Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA quy định về xuất cảnh, nhập cảnh cảu công dân Việt Nam.
NGHỊ ĐỊNH
VỀ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM
Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 20007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2015.
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nghị định này quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Điều 2. Công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu quốc gia hoặc giấy tờ khác phù hợp để xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định tại Nghị định này và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Điều 3.
1. Công dân Việt Nam mang hộ chiếu quốc gia nêu tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này được xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu của Việt Nam. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Công dân Việt Nam mang giấy tờ khác nêu tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này được xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu của Việt Nam theo quy định với từng loại giấy và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
3. Công dân Việt Nam mang giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam không cần thị thực.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH VIỆT NAM
Điều 4.
Các giấy tờ sau đây cấp cho công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh:
a) Hộ chiếu quốc gia, bao gồm:
– Hộ chiếu ngoại giao;
– Hộ chiếu công vụ;
– Hộ chiếu phổ thông.
b) Giấy tờ khác bao gồm:
– Hộ chiếu thuyền viên;
– Giấy thông hành biên giới;
– Giấy thông hành nhập xuất cảnh;
– Giấy thông hành hồi hương;
– Giấy thông hành.
Thời hạn của các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh:
a) Hộ chiếu quốc gia
– Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị dưới 1 năm thì được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
– Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
– Thời hạn của hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi hoặc cấp cho công dân kèm theo trẻ em dưới 9 tuổi thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
b) Các giấy tờ khác :
– Giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, giấy thông hành hồi hương có giá trị không quá 12 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
– Giấy thông hành có giá trị không quá 6 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
– Hộ chiếu thuyền viên có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu thuyền viên còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
Hộ chiếu quốc gia là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế giấy chứng minh nhân dân.
Hộ chiếu phổ thông cấp trong nước và cấp ở nước ngoài có hình thức và nội dung như nhau nhưng có ký hiệu riêng để thuận lợi trong quản lý.
Điều 5
Giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh được cấp riêng cho từng công dân.
Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
Trẻ em dưới 9 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
Hộ chiếu ngoại giao cấp cho con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định này và hộ chiếu công vụ cấp cho con dưới 18 tuổi của nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 7 của Nghị định này có thời hạn từ 1 đến 5 năm tính từ ngày cấp cho đến khi người con đó đủ 18 tuổi và không được gia hạn.
Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ không cấp cho những người thuộc diện quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định này khi được cử đi học tập ở nước ngoài với thời hạn trên 6 tháng.
Điều 6.Hộ chiếu ngoại giao cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại Khoản 1 Điều 32 của Nghị định này cử hoặc quyết định cho ra nước ngoài, phù hợp với tính chất của chuyến đi:
Thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam:
– Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
– Các vị nguyên là Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng;
– Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng;
– Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng;
– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập.
– Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, khối doanh nghiệp Trung ương;
– Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
– Trợ lý ủy viên Bộ Chính trị.
Thuộc Quốc hội:
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
– Các vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội;
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
– Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
– Tổng kiểm toán, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước;
– Trưởng ban, Phó Trưởng các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
– Đại biểu Quốc hội;
– Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch Quốc hội.
Thuộc Chủ tịch nước:
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước;
– Các vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước;
– Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
– Đặc phái viên, Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch nước.
Thuộc Chính phủ:
– Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các vị nguyên là Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
– Tổng cục trưởng và Thủ trưởng cơ quan nhà nước tương đương cấp Tổng cục; sỹ quan có cấp hàm từ Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân trở lên đang phục vụ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
– Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Thủ tướng Chính phủ;
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Hợp tác liên Chính phủ Việt Nam và nước ngoài.
Chánh án, Phó Chánh án
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Thuộc cơ quan nhà nước ở địa phương:
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ủy viên Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Thuộc các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương:
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
– Bí thư thứ nhất, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.
