Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » OECD là gì? Giới thiệu về tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD

Tư vấn pháp luật

OECD là gì? Giới thiệu về tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD là gì?
  • 04/03/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    04/03/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD là gì? OECD tiếng Anh là gì? Cơ cấu tổ chức của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế? Tài chính và nội dung hoạt động của OECD? Cơ chế hợp tác giữa OECD và các nước không thành viên? Mục tiêu chính của OECD? Quan hệ Việt Nam - OECD?

    Giới thiệu về tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD

    • 1 1. OECD là gì?
    • 2 2. OECD tiếng Anh là gì?
    • 3 3. Cơ cấu tổ chức của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
    • 4 4. Tài chính và nội dung hoạt động của OECD
    • 5 5. Cơ chế hợp tác giữa OECD và các nước không thành viên
    • 6 6. Mục tiêu chính của OECD
    • 7 7. Quan hệ Việt Nam – OECD

    Là một tổ chức quốc tế hoạt động nhằm xây dựng các chính sách tốt hơn cho cuộc sống tốt đẹp hơn cho toàn thế giới, OECD có vai trò quan trọng đối với chính sách phát triển của các nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tổ chức này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn tổ chức này qua bài viết dưới đây.

    1. OECD là gì?

    OECD là tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, thành lập năm 1961 trên cơ sở Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC) với 20 thành viên sáng lập gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada và các nước Tây Âu. Hiện nay, số thành viên của OECD là 30 quốc gia, gồm Mỹ, Canada, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Nhật Bản, Phần Lan, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Mexico, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Slovakia.

    Mục tiêu ban đầu của OECD là xây dựng các nền kinh tế mạnh ở các nước thành viên, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường, mở rộng thương mại tự do và góp phần phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp. Những năm gần đây, OECD đã mở rộng phạm vi hoạt động, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

    2. OECD tiếng Anh là gì?

    OECD tiếng Anh là Organization for Economic Cooperation and Development

    The Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD; French: Organisation de Coopération et de Développement Économiques, OCDE) is an intergovernmental economic organisation with 37 member countries, founded in 1961 to stimulate economic progress and world trade. It is a forum of countries describing themselves as committed to democracy and the market economy, providing a platform to compare policy experiences, seek answers to common problems, identify good practices and coordinate domestic and international policies of its members. Generally, OECD members are high-income economies with a very high Human Development Index (HDI) and are regarded as developed countries. As of 2017, the OECD member countries collectively comprised 62.2% of global nominal GDP (US$49.6 trillion) and 42.8% of global GDP (Int$54.2 trillion) at purchasing power parity. The OECD is an official United Nations observer.

    3. Cơ cấu tổ chức của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

    OECD có 03 cơ quan chính là Hội đồng OECD, Ban Thư ký và các Ủy ban Chuyên môn.

    – Hội đồng OECD: là cơ quan có quyền ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận bao gồm một đại diện của mỗi nước thành viên và một đại diện của Ủy ban Châu Âu. Hội đồng OECD họp cấp Bộ trưởng mỗi năm một lần để thảo luận những vấn đề quan trọng và quyết định hoạt động ưu tiên của OECD.

    – Ban Thư ký OECD: là cơ quan phối hợp các hoạt động của OECD và hỗ trợ cho hoạt động của các Ủy ban, gồm có Tổng Thư ký và 4 Phó Tổng thư ký. Hiện nay, Tổng Thư ký là ông Donald J. Johnston (quốc tịch Canada).

    – Ủy ban Chuyên môn: OECD có 12 ủy ban chuyên môn về các lĩnh vực: kinh tế, thống kê, môi trường, hợp tác phát triển, quản lý công và phát triển lãnh thổ, thương mại, tài chính và doanh nghiệp, chính sách thuế, khoa học công nghệ và công nghiệp, việc làm – lao động và xã hội, giáo dục, lương thực – nông nghiệp và ngư nghiệp.

    Ngoài ra OECD còn có 6 cơ quan tương đối độc lập gồm: Cơ quan Năng lượng quốc tế, Cơ quan Năng lượng nguyên tử, Hội nghị Bộ trưởng Giao thông các nước Châu Âu, Trung tâm Phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới Giáo dục, Câu lạc bộ vùng Sahel và Tây Phi.

    Xem thêm: ASEM là gì? Giới thiệu về Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Á – Âu (ASEM)

    4. Tài chính và nội dung hoạt động của OECD

    Tài chính:

    Tài chính của OECD do các nước thành viên đóng góp theo quy mô của nền kinh tế.  Năm 2003, tổng ngân sách của OECD khoảng 200 triệu USD, trong đó Mỹ góp 25%, Nhật Bản 23%, còn lại là các nước Châu Âu.

    Nội dung hoạt động:

    Hoạt động của OECD tập trung vào thảo luận và trao đổi giữa các nước về nghiên cứu và phân tích chính sách, chú trọng vào các vấn đề về chính sách kinh tế, kinh tế và phát triển, tiền tệ và hối đoái, chính sách môi trường, hóa chất, viện trợ phát triển, quản lý công, thương mại, đầu tư quốc tế và công ty đa quốc gia, lưu chuyển vốn, bảo hiểm, thị trường tài chính, ngân hàng, cạnh tranh, chính sách thông tin, truyền thông, tiêu dùng, công nghiệp, du lịch, việc làm, lao động xã hội, giáo dục, nông nghiệp…

    Một số chính sách của OECD

    – Về đối nội, tổ chức này xác định sứ mệnh của mình là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường. Không giống như Liên minh Châu Âu, OECD là một tổ chức liên chính phủ, không phải là một tổ chức đứng trên quốc gia. Trên thực tế, OECD đưa ra các khuyến nghị chứ không mang tính chất bắt buộc các nước thành viên. OECD cũng được xem là một diễn đàn quan trọng cho các nước thành viên phối hợp các chính sách kinh tế, trao đổi ý kiến, thảo luận các thỏa thuận liên quan đến thương mại quốc tế và các vấn đề khác, xây dựng các mối liên hệ giữa các nước thành viên với các nước không phải là thành viên.

    Ngoài trọng tâm về kinh tế, OECD gần đây mở rộng nhiệm vụ của mình sang các vấn đề xã hội, chính trị, và văn hóa. OECD còn được xem là nguồn thông tin kinh tế và thống kê rất có giá trị cho các nước thành viên cũng như cho các tổ chức và cá nhân có quan tâm.

    – Về đối ngoại, OECD hiện có quan hệ hợp tác với hơn 70 nước không phải là thành viên của Tổ chức này. OECD cũng duy trì mối quan hệ mật thiết với các tổ chức dân sự và các nghị viện như Hội đồng châu Âu và Hội đồng NATO. Ngoài ra, OECD cũng có mối quan hệ chính thức và liên kết chặt chẽ với các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Nông lương (FAO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và các cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Trong quan hệ Bắc – Nam, các nước OECD được xem là đại diện cho nhóm lợi ích đối trọng với các nước đang phát triển.

    Xem thêm: IUCN là gì? Giới thiệu về Liên minh bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN

    5. Cơ chế hợp tác giữa OECD và các nước không thành viên

    Trung tâm Hợp tác với các nước không thành viên (CCNM): OECD có quan hệ với khoảng 70 nền kinh tế không phải là thành viên, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ thông qua CCNM. Chương trình hoạt động của CCNM được chia thành 2 loại chính gồm Diễn đàn Toàn cầu OECD và Các chương trình quốc gia và khu vực:

    – Diễn đàn toàn cầu OECD: là diễn đàn các nước thành viên và không phải thành viên (không hạn chế) thảo luận và đối thoại chính sách hợp tác và phát triển kinh tế. Diễn đàn được tổ chức dưới hình thức các cuộc gặp, trao đổi, thảo luận không chính thức giữa các quan chức, các nhà nghiên cứu. Diễn đàn hiện tập trung thảo luận 5 chủ đề chính: Phát triển bền vững, Kinh tế tri thức, Quản lý, Thương mại, Đầu tư Quốc tế.

    – Các chương trình quốc gia và khu vực: OECD hiện ưu tiên cho khu vực Châu Âu, Trung Á, Châu Á và Nam Mỹ. Trong mỗi khu vực, OECD lựa chọn một nước để xây dựng chương trình quốc gia (ở Châu Á là Trung Quốc). Chương trình quốc gia được triển khai dưới hình thức hội thảo, diễn đàn, bàn tròn chuyển giao kiến thức và công nghệ, nghiên cứu, khảo sát. Về cơ chế tài chính, theo thông lệ, nước chủ nhà sẽ chịu chi phí trong nước (địa điểm họp, mời đại biểu trong nước…), OECD chịu chi phí liên quan đến yếu tố quốc tế.

