Mỗi nước có mỗi pháp luật khác nhau và có thể không tương đồng, vai trò đảm bảo pháp luật của WTO được thể hiện ở nhiều khía cạnh.
Việc giao thoa kinh tế các nước, đặc biệt hơn là mỗi nước có mỗi pháp luật khác nhau và có thể không tương đồng, nếu không được hoạch định chung trong một văn bản, văn kiện nào thì sẽ dẫn đến việc xung đột pháp luật. Như vậy, các quy định thể hiện trong các hiệp ước, hiệp định quốc tế giúp cho các nhà kinh doanh biết rõ điều kiện thương mại, cách thức cũng như phương thức giao kết và cũng giúp cho các chính phủ tuân theo các quy định.
Hơn thế nữa các quy tắc của WTO sẽ làm giảm sự tham nhũng. Các quy tắc mậu dịch quốc tế giúp cho các chính phủ không thi hành các chính sách kém khôn ngoan. Sự bảo hộ nói chung là một chính sách kém khôn ngoan, nó làm thiệt hại cho nền kinh tế nội địa và nền kinh tế quốc tế. Các hàng rào thuế gây nên nhiều thiệt hại vì nó tạo ra các cơ hội cho tham nhũng và các hình thức chính phủ xấu.
Vì vậy, giải quyết tranh chấp quốc tế góp phần làm nghiêm minh trong pháp luật quốc gia, tăng cường sự quyền uy của pháp luật quốc tế.
Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO năm 1995, sau nhiều năm, đánh giá, đàm phán thì đến ngày 11/1/2007 Việt Nam nhận được phê chuẩn chính thức thành thành viên đầy đủ của WTO.
Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện những cam kết, những thỏa thuận đã ký trong những hiệp định thương mại song phương, đa phương, cũng như các quy chế của WTO. Trong khi đó, cơ chế, chính sách về kinh tế – xã hội của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ cũng là khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập. Do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, nên không ít doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ khả năng nhận biết và tránh né các rào cản, đồng thời còn lúng túng trong việc tìm biện pháp xử lý, tháo gỡ. Việc mở cửa thị trường trong nước chưa được tiến hành song song với việc thiết lập hàng rào kỹ thuật hiệu quả để ngăn chặn những bất lợi, rủi ro từ bên ngoài.
Sau nhiều năm gia nhập WTO, Việt Nam đã có một khởi đầu quan trọng trong việc sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam trong thương mại quốc tế cụ thể: Ngày 01/02/2010, Chính phủ Việt Nam gửi yêu cầu tham vấn tới Chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
>>> Luật sư
Ngày 11/7/2011 vừa qua, Ban Hội thẩm (WTO) đã ban hành và gửi báo cáo giải quyết tranh chấp tới các bên liên quan. Báo cáo ủng hộ hầu hết những lập luận Việt Nam đưa ra trong tham vấn. Vụ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam do Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng tháng 1/2004. Việc điều tra được tiến hành đối với 3 doanh nghiệp bị đơn có lượng xuất khẩu lớn nhất (bao gồm: Minh Phú, Minh Hải và Camimex – gọi là bị đơn. Sau một thời gian dài vụ tranh chấp được đưa ra xử lý tại cơ quan giải quyết tranh chấp WTO, Việt Nam với những bằng chứng và lập luận đúng đắn đã dành được phần thắng, việc này đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ không áp dụng các biện pháp bất lợi liên quan đối với hàng hóa Việt Nam; vấn đề kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ đối với hàng hóa Việt Nam vì vậy có thể sẽ bớt khắc nghiệt hơn.
Như vậy, vai trò của tổ chức thương mại thế giới có ý nghĩa hết sưc to lớn không chỉ với các nước lơn mạnh mà kể cả các nước đang và chưa phát triền. Vụ tranh chấp đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong khuôn khổ WTO chỉ là một trong số hơn 400 vụ tranh chấp giữa các nước thành viên mà WTO đã chứng kiến từ ngày thành lập năm 1995 đến nay, vì thế nó có thể không đặc biệt lắm với thế giới.
Nhưng rõ ràng với Việt Nam đây lại là bước ngoặt có ý nghĩa, với nhiều bài học
lớn cho Chính phủ cũng như các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng. Việc gia nhập này góp phần giúp Việt Nam phát triển hơn nhờ sự giao thoa kinh tế cũng như sự trợ giúp của các nước thành viên.