Khi nào tăng giá hàng hóa dịp Tết bị phạt? Tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết bị xử phạt bao nhiêu tiền? Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá?
Tết âm lịch 2023 đang cận kề. Các ngày gần Tết là thời điểm mà nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu của người dân tăng cao. Hàng hóa vào các ngày thường cũng có tăng giá nhưng sự biến động tăng không nhiều, còn vào dịp Tết các cửa hàng quần áo, đồ gia dụng, đồ ăn, các mặt hàng nhu yêu phẩm, kể cả các hoạt động cung cấp dịch vụ… có thể sẽ tăng giá hàng hóa, dịch vụ cao hơn nhiều lần so với giá thông thường. Nhiều gian thương thường lợi dụng thời điểm vàng về mức tiêu thụ hàng hóa để nâng giá “quá đà”, bất hợp lý gây ra bức xúc cho nhiều người tiêu dùng. Việc quản lý giá bán trên thị trường là yêu cầu cần thiết. Vậy trường hợp phát hiện người bán hàng tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Thông tư 31/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khi nào tăng giá hàng hóa dịp Tết bị phạt?
Hiện nay, đối với hành vi tăng giá hàng hóa bất hợp lý pháp luật chỉ quy định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, Điều 7 Thông tư 31/2014/TT-BTC và khoản 6 Điều 1 Thông tư 153/2016/TT-BTC thì hành vi tăng giá hàng hóa bất hợp lý dịp Tết là hành vi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Tự ý tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá mà người bán hàng đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới hoặc có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá theo quy định.
+ Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng đã có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP mà giá bán cao hơn mức giá đã hoặc phải kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu yêu cầu đăng ký lại, kê khai lại mức giá theo quy định của pháp luật và yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới nhưng vẫn tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, khi tăng giá bán hàng hóa dịp tết mà thuộc các trường hợp trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Mức xử phạt khi tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP; Điều 7 Thông tư 31/2014/TT-BTC về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý tăng giá bán hàng hóa bất hợp lý vào dịp Tết thì mức xử phạt quy định như sau:
Tổng giá trị hàng hóa tăng giá bất hợp lý | Mức xử phạt |
Đến 50 triệu đồng | Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng. |
Từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng. | Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. |
Từ trên 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng. | Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. |
Từ trên 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng. | Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng. |
Trên 500 triệu đồng. | Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng. |
Như vậy, hành vi tăng giá hàng hóa bất hợp lý dịp Tết thì mức phạt tiền cao nhất mà cá nhân có thể bị xử phạt lên tới đến 60 triệu đồng, tổ chức bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
Trong đó, công thức làm căn cứ áp dụng mức xử phạt trên được tính dựa trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý như sau:
Mức giá bán thực tế của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm về việc tăng giá bất hợp lý nhân (x) với số lượng hàng hóa, dịch vụ đã bán tăng giá bất hợp lý tính tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bắt đầu tăng giá bất hợp lý tới thời điểm có quyết định xử phạt hành vi vi phạm này.
Ngoài ra, người thực hiện vi phạm còn bị buộc nộp số tiền thu lợi bất chính do thực hiện hành vi vi phạm vào ngân sách nhà nước. Số tiền thu lợi do thực hiện hành vi vi phạm được tính như sau:
– Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý trừ (-) tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán theo giá đăng ký, kê khai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đưa vào áp dụng trước đó đối với hành vi tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý trừ (-) tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được tính theo mức giá trên cơ sở kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá:
Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt:
3.1. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính:
– Phạt tiền đến mức cao nhất đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật;
– Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về việc bán hàng tăng giá bất hợp lý.
3.2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá:
– Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định mà mức phạt tiền đến 200.000.000 .
– Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
3.3. Chánh Thanh tra Sở Tài chính:
– Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá mà mức phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
– Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả về giá theo quy định hiện hành của pháp luật.
3.4. Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt khác:
– Cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về giá thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ là thanh tra viên, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương.
– Người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá, hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định, hành vi vi phạm quy định về giá trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định của Chính phủ, hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ; hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý; hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; hành vi gian lận về giá và hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của mình.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về giá theo quy định.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại