Hiện nay, vận chuyển hàng hoá trên đường là một hoạt động vô cùng quan trọng trong việc lưu thông, di chuyển hàng hoá theo nhu cầu của người sử dụng dịch vụ. Vậy khi người vận chuyển cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá trên đường thì phải mang theo giấy tờ gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là vận chuyển hàng hoá?
- 2 2. Các phương thức vận chuyển hàng hoá hiện nay:
- 3 3. Vận chuyển hàng hóa trên đường phải mang theo giấy tờ gì?
- 3.1 3.1. Giấy tờ của người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá trên đường:
- 3.2 3.2. Giấy tờ của phương tiện vận chuyển hàng hoá:
- 3.3 3.3. Giấy tờ vận tải cần có khi vận chuyển hàng hoá trên đường:
- 3.4 3.4. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá khi vận chuyển hàng hoá trên đường:
- 3.5 3.5. Giấy đi đường/ giấy thông hành là một loại giấy tờ mà người vận chuyển cần mang theo khi vận chuyển hàng hoá trên đường:
1. Thế nào là vận chuyển hàng hoá?
Vận chuyển hàng hoá là hoạt động diễn ra thường xuyên, là việc giao nhận hàng hoá, di chuyển hàng hoá từ nơi này đến nơi khác. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của nền công nghệ số kéo theo sự phát triển của ngành logistic nên việc vận chuyển hàng hoá sẽ gắn liền với dịch vụ vận chuyển hàng hoá và có ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ vận chuyển.
Dịch vụ vận chuyển hàng hoá đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân phối và lưu thông hàng hoá. Dịch vụ vận chuyển hàng hoá này không làm gia tăng về sản lượng hàng hoá nhưng lại nâng cao được về giá trị của sản phẩm trong chuỗi cung ứng hàng hoá.
2. Các phương thức vận chuyển hàng hoá hiện nay:
Hiện nay, việc vận chuyển hàng hoá được thực hiện thông qua một trong các phương thức sau đây:
– Ít hơn xe tải hay còn được gọi là LTL. Phương thức này được áp dụng cho các lô hàng từ 150 đến 15.000 pounds;
– Xe tải đầy tải: Xe tải đầy tải liên quan đến việc di chuyển hàng rời hoặc hàng pallet đủ lớn để biện minh cho việc sử dụng toàn bộ xe bán tải, điển hình là hơn 15.000 cân Anh;
– Một phần xe tải: Một phần xe tải là một lựa chọn tốt nếu lô hàng của bạn là hơn £ 5,000 hoặc 6 pallet;
– Intermodal: Vận tải liên vận thường dùng để chỉ vận chuyển với sự kết hợp của đường sắt và xe tải;
– Vận chuyển nhanh : Vận chuyển nhanh là các chuyến hàng quan trọng đến thời gian, trong đó hàng hóa phải được vận chuyển nhanh chóng. Vận chuyển hàng hóa nhanh nhất thường được vận chuyển bằng xe tải hoặc máy bay.
3. Vận chuyển hàng hóa trên đường phải mang theo giấy tờ gì?
Vận chuyển hàng hoá trên đường là một phương thức lưu thông trên đường bộ của phương tiện vạn chuyển. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá thì cũng cần phải có giấy tờ phù hợp cho phép được lưu thông, vận chuyển hàng hoá đó trên các tuyến đường giao thông. Vậy khi vận chuyển hàng hoá trên đường thì người vận chuyển cần phải mang theo những giấy tờ nào?
Dưới đây là một số loại giấy tờ quan trọng mà người vận chuyển hàng hoá cần phải mang theo:
3.1. Giấy tờ của người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá trên đường:
Trước hết, đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá trên đường thì cần phải có giấy tờ cá nhân để làm căn cứ kiểm tra và xác minh. Các loại giấy tờ mà người vận chuyển hàng hoá cần xuất trình được là:
– Giấy phép lái xe phù hợp với phương tiện vận chuyển hàng hoá mà mình đang điều khiển;
– Bản gốc hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải theo ngành nghề cụ thể.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nên mang theo Căn cước công dân hoặc Chứng minh thư nhân dân còn giá trị sử dụng.