Vợ hoặc chồng của những người thuộc diện quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều này cùng đi theo hành trình công tác; vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định tại khoản 10 Điều này cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu đối ngoại hoặc lễ tân nhà nước và tính chất chuyến đi công tác, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu ngoại giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xét quyết định cấp hộ chiếu ngoại giao theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 32 của Nghị định này cho những người không thuộc diện quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11 và khoản 12 Điều này.
Điều 7. Hộ chiếu công vụ cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau đây, được cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 32 của Nghị định này cử hoặc cho phép ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của cơ quan đó:
Cán bộ, công chức, viên chức quản lý, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị dưới đây:
a) Thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Các Ban trực thuộc Trung ương Đảng;
– Văn phòng Trung ương Đảng;
– Các cơ quan khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập;
– Tỉnh ủy, Thành ủy thuộc Trung ương; Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy thuộc tỉnh.
b) Thuộc Quốc hội:
– Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
– Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
– Các Ủy ban của Quốc hội;
– Các Ban, Viện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Kiểm toán Nhà nước.
c) Văn phòng Chủ tịch nước.
d) Thuộc Chính phủ:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập.
đ) Tòa án nhân dân các cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện).
e) Viện Kiểm sát nhân dân các cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện).
g) Thuộc cơ quan nhà nước ở địa phương:
– Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội;
– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
h) Trong các cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
i) Trong các cơ quan của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
k) Trong các cơ quan của tổ chức chính trị – xã hội:
– Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn ngành trung ương và Công đoàn các tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn, Liên đoàn lao động cấp tỉnh và Liên đoàn lao động cấp huyện;
– Hội Nông dân Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
– Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
– Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
– Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
l) Người được cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển sang giữ chức vụ chủ chốt tại các hội mà vẫn xác định là công chức.
m) Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
n) Cán bộ, công chức, thành viên của Văn phòng Hội đồng chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia.
o) Công chức, viên chức quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập:
– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị – xã hội;
– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh;
– Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công thuộc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài.
Vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người nêu tại khoản 3 Điều này đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu và tính chất của chuyến đi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu công vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xét quyết định cấp hộ chiếu công vụ theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 32 của Nghị định này cho những người không thuộc diện quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Điều 8. Hộ chiếu phổ thông cấp cho mọi công dân Việt Nam.
Điều 9. Hộ chiếu thuyền viên cấp cho công dân Việt Nam là thuyền viên để xuất nhập cảnh theo tàu biển hoặc phương tiện thuỷ nội địa hoạt động tuyến quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Điều 10. Giấy thông hành biên giới và giấy thông hành nhập xuất cảnh cấp cho công dân Việt Nam qua lại nước có chung biên giới với Việt Nam, theo Điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước đó.
Điều 11. Giấy thông hành hồi hương cấp cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh về thường trú ở Việt Nam.
Điều 12. Giấy thông hành cấp cho công dân Việt Nam không định cư ở nước ngoài để nhập cảnh về thường trú ở Việt Nam trong những trường hợp sau đây:
1 . Không được nước ngoài cho cư trú.
Phải về nước theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mà không có hộ chiếu quốc gia.
Có nguyện vọng về nước nhưng không có hộ chiếu quốc gia.
Điều 13.
Người được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản cẩn thận, không được tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong giấy tờ đó, không được cho người khác sử dụng, không được sử dụng trái với pháp luật Việt Nam.
Người được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh có trách nhiệm khai báo nếu bị mất giấy tờ đó theo quy định như sau:
a) Nếu người đó đang ở trong nước thì phải khai báo ngay bằng văn bản với cơ quan cấp giấy tờ đó hoặc với cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nếu giấy tờ bị mất do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp. Trường hợp bị mất hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ thì ngoài việc khai báo trên, người được cấp phải báo cáo ngay với cơ quan cử mình ra nước ngoài.
b) Nếu người đang ở nước ngoài thì phải khai báo ngay bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền nước sở tại và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi gần nhất.
