Để đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật, và đồng thời đảm bảo cho công dân thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình một cách nghiêm túc, pháp luật đã ban hành ra quy định xử lý đối với công dân có hành vi vi phạm trong một số trường hợp nhất định sẽ bị tước quốc tịch Việt Nam. Vậy tước quốc tịch Việt Nam có bị xóa đăng ký thường trú hay không?
Mục lục bài viết
1. Tước quốc tịch Việt Nam bị xóa đăng ký thường trú không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Luật cư trú năm 2020 có quy định về xóa đăng ký thường trú. Theo đó, người thuộc một trong những trường hợp sau đây sẽ bị xóa đăng ký thường trú. Bao gồm:
– Cá nhân chết, cá nhân có quyết định của tòa án tuyên bố là mất tích hoặc tuyên bố là đã chết;
– Cá nhân ra nước ngoài để định cư;
– Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật cư trú năm 2020;
– Có mặt liên tục tại nơi thường trú trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng trở lên tuy nhiên không thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tại nơi ở khác, hoặc không khai báo tạm vắng tại cơ quan có thẩm quyền, ngoại trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài tuy nhiên không phải để định cư tại nước ngoài hoặc trường hợp đang bị chấp hành án phạt tù theo bản án có hiệu lực của tòa án, đang trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, hoặc đưa vào trường giáo dưỡng bắt buộc;
– Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
– Người đó thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở xuất phát từ hợp đồng thuê, mượn, ở nho tuy nhiên đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhà đó, tuy nhiên sau khoảng thời gian 12 tháng được tính kể từ ngày chấm dứt hoạt động thuê nhà/mượn nhà/ở nhờ nhưng vẫn chưa đăng ký thường trú tại nơi ở mới;
– Người đã thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp tuy nhiên sau đó quyền sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đã chuyển sang cho người khác, tuy nhiên sau khoảng thời gian 12 tháng được tính kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại nơi ở mới, ngoại trừ trường hợp người đó được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê nhà/cho mượn nhà/cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại nơi ở đó;
– Người đã thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại nơi ở do thuê/mượn/ở nhà tuy nhiên đã chấm dứt hoạt động thuê/mượn/ở nhà đó, đồng thời không được người cho thuê/cho mượn/người cho ở nhà đồng ý để giữ đăng ký thường trú tại nơi ở đó, hoặc người đã đăng ký thường trú tại nơi ở thuộc quyền sở hữu của mình tuy nhiên đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở đó cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý để có thể giữ đăng ký thường trú tại nơi ở đó;
– Người đã thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại nơi ông đã bị phá dỡ, nơi ở đã bị tịch thu theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Tóm lại, bị tước quốc tịch Việt Nam là một trong những trường hợp sẽ bị xóa đăng ký thường trú căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 của Luật cư trú năm 2020.
2. Trường hợp nào công dân bị tước quốc tịch Việt Nam?
Nhìn chung, tước quốc tịch được xem là một biện pháp xử lý nghiêm khắc của nhà nước, bắt buộc công dân có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của nhà nước, của công dân khác trong xã hội không được mang quốc tịch của quốc gia đó. Nhà nước chấm dứt sự bảo hộ quyền lợi hợp pháp của người bị tước quốc tịch, đồng thời người bị tước quốc tịch cũng không được hưởng quyền lợi của nhà nước đó, người đó cũng không cần phải gánh vác nghĩa vụ đối với nhà nước mà mình đã từng mang quốc tịch.
Công dân Việt Nam cư trú ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đều có các hành vi gây phương hại đến nền độc lập an ninh trật tự an toàn xã hội của Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam, đến lợi ích hợp pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hoàn toàn cũng có thể bị xem xét để tước quốc tịch Việt Nam. việc tước quốc tịch Việt Nam sẽ do Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong nước hay ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng đều có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu người đó thực hiện một trong những hành vi được xác định là căn cứ để tước quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Việt Nam được xem là cơ sở để thể hiện mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cá nhân và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là cơ sở để phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để nhà nước Việt Nam bảo hộ đối với công dân mang quốc tịch Việt Nam, công dân đó cũng có một số quyền lợi nhất định, đồng thời cũng cần phải thực hiện trách nhiệm đối với nhà nước.
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về căn cứ tước quốc tịch Việt Nam. Theo đó:
– Công dân mang quốc tịch Việt Nam cư trú ở ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu công dân đó có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền an ninh trật tự và độc lập dân tộc của Việt Nam, có hành vi gây phương hại đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, có hành vi xâm phạm đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Người đã nhập quốc tịch Việt Nam căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Văn bản hợp nhất
Theo đó, sẽ bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có các thành viên như sau:
– Thực hiện hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc của Việt Nam;
– Thực hiện hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến sự nghiệp xây dựng và công cuộc bảo vệ tổ quốc của Việt Nam;
– Thực hiện hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Thời gian để được trở lại quốc tịch Việt Nam sau khi bị tước quốc tịch là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo đó:
– Người đã mất quốc tịch Việt Nam căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Văn bản hợp nhất luật quốc tịch Việt Nam nay có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì hoàn toàn có thể được xem xét trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cá nhân đó đắp ứng được một trong những trường hợp sau đây: Cá nhân đó xin hồi hương trở về Việt Nam, có vợ chồng hoặc cha mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân mang quốc tịch Việt Nam, cá nhân đã có công lao đặc biệt lớn đóng góp cho quá trình xây dựng sự nghiệp và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, việc quay trở lại quốc tịch Việt Nam của cá nhân đó hoàn toàn có lợi cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để thực hiện các dự án đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam, đã thôi quốc tịch Việt Nam để có thể nhập quốc tịch nước ngoài tuy nhiên không được nhập quốc tịch nước ngoài thì cũng có thể quay trở lại quốc tịch Việt Nam;
– Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam nếu như nhà nước Việt Nam nhận thấy đó là hành vi phương hại đến nền an ninh quốc gia của Việt Nam;
– Trong trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam nơi sinh trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất khoảng thời gian 05 năm, được tính kể từ ngày bị tước quốc tịch, cá nhân đó mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Theo đó, trong trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam mong muốn được sinh trở lại quốc tịch Việt Nam, thì phải sau khoảng thời gian ít nhất 05 năm được tính kể từ ngày bị tước quốc tịch thì cá nhân đó mới được xem xét để có thể trở lại quốc tịch Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam;
– Luật Cư trú năm 2020.
THAM KHẢO THÊM: