Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn là một trong những tổ chức chịu sự giám sát trực tiếp của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Việt Nam đã tham gia và có đại diện tại Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn. Vậy UNHCR là tổ chức gì? Nhiệm vụ và vai trò của nó ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. UNHCR là gì?
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (viết tắt là UNHCR), hay Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc, thường gọi tắt là “Cao ủy Tị nạn”, Cao uỷ của Liên hợp quốc về Người tị nạn được thành lập ngày 14-12-1950, mang tính chất nhân đạo nhằm bảo vệ những người tị nạn theo quy định của Công ước 1951 về Quy chế tị nạn và đưa ra các giải pháp lâu dài để giải quyết triệt để và tận gốc những vấn đề liên quan.
Tiền thân của tổ chức này là Tổ chức quốc tế về người tị nạn (International Refugee Organization), và trước nữa là Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Cứu tế và Phục hồi (United Nations Relief and Rehabilitation Administration).
Mục đích của Cao ủy là chỉ huy và phối hợp các hoạt động quốc tế nhằm bảo vệ người tị nạn và giải quyết các vấn đề về tị nạn trên toàn thế giới.
Cao ủy đã được tặng Giải Nobel Hòa bình hai lần: 1954 và 1981.
UNHCR là cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc, chịu sự chỉ đạo và phải báo cáo cho ECOSOC và Đại Hội đồng Liên hợp quốc.Cơ quan điều hành của UNHCR là Hội đồng Chấp hành gồm 64 nước thành viên (Executive Committee).
UNHCR tiếng Anh là United Nations High Commissioner for Refugees.
The United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR) is a UN agency mandated to aid and protect refugees, forcibly displaced communities, and stateless people, and to assist in their voluntary repatriation, local integration or resettlement to a third country. It is headquartered in Geneva, Switzerland, with over 17,300 staff working in 135 countries.
UNHCR was created in 1950 to address the refugee crisis that resulted from World War II. The 1951 Refugee Convention established the scope and legal framework of the agency’s work, which initially focused on Europeans uprooted by the war. Beginning in the late 1950s, displacement caused by other conflicts, from the Hungarian Uprising to the decolonization of Africa and Asia, broadened the scope of UNHCR’s operations. Commensurate with the 1967 Protocol to the Refugee Convention, which expanded the geographic and temporal scope of refugee assistance, UNHCR operated across the world, with the bulk of its activities in developing countries. By its 65th anniversary in 2015, the agency had assisted more 50 million refugees worldwide.
2. Lịch sử của UNHCR:
Năm 1954, UNHCR đoạt giải Nobel Hòa bình cho những hoạt động mang đột phá của mình ở châu Âu. Nhưng không lâu sau đó tổ chức này phải đối mặt với tình huống đặc biệt. Năm 1956, trong cuộc Cách mạng Hungary, 200.000 người đã tị nạn sang Áo. Trong bối cảnh đó, UNHCR đã nỗ lực để tái định cư cho họ. Cuộc nổi dậy này và hậu quả của nó đã định hình cách các tổ chức nhân đạo sẽ đối phó với các cuộc khủng hoảng người tị nạn trong tương lai.
Trong những năm 1960, quá trình phi thực dân hóa ở châu Phi đã tạo ra cuộc khủng hoảng tị nạn đầu tiên của lục địa này. UNHCR cũng đã giúp đỡ những người tha hương đến từ châu Á và châu Mỹ Latinh trong hai thập kỷ sau đó. Năm 1981, UNHCR nhận được giải Nobel Hòa bình thứ hai cho những gì đã trở thành sự trợ giúp trên toàn thế giới cho những người tị nạn.
Đầu thế kỷ 21 đã chứng kiến UNHCR giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn ở Châu Phi, Trung Đông và Châu Á. Họ cũng đã được yêu cầu sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để giúp đỡ nhiều người trong nội bộ do xung đột và mở rộng vai trò trong việc giúp đỡ những người không quốc tịch. Ở một số nơi trên thế giới, chẳng hạn như Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, Công ước Người tị nạn năm 1951 đã được củng cố bằng các công cụ pháp lý khu vực bổ sung.
UNHCR hiện có hơn 17.324 nhân viên làm việc tại 135 quốc gia và ngân sách trong năm đầu tiên là 300.000 đô la Mỹ, đã tăng lên 8,6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019.
Năm 2015, UNHCR kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tổ chức này đã giúp đỡ hơn 50 triệu người tị nạn thành công để bắt đầu lại cuộc sống mới.