3. Các cơ quan Việt Nam nêu tại khoản 2 Điều này khi nhận được văn bản khai báo mất giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công an (Cục Quản lý xuất nhập cảnh) để hủy giá trị sử dụng của giấy tờ đó. Giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh đã bị hủy thì không được khôi phục, trừ trường hợp vì lý do nhân đạo, cấp thiết.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CẤP GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH VIỆT NAM
Điều 14.
Công dân Việt Nam đang ở trong nước thuộc diện đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định này, khi đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao) hoặc tại cơ quan Ngoại vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Bộ Ngoại giao. Hồ sơ gồm:
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ (theo mẫu quy định).
– Văn bản (theo mẫu quy định) của cơ quan có thẩm quyền nêu tại Khoản 1 Điều 32 của Nghị định này về việc cử hoặc cho phép ra nước ngoài trong đó ghi rõ là cán bộ, công chức, viên chức quản lý, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, trong biên chế Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp người đề nghị cấp hộ chiếu thuộc diện đi theo hoặc đi thăm nêu tại Khoản 12 Điều 6 và Khoản 4 Điều 7 của Nghị định này, ngoài tờ khai và giấy tờ chứng minh thuộc diện đi theo hoặc đi thăm cần nộp thêm quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nơi người đó đang làm việc (nếu có) và quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao.
Nếu người đề nghị là con dưới 18 tuổi cần nộp thêm bản sao giấy khai sinh và bản sao giấy chứng minh nhân dân (đối với trường hợp đã đủ 14 tuổi trở lên). Các giấy tờ trên là bản chụp thì phải xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Khi nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Thời hạn xem xét cấp hộ chiếu: Cơ quan cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trả kết quả cho người đề nghị trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp không cấp hộ chiếu thì trả lời cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 15.
Công dân Việt Nam ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh theo một trong các cách sau đây:
a) Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
b) Gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú và đề nghị được nhận kết quả qua đường bưu điện. Việc gửi hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện thực hiện theo thủ tục do Bộ Công an và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam quy định.
c) Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Việc ủy thác thực hiện theo quy định của Bộ Công an.
Trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an quy định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.
Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu (01 bộ):
a) Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, nêu tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này:
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.
Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.
– Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.
Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị của người đề nghị cấp hộ chiếu để kiểm tra, đối chiếu; trường hợp ở nơi tạm trú thì xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp.
b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nêu tại điểm b khoản 1 Điều này:
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú.
– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị.
Khi nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu phải nộp lệ phí hộ chiếu theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp lệ phí cùng với hồ sơ và thanh toán cước phí chuyển, phát cho Bưu điện.
Thời hạn giải quyết hồ sơ và trả kết quả:
a) Đối với các trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Cục Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi công dân thường trú phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận trong tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu của công dân.
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được người đề nghị cấp hộ chiếu ủy thác nộp hồ sơ và nhận kết quả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đối chiếu chính xác giữa người đề nghị cấp hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân và tờ khai của họ.
Điều 16.
Công dân Việt Nam đang ở nước ngoài đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông thì nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Hồ sơ gồm :
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định;
– Giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam;
– Bản sao giấy khai sinh nếu người đề nghị cấp hộ chiếu dưới 14 tuổi.
Trường hợp cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông của mình.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả kết quả cho người đề nghị trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Điều 17. Thủ tục, trình tự cấp hộ chiếu thuyền viên do Bộ Giao thông vận tải quy định
Điều 18. Thủ tục, trình tự cấp giấy thông hành biên giới và giấy thông hành nhập xuất cảnh do Bộ Công an quy định, phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với nước liên quan.
Điều 19. Thủ tục, trình tự cấp giấy thông hành hồi hương cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương về thường trú ở Việt Nam do Bộ Công an và Bộ Ngoại giao quy định.
Điều 20. Thủ tục, trình tự cấp giấy thông hành cho công dân Việt Nam không định cư ở nước ngoài về thường trú ở Việt Nam do Bộ Công an quy định.
Chương IV
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CHƯA ĐƯỢC XUẤT CẢNH, CHƯA ĐƯỢC CẤP GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH VIỆT NAM
Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
Đang có nghĩa vụ chấp hành
Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
Điều 22.
Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh :
a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này.
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này.
c) Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này.
d) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.
đ) Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này.
Các cơ quan có thẩm quyền nêu tại các điểm a, b, c, d, khoản 1 Điều này khi quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh, để thực hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó cũng phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an để thực hiện.
Cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do đảm bảo bí mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh.
Người quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 23. Người Việt Nam đang ở nước ngoài chưa được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
1 Không có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam.
Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Điều 24. Người thuộc diện nêu tại Điều 21 và Điều 23 Nghị định này chưa được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam. Trường hợp đã cấp thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an thực hiện việc hủy giá trị sử dụng giấy tờ đó.
Điều 25. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện người thuộc diện nêu tại Điều 21 và Điều 23 Nghị định này đã có hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đang làm thủ tục để đề nghị cấp giấy tờ đó, có trách nhiệm thông báo kèm theo bằng chứng cụ thể cho các cơ quan có thẩm quyền nêu tại Điều 22 Nghị định này xem xét, quyết định không cấp hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ngăn chặn người đó xuất cảnh.
Điều 26.
Bộ Công an thống nhất quản lý danh sách công dân chưa được xuất cảnh nêu tại Điều 21 Nghị định này và công dân chưa được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh nêu tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này.
Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cho xuất cảnh đối với những người chưa được xuất cảnh nêu tại Điều 21 Nghị định này.
Chương V
QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM, THẨM QUYỀN CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN
Điều 27. Bộ Công an là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan soạn thảo, ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành hoặc kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh cho công dân Việt Nam đang ở trong nước, giấy thông hành cho công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước do không được nước ngoài cho cư trú.
Ban hành mẫu các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh và các biểu mẫu cần thiết sau khi tham khảo ý kiến các Bộ, ngành liên quan; in ấn, quản lý và cung ứng ấn phẩm trắng các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh cho các cơ quan cấp phát các loại giấy tờ này.
Thực hiện việc thu hồi, hủy giá trị sử dụng của các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; khôi phục giá trị sử dụng của các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh đã bị hủy quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này.
Kiểm soát, kiểm chứng giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh đối với công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh tại các cửa khẩu; hướng dẫn các đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh ở các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý về thủ tục, biểu mẫu, trình tự thực hiện việc kiểm soát, kiểm chứng giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh.
Xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân; hướng dẫn các cơ quan liên quan về cách thức phát hiện giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh giả.
Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chủ trì thực hiện việc tiếp nhận công dân Việt Nam không được phía nước ngoài cho cư trú.
Thống kê nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan để đảm bảo chế độ quản lý thống nhất thông tin trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Điều 28. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm:
Hướng dẫn thủ tục, trình tự cấp, gia hạn, sửa đổi hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.
Cấp, gia hạn, sửa đổi hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước; thông báo cho Bộ Công an danh sách nhân sự người được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ngay sau khi cấp.
Thông báo cho Bộ Công an danh sách nhân sự những người trình báo mất hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ để hủy giá trị sử dụng.
Trao đổi với Bộ Công an để khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đã bị hủy nêu tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này.
Cung cấp cho Bộ Công an những thông tin, tài liệu cần thiết về các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về cấp, sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ để Bộ Công an xử lý.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an trong việc đàm phán, ký kết hoặc gia nhập Điều ước quốc tế liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
Điều 29. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:
Hướng dẫn thủ tục, trình tự cấp, sửa đổi hộ chiếu thuyền viên.
Cấp, sửa đổi hộ chiếu thuyền viên; thông báo cho Bộ Công an danh sách nhân sự người được cấp, sửa đổi hộ chiếu thuyền viên ngay sau khi cấp và danh sách nhân sự những người trình báo mất hộ chiếu thuyền viên.
