Vấn đề bảo vệ quyền nhân thân trong "Bộ luật dân sự 2015". Bảo vệ khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
“Quyền nhân thân” là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi cá nhân riêng lẻ, gắn liền với đời sống của mỗi người và liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Trong pháp luật Việt Nam, các quyền nhân thân được quy định cụ thể trong “
Trong “
“Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” (Ðiều 24).
Ngoài điều luật mang tính khái quát về quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân, Bộ luật đã quy định các quyền nhân thân cụ thể, bao gồm: quyền đối với họ, tên; quyền thay đổi họ, tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh; quyền được khai tử; quyền của cá nhân đối với hình ảnh; quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết; quyền nhận bộ phận cơ thể của người; quyền xác định lại giới tính; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền kết hôn; quyền bình đẳng của vợ, chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; quyền đối với quốc tịch; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh và quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo.
Tại mục 2 Quyền nhân thân trong “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định gồm 27 Điều (từ Điều 24 đến Điều 51), trong đó Điều 24 giải thích về khái niệm quyền nhân thân và Điều 26 đến Điều 51 là những quy định cụ thể về quyền nhân thân của cá nhân và Điều 25 quy định về các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân:
“Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
1. Tự mình cải chính;
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.”
Đây là những biện pháp bảo vệ quyền nhân thân mang tính đặc trưng của pháp luật dân sự. Những biện pháp này được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau và theo trình tự từ thấp đến cao tùy theo mức độ của hành vi vi phạm, những biện pháp này cũng phù hợp với nội dung của bộ luật dân sự trong việc xử lý vi phạm quyền nhân thân, phù hợp với đặc thù của quan hệ pháp luật dân sự là tôn trọng ý kiến, sự thỏa thuận của các bên, pháp luật dân sự chỉ can thiệp khi có sự sai phạm của các bên hay có những hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Hiện nay, trong thời điểm mà Bộ luật dân sự năm 2005 vẫn còn đang có nhiều vướng mắc về việc quy định các quyền nhân thân của cá nhân thì việc đảm bảo quyền nhân thân không bị xâm hại đang là vấn đề hết sức khó khăn. Đã quy định các quyền nhân thân thì phải có cơ chế, biện pháp để bảo đảm chúng có thể thực hiện và bảo vệ những quyền nhân thân không bị các chủ thể khác xâm hại. Tuy nhiên việc bảo vệ quyền nhân thân cũng không thể thực hiện một cách tùy tiện, như vậy sẽ rất dễ xảy ra tình trạng xử lý không đúng với những tình huống thực tế vì vậy pháp luật dân sự đã quy định rõ các phương thức bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm. Điều 25 “Bộ luật dân sự năm 2015” đã quy định các biện pháp để bảo vệ quyền nhân thân và căn cứ vào đó nếu có hành vi vi phạm trên thực tế các cơ quan có thẩm quyền sẽ có thể giải quyết, xử lý.
Khoản 1 Điều 25 quy định quyền nhân thân của cá nhân bị xâm hại thì cá nhân đó được tự mình cải chính. Tự mình cải chính thực chất là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm được áp dụng trong trường hợp người có hành vi trái pháp luật đưa ra những tin tức không đúng xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Đây là biện pháp cho phép người có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời bảo vệ quyền nhân thân của mình, hạn chế được hậu quả thiệt hại cả về vật chất và tinh thần do những tin tức không đúng ra gây ra. Tuy nhiên, để người có quyền nhân thân bị xâm phạm tự mình cải chính thì đòi hỏi pháp luật phải có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục để thực hiện nếu không dẫn dễ sẽ dẫn tới một số tình trạng như người tự cải chính lại tiếp tục xâm phạm tới quyền nhân thân của cá nhân khác hay thông tin cải chính sai lệch…trên thực tế thì biện pháp tự cải chính thì thường rất ít người tin tưởng nên việc thực hiện nó đôi khi không mang lại hiệu quả hoặc hiểu quả rất ít.
Khoản 2 Điều 25 quy định quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp để phục hồi xin lỗi, cải chính công khai. Yêu cầu người có vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân bị xâm phạm. So với biện pháp tự cải chính thì biện pháp này được áp dụng trong một phạm vi rộng hơn. Nhưng việc áp dụng biện pháp này thông thường chỉ có hiệu quả trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân sớm nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ. Nếu người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân không nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm phải áp dụng biện pháp bảo vệ khác mới bảo vệ được quyền nhân thân của mình.
Khoản 3 Điều 25 quy định quyền yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân được thực hiện khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho họ. Nếu có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm có quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật bồi thường thiệt hại. Nếu người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không chịu bồi thường thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu
Nhìn chung những biện pháp được quy định trong Điều 25 “Bộ luật dân sự năm 2015” đã có hiệu quả khá tích cực trong việc bảo vệ quyền nhân thân của mỗi cá nhân. Tuy nhiên cũng có những quy định chưa cụ thể rõ ràng, dễ gây vướng mắc trong việc bảo vệ quyền nhân thân. Như tại khoản 2, khoản 3 Điều 25 quy định khi quyền nhân thân bị xâm hại, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ thông qua việc buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Nhưng lại không quy định rõ cơ quan tổ chức ở đây là những cơ quan tổ chức nào. Bên cạnh đó còn tồn tại vấn đề trong các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định về việc bảo vệ quyền nhân thân của người có quyền nhân thân bị xâm phạm trong trường hợp họ đã chết. Tuy họ đã chết nhưng việc bảo vệ quyền nhân thân vẫn phải đặt ra vì trong nhiều trường hợp xâm phạm đến quyền nhân thân của họ cũng có những ảnh hưởng xấu nhất định tới người thân và những người liên quan đến họ.
Có thể thấy thực tế còn đang đặt ra rất nhiều những bất cập trong việc quy định việc bảo vệ quyền nhân thân trong “Bộ luật dân sự năm 2015” không chỉ ở những vụ việc lớn như tình trạng oan sai mà kể cả những vấn đề như xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm cũng cần phải được quan tâm và có những biện pháp bảo vệ. Đặc biệt hiện nay tình trạng xâm phạm quyền nhân thân đối với quyền hình ảnh của cá nhân đang diễn ra một cách phổ biến và cơ quan nhà nước thường gặp lúng túng trong việc xác định đâu là vi phạm, đâu là hợp pháp nên việc bảo vệ cũng diễn ra một cách chậm chạp, chưa kịp thời và thỏa đáng. Do vậy, cần thiết phải có những sửa đổi, bổ sung phù hợp để có thể hoàn thiện nội dung về bảo vệ quyền nhân thân của con người, đảm bảo công bằng và dân chủ.
>>> Luật sư
Bộ luật dân sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 đã có những sửa đổi căn bản về những biện pháp bảo vệ quyền nhân thân. Quy định về các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân không còn quy định tại một điều luật mà nó quy định cụ thể tại từng quyền nhân thân của cá nhân quy định từ Điều 26 đến Điều 39. Ví dụ:
Khoản 3 Điều 32 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh:
“3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu
Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”
Khoản 2 Điều 33 quy định về quyền sống, quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể:
“2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.”
Và khoản 5 Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín:
“5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.“
Như vậy, sự thay đổi về quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 theo hướng cụ thể và chi tiết hơn, áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể mà có những biện pháp riêng để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân. Tuy nhiên, tính hiệu quả đến đâu thì sẽ do thực tiễn đánh giá, khi mà Bộ luật dân sự năm 2015 chính thức có hiệu lực và được áp dụng trên thực tế.