    Trung tâm Phát triển OECD: được thành lập năm 1962, đến nay có 27 nước tham gia trong đó có cả những nước không thành viên như Thái Lan (quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á hiện đang tham gia).

    Mục đích hoạt động

    – Tăng cường quan hệ đối thoại giữa giới nghiên cứu và quan chức lãnh đạo của các nước về những vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển;

    – Nghiên cứu, phân tích, tổ chức đối thoại để dự báo, cảnh báo các nguy cơ đối với phát triển;

    – Xây dựng và tăng cường quan hệ đối tác giữa OECD với các nước đang phát triển;

    Xem thêm: WIPO là gì? Chức năng và vai trò của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO

    – Tư vấn cho OECD trong việc hoạch định chính sách hợp tác liên quan đến phát triển;

    Lợi ích thành viên:

    – Được tham gia vào việc định hướng hoạt động của Trung tâm;

    – Được ưu tiên trong việc tham khảo các tư liệu của OECD về kinh nghiệm, mô hình phát triển của các nước thành viên và không thành viên OECD;

    – Phổ biến chiến lược, chính sách phát triển của các nước thành viên Trung tâm.

    Thủ tục kết nạp: nước xin gia nhập gửi thư ngỏ tới Tổng thư ký OECD. Hội đồng nguyên thủ OECD xét duyệt thông qua. Tổng Thư ký gửi thư mời gia nhập.  Nước xin gia nhập sẽ trở thành thành viên chính thức sau khi có thư hồi âm gửi Tổng thư ký khẳng định việc gia nhập.

    Lệ phí: 5.000 Euro/năm đối với nước không thành viên có thu nhập thấp và 25.000 Euro/năm đối với nước không thành viên có thu nhập trung bình (căn cứ theo báo cáo chỉ số phát triển của Ngân hàng Thế giới).

    6. Mục tiêu chính của OECD

    Mục tiêu chính thức của OECD được ghi trong Điều 1 Hiệp định thành lập là phối hợp chính sách nhằm:

    – Đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân ở các nước thành viên, trong khi vẫn duy trì được ổn định tài chính, và qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thế giới.

    – Góp phần vào sự lớn mạnh vững chắc về kinh tế của các nước thành viên và các nước không phải là thành viên trong quá trình phát triển kinh tế.

    – Góp phần vào sự mở rộng thương mại thế giới trên cơ sở đa phương, không phân biệt đối xử phù hợp với các cam kết quốc tế.

    7. Quan hệ Việt Nam – OECD

    Việt Nam đã có quan hệ với OECD trong nhiều năm thông qua sự tham gia của đại diện các Bộ, Ngành vào một số diễn đàn và chương trình khu vực của OECD như Diễn đàn toàn cầu về Đầu tư quốc tế (Ấn Độ, 10/2004), Hội nghị bàn tròn Đầu tư Châu Á (Indonesia, 2/2005), Diễn đàn Cạnh tranh toàn cầu (Pháp, 2/2005)… Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam tạm thời chưa có chương trình tổng thể về hợp tác với OECD.

    OECD đánh giá cao chính sách và các thành tựu của Việt Nam và mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam. Để thống nhất triển khai hợp tác với OECD, chính phủ đã giao cho Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu mối trong quan hệ với OECD và cử điều phối viên quốc gia của Việt Nam làm việc tại Ban Thư ký OECD. OECD đã đồng ý chọn Việt Nam là một trong những chủ đề chính của chương trình 2005-2006 của Trung tâm Hợp tác với các nước không thành viên (CCNM).

    Như vậy, trong bài viết trên, chúng tôi đã trình bày một số thông tin về Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế – OECD. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty luật TNHH Dương Gia để được giải đáp.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc điều hành

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 5.127 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - IDLO là gì? Giới thiệu về tổ chức phát triển luật quốc tế IDLO
    - FAO là gì? Chức năng và vai trò của Tổ chức lương thực và nông nghiệp FAO
    - CIA là gì? Giới thiệu cơ bản về Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA
    - FBI là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI
    - ASEAN là gì? Chức năng và vai trò của hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN
    - OPEC là gì? Chức năng và vai trò của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC
    Xem thêm
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Tổ chức quốc tế

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    WIPO là gì? Chức năng và vai trò của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO

    Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO là gì? WIPO tiếng Anh là gì? Thành viên của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO? Cơ cấu tổ chức của WIPO? Sứ mệnh và hoạt động của WIPO? Tầm quan trọng của việc thành lập WIPO? WIPO hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ?

    IAEA là gì? Giới thiệu về cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA

    Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA là gì? IAEA tiếng Anh là gì? Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế? Mối quan hệ giữa Việt Nam và IAEA?

    IDLO là gì? Giới thiệu về tổ chức phát triển luật quốc tế IDLO

    Tổ chức phát triển luật quốc tế IDLO là gì? IDLO tiếng Anh là gì? Mối quan hệ giữa IDLO và Việt Nam? Giới thiệu về tổ chức phát triển luật quốc tế IDLO?

    FAO là gì? Chức năng và vai trò của Tổ chức lương thực và nông nghiệp FAO

    Tổ chức lương thực và nông nghiệp FAO là gì? FAO tiếng Anh là gì? FAO là tổ chức gì? Mục tiêu và vai trò của tổ chức FAO là gì? Chức năng và vai trò của Tổ chức lương thực và nông nghiệp FAO?

    CIA là gì? Giới thiệu cơ bản về Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA

    Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA là gì? CIA tiếng Anh là gì? Lịch sử hình thành và phát triển của CIA? Mục đích thành lập Cục Tình báo Trung ương Mỹ? Tổ chức của Cục Tình báo Trung ương Mỹ?

    FBI là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI

    Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI là gì? FBI tiếng Anh là gì? Địa vị pháp lý, nhiệm vụ của FBI? Lịch sử hình thành và phát triển của FBI? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI?

    ASEAN là gì? Chức năng và vai trò của hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN

    Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN là gì? ASEAN tiếng Anh là gì? Sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á? ASEAN có bao nhiêu nước tham gia? Chức năng và vai trò của ASEAN?

    OPEC là gì? Chức năng và vai trò của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC

    Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC là gì? OPEC tiếng Anh là gì? Mục tiêu hoạt động của OPEC? Lịch sử hình thành và phát triển của OPEC? Công cụ điều chỉnh sản lượng dầu của OPEC? OPEC trong giai đoạn hiện nay?

    WWF là gì? Chức năng, vai trò của Quỹ quốc tế bảo tồn động vật hoang dã WWF

    Quỹ quốc tế bảo tồn động vật hoang dã WWF là gì? WWF tiếng Anh là gì? Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức WWF? Mục tiêu của WWF? Hoạt động của Quỹ quốc tế bảo tồn động vật hoang dã? Giới thiệu về WWF Việt Nam?

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Quyết định 1250/QĐ-BTC về phê duyệt Kế hoạch thi tuyển công chức Tổng cục Thuế năm 2020 do Bộ Tài chính ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 1250/QĐ-BTC về phê duyệt Kế hoạch thi tuyển công chức Tổng cục Thuế năm 2020 do Bộ Tài chính ban hành

    Chỉ thị 07/CT-UBND về tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 và các năm tiếp theo do tỉnh Bắc Ninh ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Chỉ thị 07/CT-UBND về tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 và các năm tiếp theo do tỉnh Bắc Ninh ban hành

    Quyết định 847/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Quốc tịch thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Thuận

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 847/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Quốc tịch thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Thuận

    Chỉ thị 10/CT-UBND về thực hiện biện pháp nhằm đảm bảo cân đối ngân sách địa phương năm 2020 do tỉnh Bắc Giang ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Chỉ thị 10/CT-UBND về thực hiện biện pháp nhằm đảm bảo cân đối ngân sách địa phương năm 2020 do tỉnh Bắc Giang ban hành

    Thông tư 03/2020/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Thông tư 03/2020/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

    Quyết định 14/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 26/2011/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng theo đồ án Quy hoạch xây dựng Vùng du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 14/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 26/2011/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng theo đồ án Quy hoạch xây dựng Vùng du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

