Đấu thầu là một hoạt động điển hình của nền kinh tế thị trường, nó tuân theo các quy luật khách quan của thị trường như quy luật cung- cầu, quy luật giá cả- giá trị và các quy luật khác. Hàng hóa được ưu đãi là cơ sở để nhà thầu được hưởng các quyền lợi với bên mời thầu. Hàng hóa được ưu đãi là gì? Ưu đãi đối với hàng hóa trong nước?
Mục lục bài viết
1. Hàng hóa được ưu đãi là gì?
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về đấu thầu, theo từ điển bách khoa Việt Nam (Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam biên soạn, xuất bản năm 1995) “Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt,theo đó người muốn xây dựng một công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng một công trình để người nhận xây dựng công trình (người dự thầu) công bố giá mà mình muốn nhận. Người dự thầu sẽ lựa chọn người chủ thầu nào phù hợp với điều kiện của mình với giá thấp hợp lý. Phương thức đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong việc mua sắm tài sản xây dựng các công trình tư nhân và nhà nước.
Thuật ngữ “hàng hóa” từ trước đến nay dưới góc độ pháp lý hay thực tiễn đều được sử dụng khá phổ biến, đó là những sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích trao đổi để thoả mãn nhu cầu của con người. Hàng hoá có thể là vật, là sức lao động của con người, là các quyền tài sản. Khoản 2, Điều 3 năm
Đấu thầu cũng là một hình thức mua bán hàng hóa nhưng lại có tính chất đặc biệt, vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, thương mại và
Theo Quy định mẫu về đấu thầu mua sắm hàng hóa của Liên Hợp quốc (UNCITRIAL) hàng hóa được hiểu: “tất cả các vật thể mô tả được bao gồm cả nguyên vật liệu thô, sản phẩm, các thiết bị, các vật thể định hình hoặc dưới dạng lỏng, điện và dịch vụ phụ đi kèm hàng hóa nhưng có giá trị thấp hơn hàng hóa (bao gồm: các loại hàng hóa khác theo quy định của từng nước)” (Điều 2, khoản c). Trên cơ sở quy định này, Luật Đấu thầu Việt Nam hiện hành đưa ra khái niệm hàng hóa bằng cách thức liệt kê, bao gồm: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế. Hàng hóa mua bán thông qua hình thức đấu thầu thường có giá trị lớn, số lượng nhiều hoặc có yêu cầu khắt khe về kỹ thuật.
Cụm từ “hàng hóa được ưu đãi” xuất hiện dựa trên nền tảng, quy định tại Khoản 1, Điều 10, Luật Đấu thầu năm 2023 về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, theo đó: “Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.”
Từ đây, có thể hiểu, hàng hóa được ưu đãi là hàng hóa được bên dự thầu cung cấp có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên được tính làm căn cứ để nhà thầu được hưởng các điều kiện đặc biệt, quyền lợi tốt hơn so với các nhà thầu khác khi tham gia đấu thầu trong nước hoặc đấu thầu quốc tế. Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa.
Cần chú ý, việc ưu đãi phải đảm bảo các nguyên tắc: Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả). Đồng thời, trường hợp nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2. Ưu đãi đối với hàng hóa trong nước:
Có thể thấy, ưu đãi đối với hàng hóa trong nước là sự quan tâm đặc biệt của nhà nước đối với hàng hóa được sản xuất trong nước, với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt”.
* Ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% và không có hàng hóa nào có chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên được xác định như sau:
Cách1 : Áp dụng phương pháp giá thấp nhất:
Hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
Cách 2: Áp dụng phương pháp giá đánh giá, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (-) trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
Cách 3: Áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức sau đây:
Điểm ưu đãi = 7,5% x (giá hàng hóa ưu đãi/giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá (nếu có)) x điểm tổng hợp
Trong đó: Giá hàng hóa ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi. Đối với cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có
* Ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên được xác định như sau:
Cách 1: Áp dụng phương pháp giá thấp nhất
Hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 10% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% phải cộng thêm một khoản tiền bằng 2,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng.
Đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có
Cách 2: Áp dụng phương pháp giá đánh giá, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 10% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% phải cộng thêm một khoản tiền bằng 2,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
Đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì không phải cộng thêm tiền vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
Cách 3: Áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức sau đây:
Điểm ưu đãi = 10% x (giá hàng hóa ưu đãi/giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá (nếu có)) x điểm tổng hợp
Trong đó: Giá hàng hóa ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên.
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% thì áp dụng công thức quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì hệ số ưu đãi là 10%;
Lưu ý, trong các cách tính ưu đãi nêu trên nhà thầu chào hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên, đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì được hưởng hệ số ưu đãi 12% thay cho hệ số ưu đãi 10%.
3. Nguyên tắc ưu đãi hàng hoá:
Căn cứ Điều 4 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định:
– Nhà thầu tham dự thầu trong đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi hoặc trong đánh giá về tài chính thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi có lợi nhất cho nhà thầu tương ứng với từng nội dung đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc đánh giá về tài chính.
– Trường hợp tất cả các nhà thầu đều không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi tất cả hoặc các nhà thầu tham dự thầu đều được hưởng ưu đãi như nhau thì không cần tính ưu đãi để so sánh, xếp hạng.
– Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Khi có đề xuất chi phí trong nước nhà thầu được hưởng ưu đãi (chi phí tư vấn; phi tư vấn; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam; xây lắp) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
– Nhà thầu phải chứng minh nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ do nhà thầu chào thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu năm 2023.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật Đấu thầu năm 2023
Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu