Khi giải quyết các vụ án dân sự, nếu các đương sự không thể thỏa thuận với nhau được về việc giải quyết vụ án, thì Thẩm phán ra quyết định mở phiên tòa dân sự. Phiên tòa dân sự bao gồm rất nhiều các thủ tục như khai mạc, hỏi các đương sự... Vày trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về thủ tục Tuyên án.
Mục lục bài viết
1. Tuyên án là gì?
Tuyên án là giai đoạn sau khi trình tự thủ tục tố tụng tại phiên tòa kết thúc. Tuyên án được thực hiện sau khi kết thúc phần tranh luận, đối đáp tại phiên tòa và sau khi hội động xét xử vào nghị án.
Tuyên án tiếng Anh là: “Sentencing”.
2. Quy định pháp luật về nghị án trong tố tụng dân sự:
Nghị án là việc hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án. Trên cơ sở của kết quả của việc xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa, hội đồng xét xử vào phòng nghị án để thỏa thuận quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án. Việc nghị án được thực hiện theo tinh thần: Việc phán quyết của
Nguyên tắc nghị án, pháp luật tố tụng dân sự không các nguyên tắc nghị án phải bí mật, được tiến hành tại phòng riêng và trong quá trình nghị án không ai được vào phòng nghị án. Đây là ngoại lệ của nguyên tắc xét xử công khai, nhằm đảm bảo cho việc nghị án của các thành viên Hội đồng xét xử được tập trung, tránh sự chi phối tác động của các cá nhân, tổ chức khác đối với việc ra phán quyết
“Điều 264. Nghị án
1. Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.
2. Chỉ có các thành viên Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên Hội đồng xét xử phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
3. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
4. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.
Hội đồng xét xử phải
Việc quy định hội thẩm nhân dân phát biểu trước tại Khoản 2 điều này nhằm tạo điều kiện cho hội thẩm nhân dân có được tiếng nói khách quan, vô tư về vụ án, tránh tình trạng ý kiến của Hội thẩm nhân dân bị phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm phán hoặc Thẩm phán áp đặt ý kiến của mình cho các Hội thẩm nhân dân. Quy định này còn có ý nghĩa phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân trọng hoạt động tố tụng, buộc hội thẩm nhân dân phải đầu tư thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa. Điều đó sẽ giúp cho Hội thẩm nhân dân nắm vững nội dung vụ án, tham gia một cách nghiêm túc và có hiệu quả vào việc xét xử.
Hội đồng xét xử phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ và đã được kiểm tra xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật. Trên cơ sở của các chứng cứ, kết quả tranh tụng, Hội đồng xét xử sẽ nghị án để đánh giá chứng cứ lần cuối cùng để đưa ra phán quyết về vụ án. Cơ sở của nghị án dựa trên kết quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ của thủ tục hỏi và tranh luận.
Để bảo vệ quyền và lơi ích của đương sự và phát huy trách nhiệm của các thành viên Hội đồng xét xử trong việc giải quyết vụ án, pháp luật còn quy định về việc vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều thời gian thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa. Thời hạn năm ngày làm việc là thời hạn tối đa đối với những vụ án cần phải có nhiều thời gian thảo luận, viết bản án. Đối với những vụ án đơn giản thì thời gian nghị án và viết bản án sẽ do Hội đồng xét xử quyết định.
Các thành viên của Hội đồng xét xử phải thỏa luận để đưa ra pháp quyết về toàn bộ vụ án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải thảo luận và biểu quyết về từng vấn đề, xong vấn đề này mới chuyển sang vấn đề khác, không nên thảo luận về tất cả các vấn đề cùng một lúc, sau đó mới biểu quyết. Việc thảo luận từng vấn đề sẽ giúp cho hội đồng xét xử có thể thảo luận sâu về từng nội dung của vụ án, giải quyết dứt điểm từng vấn đề của vụ án.
Khi nghị án, nếu thấy tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm những chứng cứ, hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận. Nếu không thì hội đồng xét xử ra bản án, quyết định về giải quyết vụ án dân sự. Biên bản nghị án là một văn bản có giá trị pháp lý, nội dung của biên bản nghị án là cơ sở để hội đồng xét xử ra bản án, quyết định về việc giải quyết vụ án. Biên bản nghị án thông thường do chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên hội đồng xét xử được chủ tọa phân công ghi.
Trên cơ sở kết quả của thủ tục hỏi, tranh luận và nội dung biên bản nghị án, Hội đồng xét xử ra bản án, quyết định về việc giải quyết vụ án. Bản án phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động tố tụng của những người tham gia tố tụng và hội đồng xét xử tại phiên tòa. Việc nghiên cứ, đánh giá chứng cứ của Hội đồng xét xử khi nghị án là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến tính đúng đắn của bản án, quyết định dân sự. Nếu khi nghị án, các thành viên hội đồng xét xử xem xét, đánh giá yêu cầu và chứng cứ một cách khách quan, toàn diện, đúng pháp luật sẽ phát hiện, khắc phục kịp thời các sai sót, vi phạm pháp luật của các giai đoạn tố tụng trước.
3. Quy định pháp luật về tuyên án trong tố tụng dân sự:
Sau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét án để tuyên án.
Bộ luật tố tụng dân sự quy định về hoạt động tuyên án tại Điều 267. Tuyên án
“Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện. Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tòa nhưng vắng mặt khi tuyên án hoặc vắng mặt trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 264 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử vẫn tuyên đọc bản án.
Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án và có thể giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo.
Trường hợp Tòa án xét xử kín theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử chỉ tuyên công khai phần mở đầu và phần quyết định của bản án.
Trường hợp đương sự cần có người phiên dịch thì người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án hoặc phần mở đầu và phần quyết định của bản án được tuyên công khai”
Khi đương sự vì lý do bệnh tật, sức khỏe yếu,… thì có thể được ngồi, không phải đứng dậy. Bên cạnh đó, ngoài chủ tọa phiên tòa, một thành viên khác của Hội đồng xét xử cũng có quyền đọc bản án. Quy định này nhằm giải quyết tình huống do bản án quá dài, đến ngày tuyên án sức khỏe của chủ tọa không tốt.
Khi đương sự không biết tiếng Việt, thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải phiên dịch lại. Quy định này nằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa các đương sự. Người phiên dịch là người có khả năng dịch ngay bản án sang ngôn ngữ khác. Việc dịch ngay bản án nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc xét xử công khai.
Thủ tục nghị án và tuyên án trong phiên tòa phúc thẩm dân sự cũng được tiến hành như nghị án và tuyên án trong phiên tòa sơ thẩm dân sự