụ thể.
2.2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Được xác định là chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại,…Khi xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, tòa phải dựa vào các chứng cứ do đương sự cung cấp (chẳng hạn như hóa đơn tiền viện phí) để quyết định mức bồi thường cho phù hợp.
2.3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
Bao gồm các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.
2.4. Thiệt hại do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm
Bao gồm chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Tuy từng trường hợp, ngoài việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai,
>>> Luật sư
3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. Quy định này không những xác định thời điểm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên mà còn giúp các bên đảm bảo được quyền lợi chính đáng của mình trong thời hiệu khởi kiện, đồng thời cũng giúp cho việc quản lý những vụ việc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thuận lợi, dễ dàng hơn.