Ủy quyền là giao cho người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp đồng. Ủy quyền được thực hiện bằng văn bản ủy quyền hợp đồng ủy quyền, quyết định ủy quyền thể hiện đại diện theo ủy quyền. Cùng tìm hiểu quy định pháp luật về ủy quyền lại, uỷ quyền cho người thứ ba.
Mục lục bài viết
1. Ủy quyền lại là gì?
Uỷ quyền lại là bên được ủy quyền ủy quyền người thứ ba thay mặt mình thực hiện công việc đã được ủy quyền. Việc ủy quyền lại phải được sự đồng ý của người ủy quyền; hình thức ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu và không vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
Trong thực tế không phải bao giờ những cá nhân, pháp nhân được đã được ủy quyền cũng có thể trực tiếp tham gia vào các quan hệ dân sự. Việc các chủ thể không trực tiếp tham gia hoặc khi đã tham gia vào một một quan hệ nhất định, nhưng không có điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ hộ người ủy quyền cho mình ban đầu có nhiều lý do khác nhau.
Để bảo đảm cho quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện, bảo đảm quan hệ dân sự phát triển, pháp luật cho phép họ có thể ủy quyền lại cho người thứ ba thay mặt mình thực hiện các hành vi dân sự thông thường qua
Ủy quyền lại trong quan hệ dân sự thường mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong lúc cần thiết, những quan hệ đó thường không mang tính chất đền bù. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều quan hệ ủy quyền lại mang tính chất đền bù, có nghĩa là bên được ủy quyền lại sau khi hoàn thành một công việc do bên được ủy quyền ban đầu giao lại cho, sẽ được nhận một khoản thù lao như thỏa thuận trong
2. Sự khác nhau giữa ủy quyền lại trong dân sự với ủy quyền lại trong quản lý nhà nước:
Chúng ta cần phân biệt ủy quyền lại trong dân sự với ủy quyền lại trong quản lý nhà nước. Uỷ quyền lại trong dân sự được hình thành và thực hiện thông qua hợp đồng, và không gắn với quyền lực nhà nước.
Người có quyền và nghĩa vụ dân sự có thể ủy quyền cho bất kỳ ai để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình mà không phụ thuộc vào mối quan hệ công việc. Người được ủy quyền có thể nhận hoặc từ chối từ việc ủy quyền đó hoặc được quyền nhận từ người ủy quyền một khoản lợi ích gọi là thù lao từ việc thực hiện công việc được ủy quyền.
Còn ủy quyền trong quản lý nhà nước không phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng dân sự mà thông qua hành vi của người có quyền, đó có thể là quyết định, quy chế, điều lệ… Người có quyền chỉ được ủy quyền cho một số đối tượng nhất định theo quy định của pháp luật, có thể là những tổ chức, cá nhân cấp dưới của mình thực hiện những công việc nhất định trong quản lý nhà nước.
3. Hình thức và chủ thể của hợp đồng ủy quyền lại:
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, hợp đồng ủy quyền lại là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền lại có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền ban đầu, còn bên ủy quyền lại chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Uỷ quyền lại là bên được ủy quyền ủy quyền người thứ ba thay mặt mình thực hiện công việc đã được ủy quyền.
Trong quan hệ ủy quyền lại, người được ủy quyền lại thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lý, liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền. Việc ủy quyền lại phải được sự đồng ý của người ủy quyền.
Vì đối tượng của ủy quyền cho người thứ ba là những hành vi pháp lý, cho nên những hành vi này phải không bị pháp luật cấm và không trái với đạo đức xã hội. Hình thức ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu và không vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
Hành vi đó thực hiện thông qua việc xác lập, thực hiện các giao dịch và các hành vi khác với mục đích đạt được những hậu quả pháp lý nhất định. Trên cơ sở hợp đồng ủy quyền cho người thứ ba, người thứ ba với tư cách của người đã ủy quyền lại có nghĩa vụ phải thực hiện hành vi pháp lý trong phạm vi ủy quyền.
Do vậy, người thứ ba có những có những quyền và nghĩa vụ nhất định với người thứ tư trong giao dịch. So với các quan hệ gia công, dịch vụ, thì quan hệ ủy quyền có những đặc điểm khác biệt.
Trong những quan hệ gia công, dịch vụ, nếu bên gia công hoặc bên cung ứng dịch vụ có quyền nhân danh chính mình thực hiện công việc vì lợi ích của chính mình, thì bên đại diện theo ủy quyền phải nhân danh người được ủy quyền để thực hiện công việc vì lợi ích của chính người đã ủy quyền. Mặt khác, trách nhiệm dân sự của hợp đồng dịch vụ, gia công là trách nhiệm của chính bên cung ứng dịch vụ, bên nhận gia công chứ không phải của người đặt gia công, người thuê dịch vụ…
Hình thức ủy quyền cho người thứ ba do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền cho người thứ ba phải được lập bằng văn bản. Chủ thể của hợp đồng ủy quyền cho người thứ ba là người thứ hai và được người thứ nhất đồng ý, họ có thể là cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền, còn bên kia là người được ủy quyền lại cũng có thể là cá nhân, hoặc pháp nhân.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cũng có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện. Nghĩa vụ và quyền hạn của các bên trong hợp đồng ủy quyền cho người thứ ba được thực hiện theo quy định theo Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
4. Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền lại:
Khi ký kết hợp đồng ủy quyền cho người thứ ba, bên được ủy quyền lại phải có nghĩa vụ thực hiện công việc theo ủy quyền và phải báo cho bên ủy quyền lại về việc thực hiện công việc đó. Người được ủy quyền lại chỉ được thực hiện những hành vi trong phạm vi ủy quyền đã được ghi trong hợp đồng ủy quyền lại phù hợp với phạm vi trong hợp đồng ủy quyền ban đầu giữa bên ủy quyền và bên ủy quyền lại.
5. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền lại:
Thực hiện việc giao dịch dân sự theo ủy quyền là việc người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi pháp lý nhất định. Hành vi pháp lý đó được xác định trong hợp đồng ủy quyền.
Nghĩa là người ủy quyền có thể ủy quyền cho người được ủy quyền toàn bộ hay một phần hành vi cần thiết để thực hiện những giao dịch dân sự. Khi đó, bên ủy quyền phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để bên được ủy quyền và bên thứ ba, bên thứ tư thực hiện hành vi pháp lý đã được ủy quyền.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, Xin hỏi luật sư là. Giám đốc một công ty ủy quyền cho kế toán trưởng thay mình giao dịch và ký kết các chứng từ đối với ngân hàng tôi. Kế toán trưởng này lại ủy quyền lại cho một kế toán khác công việc mà giám đốc giao cho. Qua những chi tiết trên, tôi muốn hỏi:
1, Việc ủy quyền lại này có cần phải có sự đồng ý của giám đốc không?
2. Trong thời gian kế toán trưởng ủy quyền lại cho kế toán thì kế toán trưởng có thể tự mình ký kết các chứng từ với ngân hàng tôi không?
Luật sư tư vấn:
Luật quy định rõ bên được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho bên thứ ba thực hiện công việc ủy quyền khi được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định nhưng nội dung ủy quyền không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu và hình thức của hợp đồng ủy quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức của hợp đồng ủy quyền ban đầu (Điều 583 “Bộ luật dân sự 2015”)
“Điều 583. Uỷ quyền lại
Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Hình thức hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng uỷ quyền ban đầu.
Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.”
Người được ủy quyền lại cũng có các nghĩa vụ đối với người ủy quyề lại như của người ủy quyền lại với người ủy quyền theo Điều 584 “
“Điều 584. Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền
Bên được uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó;
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền;
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;
5. Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.”
Khi đó người được ủy quyền lại được phép thực hiện các công việc thay mặt người ủy quyền khi người đó không có mặt. Còn nếu người ủy quyền lại có mặt thì họ có thể tự thực hiện các công việc mà mình đã ủy quyền.