Ứng cử viên không rút tại hội nghị hiệp thương lần thứ 2 thì áp dụng chế tài xử lý như thế nào?
Ứng cử viên không rút tại hội nghị hiệp thương lần thứ 2 thì áp dụng chế tài xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, đối với ứng cử viên đã được tổ chức giới thiệu và Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 đều đồng ý ứng cử viên đủ tiêu chuẩn tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Nếu tổ chức yêu cầu ứng cử viên rút không tham gia ứng cử Hội đồng nhân dân nữa, nhưng xét về tiêu chuẩn, năng lực các điều kiện khác đáp ứng theo tiêu chuẩn, mà ứng cử viên không rút thì sẽ như thế nào?
Chân thành cảm ơn luật sư.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.
2. Luật sư tư vấn:
Điều 53 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về Hội nghị hiệp thương lần thứ hai như sau:
"- Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở mỗi cấp do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức chậm nhất là 65 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ hai thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này.
– Hội nghị hiệp thương lần thứ hai căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người tự ứng cử, người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử và lấy ý kiến cử tri nơi công tác (nếu có) của người tự ứng cử, người được thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị.
– Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp tỉnh được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.
– Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp huyện, cấp xã được gửi ngay đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp."
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 thì khi Hội nghị hiệp thương lần thứ hai kết thúc thì sẽ lập được danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Sau đó danh sách này sẽ được gửi để lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người tự ứng cử, người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử và lấy ý kiến cử tri nơi công tác (nếu có) của người tự ứng cử, người được thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Trường hợp của bạn là ứng cử viên đã được lập danh sách sau Hội nghị hiệp thương lần thứ hai nhưng tổ chức giới thiệu bạn lại yêu cầu bạn rút không tham gia ứng cứ nữa. Theo quy định của pháp luật hiện hành trong trường hợp này, nếu bạn không chấp nhận đề nghị của tổ chức giới thiệu và vẫn tiếp tục ứng cử thì cũng không phải chịu bất cứ chế tài xử lý nào. Tuy nhiên, sau Hội nghị hiệp thương lần thứ hai thì Hội nghị cử tri sẽ được tổ chức và sau khi Hội nghị hiệp thương lần thứ ba diễn ra mới có danh sách ứng cử chính thức.