3.2. Giấy tờ của phương tiện vận chuyển hàng hoá:
Bên cạnh việc theo theo giấy tờ cá nhân thì cần phải mang theo giấy tờ chứng minh của phương tiện vận chuyển hàng hoá. Nếu người vận chuyển hàng hoá tham gia giao thông đường bộ, vận chuyển hàng hoá bằng ô tô thì cần phải có những giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm các loại đối với phương tiện điều khiển;
– Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận kiểm định ), được dán tem kiểm định trên góc trên bên phải cửa kính xe ô tô;
– Giấy lưu hành cho xe quá khổ, quá tải (nếu có);
– Sổ nhật trình chạy xe;
– Phù hiệu xe chạy xe ô tô theo diện hợp đồng…
Trên đây là những giấy tờ cần có đối với phương tiện vận chuyển mà người vận chuyển cần mang theo khi vận chuyển hàng hoá trên đường. Khi mang đầy đủ các giấy tờ này thì người vận chuyển có thể dễ dàng xuất trình được khi cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra, giúp người điều khiển phương tiện thuận lợi trong quá trình vận chuyển hàng hoá và tiết kiệm nhiều thời gian hơn cho việc vận chuyển.
3.3. Giấy tờ vận tải cần có khi vận chuyển hàng hoá trên đường:
–
– Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) do đơn vị kinh doanh vận tải phát hành và phải đảm bảo theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
+ Giấy vận chuyển phải được ban hành bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vạn tải hàng hoá tự phát hành;
+ Các thông tin thể hiện trên giấy vận chuyển bao gồm: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe.
Lưu ý: kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 thì người vận chuyển hoặc đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá trên đường phải thực hiện cung cấp các thông tin tối thiểu như đã nêu trên của Giấy vận tải qua phần mềm khai báo của Bộ Giao thông vận tải trước khi điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá.
– Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải.
Ngoài ra, đối với 09 loại hàng hoá nguy hiểm được quy định tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP thì người vận chuyển hàng hoá cần phải mang theo Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
3.4. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá khi vận chuyển hàng hoá trên đường:
Thông thường việc vận chuyển hàng hoá thường được các bên có yêu cầu thuê một bên thứ ba làm đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá. Do đó mà ngày nay có nhiều đơn vị chuyên cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá để phục vụ cho nhu cầu của bên mua và bên bán.
Theo đó, đối với những đối tác lớn, vận chuyển số lượng hàng hoá lớn hoặc nhóm hàng hoá đặc biệt thì bên thuê dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ phải lập thành hợp đồng vận chuyển hàng hoá quy định đầy đủ các công việc, quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của các bên trong việc vận chuyển hàng hoá. Thông thường, hợp đồng vận chuyển hàng hoá phải thể hiện được những nội dung sau:
– Thông tin của bên thuê dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá;
– Thông tin hàng hoá cần vận chuyển;
– Thời gian, địa điểm nhận hàng hoá;
– Thời gian, địa điểm trả hàng hoá;
– Cước phí vận chuyển, hình thức và thời gian thanh toán;
– Những thoả thuận khác của các bên về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên.
Theo đó, khi vận chuyển hàng hoá trên đường mà mang theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá thì người vận chuyển dễ dàng xác định được những quyền và nghĩa vụ của mình trong việc vận chuyển.
3.5. Giấy đi đường / giấy thông hành là một loại giấy tờ mà người vận chuyển cần mang theo khi vận chuyển hàng hoá trên đường:
Giấy thông hành hay còn gọi là
Như vậy, khi vận chuyển hàng hoá trên đường thì người vận chuyển cần phải chuẩn bị một số giấy tờ cơ bản như: giấy tờ cá nhân của người vận chuyển, giấy tờ của phương tiện vận chuyển, giấy vận tải,…
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/1/2020 Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 29/5/2020 Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.