    Quyết định 1381/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 1381/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long

    Quyết định 1061/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát sóng quảng bá kênh truyền hình Lạng Sơn trên vệ tinh giai đoạn 2021-2025

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 1061/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát sóng quảng bá kênh truyền hình Lạng Sơn trên vệ tinh giai đoạn 2021-2025

    Quyết định 15/2020/QĐ-UBND Quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuyên ngành đối với công chức cấp xã và nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 15/2020/QĐ-UBND Quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuyên ngành đối với công chức cấp xã và nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

    Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận cà phê xứ lạnh Kon Tum

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận cà phê xứ lạnh Kon Tum

    Quyết định 1307/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 357/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình 37-CTr/TU do tỉnh Đắk Lắk ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 1307/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 357/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình 37-CTr/TU do tỉnh Đắk Lắk ban hành

    Quyết định 18/2020/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 18/2020/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành

    Quyết định 1330/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi Người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 1330/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi Người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

    Quyết định 33/2020/QĐ-UBND Quy định về quản lý, phân cấp quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu chức năng trên địa bàn tỉnh Bình Định

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 33/2020/QĐ-UBND Quy định về quản lý, phân cấp quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu chức năng trên địa bàn tỉnh Bình Định

    Quyết định 2278/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục báo cáo định kỳ lĩnh vực tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Định

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 2278/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục báo cáo định kỳ lĩnh vực tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Định

    Quyết định 16/2020/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành thuộc lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 16/2020/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành thuộc lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư

    Quyết định 1145/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở Công Thương; Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 1145/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở Công Thương; Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ

    Quyết định 804/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 804/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Thông tư 09/2020/TT-BYT sửa đổi Thông tư 03/2018/TT-BYT quy định về thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc do Bộ Y tế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Thông tư 09/2020/TT-BYT sửa đổi Thông tư 03/2018/TT-BYT quy định về thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc do Bộ Y tế ban hành

    Nghị quyết 105/2020/QH14 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Nghị quyết 105/2020/QH14 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021

    Xem thêm

    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    OECD là gì? Giới thiệu về tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD
    04/03/2021
    OECD-la-gi-gioi-thieu-ve-to-chuc-hop-tac-va-phat-trien-kinh-te-OECD
    WIPO là gì? Chức năng và vai trò của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO
    04/03/2021
    WIPO-la-gi-chuc-nang-va-vai-tro-cua-to-chuc-so-huu-tri-tue-the-gioi-wipo
    IAEA là gì? Giới thiệu về cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA
    04/03/2021
    IEAE-la-gi-gioi-thieu-ve-co-quan-nang-luong-nguyen-tu-quoc-te-IEAE
    IDLO là gì? Giới thiệu về tổ chức phát triển luật quốc tế IDLO
    04/03/2021
    IDLO-la-gi-Gioi-thieu-ve-to-chuc-phat-trien-luat-quoc-te-IDLO
    FAO là gì? Chức năng và vai trò của Tổ chức lương thực và nông nghiệp FAO
    04/03/2021
    FAO-la-gi-chuc-nang-va-vai-tro-cua-to-chuc-luong-thuc-va-nong-nghiep-FAO
    CIA là gì? Giới thiệu cơ bản về Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA
    04/03/2021
    CIA-la-gi-gioi-thieu-co-ban-ve-Cuc-tinh-bao-Trung-uong-My-CIA
    FBI là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI
    04/03/2021
    FBI-la-gi-chuc-nang-nhiem-vu-va-vai-tro-cua-Cuc-dieu-tra-Lien-Bang-My-FBI
    ASEAN là gì? Chức năng và vai trò của hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN
    04/03/2021
    ASEAN-la-gi-chuc-nang-vai-tro-cua-hiep-hoi-cac-nuoc-dong-nam-a
    OPEC là gì? Chức năng và vai trò của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC
    04/03/2021
    Opec-la-gi-chuc-nang-vai-tro-cua-cac-nuoc-xuat-khau-dua-lua-opec
    WWF là gì? Chức năng, vai trò của Quỹ quốc tế bảo tồn động vật hoang dã WWF
    04/03/2021
    WWF-la-gi-chuc-nang-vai-tro-cua-quy-quoc-te-bao-ve-dong-vat-hoang-da-WWF