Cung cấp cho Bộ Công an những thông tin, tài liệu cần thiết về cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về cấp, sử dụng hộ chiếu thuyền viên để Bộ Công an xử lý.
Điều 30. Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) có trách nhiệm:
1. Kiểm soát, kiểm chứng hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ đội Biên phòng quản lý.
Cung cấp cập nhật cho Bộ Công an danh sách công dân Việt Nam đã xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu do Bộ đội Biên phòng quản lý.
Trao đổi với Bộ Công an về tình hình, kết quả xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam tại các cửa khẩu do Bộ đội Biên phòng quản lý; kịp thời trao đổi để Bộ Công an phối hợp chỉ đạo việc xử lý đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc liên quan đến đối ngoại.
Điều 31. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm:
Cấp, gia hạn, sửa đổi hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo thông báo của Bộ Ngoại giao.
Cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông theo hướng dẫn của Bộ Công an và Bộ Ngoại Giao.
Cấp giấy thông hành hồi hương, giấy thông hành theo thông báo của Bộ Công an.
Thông báo cho Bộ Công an danh sách nhân sự những người được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh ngay sau khi cấp và danh sách những người trình báo mất giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, theo mẫu của Bộ Công an.
Điều 32.
Cơ quan có thẩm quyền cử những người thuộc diện được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ nêu tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này ra nước ngoài gồm:
a) Thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam:
– Bộ Chính trị Trung ương Đảng;
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Các Ban trực thuộc Trung ương Đảng;
– Văn phòng Trung ương Đảng;
– Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương;
– Các cơ quan khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập.
b) Thuộc Quốc hội:
– Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
– Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
– Các Ủy ban của Quốc hội;
– Các Ban, Viện của Ủy ban Thường vụ của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Kiểm toán Nhà nước.
c) Văn phòng Chủ tịch nước.
d) Thuộc Chính phủ:
– Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập.
đ) Tòa án nhân dân tối cao.
e) Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
g) Thuộc cơ quan nhà nước ở địa phương:
– Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
h) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
i) Thuộc các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương:
– Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
– Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
– Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
– Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
– Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
k) Các hội có công chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước cử sang giữ chức vụ chủ chốt theo hình thức luân chuyển.
l) Chủ tịch Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia.
Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức sự nghiệp công lập do Chính phủ thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể ủy quyền cho đơn vị trực thuộc trong việc cử hoặc cho phép cán bộ, công chức, viên chức quản lý ra nước ngoài.
Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền nêu tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm ban hành quy chế quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức quản lý do mình quản lý.
Đối với nhân sự thuộc diện quản lý của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thì thực hiện theo các quy định liên quan.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 33.
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Công dân Việt Nam có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật khi bị từ chối cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh hoặc khi bị thông báo chưa cho xuất cảnh hoặc khi các cơ quan cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh không thực hiện đúng các quy định của Nghị định này.
Điều 34. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các quy định sau đây:
– Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
– Các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định tại Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 35. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Điều 36. Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải tổ chức việc nối mạng máy tính với Bộ Công an để truyền dữ liệu thông tin về nhân sự người được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh ngay sau khi cấp; Bộ Ngoại giao hướng dẫn cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc nối mạng máy tính với Bộ Công an để truyền dữ liệu thông tin nhân sự người Việt Nam được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh ngay sau khi cấp, Bộ Quốc phòng tổ chức việc nối mạng máy tính với Bộ Công an để truyền dữ liệu thông tin kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh của người Việt Nam qua lại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý, ngay sau khi công dân xuất cảnh, nhập cảnh.
Điều 37. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Bộ Giao thông vận tải quy định về lệ phí cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; hướng dẫn việc trích từ tiền thu lệ phí cấp phát giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh để sử dụng vào việc mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ việc cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; máy móc, thiết bị phát hiện giấy tờ có nghi vấn giả; việc xử lý vi phạm hành chính và các việc khác phục vụ yêu cầu quản lý xuất nhập cảnh của công dân.
Điều 38. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.