3. Mục đích của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn:
Mục đích chính của tổ chức UNHCR là bảo vệ quyền và phúc lợi của những người bị buộc phải bỏ trốn. Cùng với các đối tác và cộng đồng, họ làm việc để đảm bảo rằng mọi người đều có quyền xin tị nạn và tìm nơi ẩn náu an toàn ở một quốc gia khác. Họ cũng cố gắng đảm bảo các giải pháp lâu dài.
Trong hơn nửa thế kỷ, UNHCR đã giúp hàng triệu người bắt đầu lại cuộc sống của họ. Họ bao gồm những người tị nạn, những người tị nạn trở về, những người không quốc tịch, những người di cư trong nước và những người xin tị nạn. Sự bảo vệ, nơi trú ẩn, sức khỏe và giáo dục là điều rất quan trọng, hàn gắn quá khứ đổ vỡ và xây dựng tương lai tươi sáng hơn.
4. Chức năng nhiệm vụ của UNHCR:
Chức năng cơ bản của UNHCR là mở rộng sự bảo vệ của quốc tế đối với những người tị nạn – những người luôn bị đe doạ ngược đãi bởi những lý do sắc tộc, tôn giáo, dân tộc, v.v. khi họ sống ngoài tổ quốc. UNHCR hoạt động nhằm đảm bảo để những người tị nạn có được nơi nương náu, có được tư cách pháp nhân thuận lợi ở nơi họ tị nạn. Trong một số trường hợp như đối với người tị nạn châu Mỹ Latinh hay khu vực Đông Dương, UNHCR còn tham gia vào việc đàm phán với Chính phủ các nước nhằm khuyến khích những người di chuyển chỗ ở trở về quê hương.
Ngoài việc bảo vệ, UNHCR còn hỗ trợ cho những đối tượng liên quan, những người không thể tự đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của họ một khi không có những nguồn hỗ trợ khác. Các dạng hỗ trợ bao gồm: cứu trợ khẩn cấp chương trình bảo vệ và duy trì để đáp ứng các nhu cầu cơ bản một cách thường xuyên; chương trình tự nguyện hồi hương; hỗ trợ định cư tại quê nhà nhằm nâng cao sự tự chủ và hoà nhập vào cộng đồng quê hương; chương trình tái định cư tại các nước thứ ba cho những người tị nạn không thể trở về quê hương và những người gặp khó khăn trong việc bảo vệ tại đất nước quê hương họ.
UNHCR hoạt động dựa hoàn toàn vào nguồn đóng góp tự nguyện của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ và các nguồn tư nhân cho các chương trình hỗ trợ và bảo vệ. Ngoài ra, UNHCR còn nhận 2% ngân sách hàng năm của Liên hợp quốc cho các hoạt động hành chính. Tổng ngân sách hàng năm khoảng l tỷ USD. UNHCR có 277 văn phòng tại 120 nước trên thế giới và có hơn 5000 nhân viên. Người đứng đầu UNHCR hiện nay là ông Ruud Lubbers.
Trải qua hơn nửa thập kỷ làm việc, UNHCR đã giúp đỡ hơn 50 triệu người, hai lần nhận giải thưởng Nôben Hoà bình vào năm 1954 và 1981. Năm 2002, UNHCR đã giúp đỡ và hỗ trợ vật chất cho hơn 20 triệu người. Trong số này có 9,3 triệu người châu Á, 4,4 triệu người châu Âu, 4,6 triệu người châu Phi, 1 triệu người Bắc Mỹ, 1 triệu người châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, 69 nghìn người vùng châu Đại Dương.
5. Quan hệ hợp tác giữa UNHCR với Việt Nam:
UNHCR bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ 1974 và đặt cơ quan đại diện năm 1975. Từ đó đến nay UNHCR đã tiến hành nhiều hoạt động nhân đạo giúp đỡ Việt Namthông qua những chương trình tài trợ lớn.Quá trình hoạt động của UNHCR có thể chia làm ba giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1975-1987: Sau khi ký với Việt Nam thoả thuận ngày 11-6-1975, UNHCR bước đầu hoạt động chủ yếu thông qua chương trình trợ giúp một số người Việt Namdo hoàn cảnh chiến tranh trở thành những người không nơi nương tựa. UNHCR cũng giúp đỡ các tỉnh phía bắc bị ảnh hưởng bởi chiến tranh gồm các dự án xây dựng lại cơ sở hạ tầng, giúp đỡ các ngành y tế, nông nghiệp và ngư nghiệp với số tiền trên l triệu USD, góp phần giúp những người dân ở vùng này ổn định cuộc sống.
Năm 1979 UNHCR ký với Việt Nam thoả thuận bảy điểm, đề ra nguyên tắc thực hiện chương trình ODP giải quyết nguyện vọng của một số người Việt Nam muốn được ra đi đoàn tụ gia đình ở nước ngoài. Từ năm 1980 UNHCR đã phối hợp với Việt Nam giúp đỡ giải quyết nguyện vọng của những người tị nạn Campuchia, được hồi hương tự nguyện về Campuchia, được định cư ở Việt Nam hoặc ở nước thứ ba.
Giai đoạn 1987-1998: Các hoạt động của UNHCR tại Việt Nam liên quan chủ yếu tới việc tiếp nhận và tái hoà nhập những người hồi hương Việt Nam trong khuôn khổ Kế hoạch hành động tổng thể (Comprehensive Plan of Action – CPA). Bản Kế hoạch hành động tổng thể được thông qua tại Hội nghị quốc tế về người tị nạn Đông Dương họp tại Giơnevơ vào tháng 6-1989 nhằm giải quyết vấn đề người ra đi từ Đông Dương mà chủ yếu là từ Việt Nam. Các hoạt động của UNHCR bao gồm việc hỗ trợ tiền mặt cá nhân cho những người hồi hương, thực hiện các dự án phát triển quy mô nhỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những người hồi hương sớm tái hoà nhập với cộng đồng, trực tiếp hoặc gián tiếp cải thiện đời sống và điều kiện kinh tế giúp đỡ cả cộng đồng nơi có người hồi hương; hỗ trợ việc vận chuyển, đi lại và chi phí cho các đoàn phỏng vấn của Việt Nam. Tổng kinh phí dự kiến của Kế hoạch hành động tổng thể là 49,8 triệu USD.Tại Việt Nam, có 52 tỉnh thành phố có người hồi hương. Khoảng 80% số người hồi hương tập trung ở các tỉnh Hải Phòng, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Trà Vinh và Kiên Giang.
Từ 1992-1996, UNHCR hỗ trợ giúp đỡ 685 các dự án quy mô nhỏ được thực hiện trong 48 tỉnh thành với tổng số tiền tài trợ là 11.566.500 USD. Trong đó bao gồm các dự án nâng cấp hạ tầng cơ sở giúp làm đường, cống thoát nước, xây cầu, trạm biến thế, dự án về nông nghiệp và thuỷ sản giúp xây dựng đê điều, hệ thống tưới tiêu, chế biến thức ăn gia súc, phương tiện đánh bắt; dự án giáo dục phổ cập giúp xây dựng nâng cấp 780 phòng học, mua sắm trang thiết bị dạy học; dự án nước sạch gồm l.200 giếng khoan và hệ thống dẫn nước; dự án y tế nhằm nâng cấp trạm xá, bệnh viện huyện và dự án đào tạo dạy nghề; tổ chức hội thảo và viện trợ khẩn cấp cho các vùng bị thiên tai.
Tháng 6-1996 chương trình CPA đã chính thức kết thúc nhưng vai trò điều hành của UNHCR còn kéo dài đến năm 1998.
Giai đoạn 1999 đến nay: Các hoạt động của UNHCR thu hẹp dần, vấn đề người tị nạn hồi hương cơ bản đã giải quyết xong. Hiện nay UNHCR chỉ còn văn phòng liên lạc tại Việt Nam và tiếp tục hợp tác giúp đỡ Việt Nam một vài dự án nhỏ như: Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo về quyền trẻ em; Giúp Việt Nam giải quyết một số người Campuchia tị nạn từ năm 1979 dưới thời Khơme đỏ được nhập quốc tịch và định cư tại Việt Nam.
Trong tương lai UNHCR sẽ tiếp tục phối hợp với Việt Nam giải quyết vấn đề hồi hương và định cư cho những người Việt Nam trong các trại tị nạn ở một số nước từ thời kỳ cuối thập niên 70 đầu thập niên 80, tài trợ một số dự án quy mô nhỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những người hồi hương sớm tái hoà nhập với cộng đồng.
Như vậy, trong bài viết trên, chúng tôi đã trình bày một số thông tin về Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn – UNHCR. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp