Quy định của pháp luật về xây dựng nhà ở. Tự ý cơi nới, sửa chữa, cải tạo nhà bị phạt bao nhiêu tiền?
Xây dựng nhà cửa là vấn đề thiết yếu trong đời sống của mỗi người dân. Việc xây dựng nhà ở không chỉ mang đến những tác động đến đời sống của mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng đến hoạt động dân cư, cảnh quan đô thị. Do đó, Nhà nước đã có những quy định cụ thể về vấn đề xây dựng nhà cửa, trong đó có những quy định liên quan đến việc tự ý cơi nới, sửa chữa, cải tạo nhà. Dưới đây là bài phân tích về vấn đề này:
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về xây dựng nhà ở:
– Xây dựng nhà ở là việc các cá nhân, hộ gia đình xây dựng nhà ở trên phần đất được nhà nước cấp quyền sử dụng để phục vụ cho nhu cầu sống, sinh hoạt. Thực tế, nhà ở gắn liền với đời sống của người dân. Nó là căn cứ thể hiện mức sống, là tiền đề, thậm chí là mục tiêu để các cá nhân cố gắng. Người xưa thường nói “an cư lập nghiệp”, do đó, xây nhà luôn được các cá nhân, hộ gia đình đặc biệt quan tâm. Mà mỗi gia đình là tế bào của xã hội. Nền tảng gia đình của người tạo nên diện mạo của quốc gia. Cùng với đó, chất lượng các ngôi nhà được xây dựng lên cũng đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân.
– Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống của con người ngày một tăng. Song song với sự gia nhập xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học 4.0 đã đưa giúp Việt Nam có được những bước phát triển nhảy vọt về kinh tế. Do đó, điều kiện kinh tế của người dân dần dần có những biến chuyển tích cực. hệ thống nhà ở kiên cố, hiện đại dần được xây dựng, thay thế cho những ngôi nhà mang đặc tính truyền thống ngày trước. Cùng với đó, hệ thống dân cư ngày càng gia tăng, đặc biệt là tại các thành phố lớn, trong khi diện tích đất không tăng lên. Vậy nên, việc xây dựng nhà ở cần phải đảm bảo những quy định nhất định về kết cấu xây dựng do Nhà nước ban hành để đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học trong kết cấu hạ tầng của Việt Nam.
– Hiện nay, khi tiến hành xây dựng bất kỳ công trình xây dựng nào, bao gồm cả việc xây dựng nhà ở, cá nhân, hộ gia đình đều phải xin cấp giấy phép xây dựng. Sau khi có hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở của cá nhân, hộ gia đình gửi lên, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xem xét, khảo sát thực tế, sau đó đưa ra quyết định có cho phép xây dựng hay không. Điều 89
– Theo quy định tại Điều 11
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm: Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình; Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200; Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200. Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế nêu trên là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
+ Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu đã nêu, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
+ Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
– Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cá nhân, hộ gia đình sẽ nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện. Thời gian cấp Giấy phép xây dựng là 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ, trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản và thời gian không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn. Đây là quy định mang tính bắt buộc mà hầu hết cá nhân, hộ gia định sẽ phải tiến hành khi muốn xin giấy phép xây dựng nhà ở. Hay nói cách khác, chỉ khi xin cấp giấy phép xây dựng, cá nhân, hộ gia đình phải xin cấp giấy phép xây dựng.
– Thực tế, bên cạnh việc tuân thủ nguyên tắc xin giấy phép xây dựng khi muốn tiến hành xây dựng nhà ở, vẫn còn nhiều trường hợp tự ý xây dựng, cơi nới, sửa chữa nhà ở mà không xin giấy phép xây dựng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ý nghĩa của việc xin giấy phép xây dựng là để người dân tuân thủ nguyên tắc xây dựng; giúp Nhà nước giám sát, quản lý hoạt động xây dựng, tân trang nhà ở của người dân, tránh trường hợp rủi ro trong qua quá trình xây dựng hoặc gây ảnh hưởng cho hệ thống dân cư xung quanh. Việc xây dựng nhà ở không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể xây dựng mà còn ảnh hưởng đến các gia đình xung quanh.quanh, hệ thống dân cư và cơ sở hạ tầng. Có những trường hợp, đất của cá nhân không đủ điều kiện xây dựng nhưng cá nhân, hộ gia đình vẫn cố tình xây dựng lên. Điều này ảnh hưởng đến lợi ích của ác nhân đó, cũng như tác động trực tiếp đến công tác quản lý dân cư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Yêu cầu xin cấp giấy phép xây dựng là nhằm mục đích hạn chế những điều đó xảy ra.
2. Tự ý cơi nới, sửa chữa, cải tạo nhà bị phạt bao nhiêu tiền?
– Hành vi tự ý cơi nới nhà có thể được hiểu là hành vi thay đổi kết cấu của căn nhà cũ nhằm làm gia tăng diện tích sử dụng ở khoảng không phía trên diện tích đất xây dựng. Về nguyên tắc, trừ việc cơi nới, sửa chữa không ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của căn hộ, phù hợp quy hoạch xây dựng, các trường hợp cải tạo nhà tập thể cũ, chung cư cũ, nhà ở riêng lẻ cũ đều phải xin giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật. Vậy nên, hành vi tự ý cơi nới, xây mới diện tích nhà ở/công trình phục vụ nhà ở mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là hành vi vi phạm pháp luật xây dựng.
– Như đã phân tích ở trên, ý nghĩa của việc xây dựng là đảm bảo kết cấu hạ tầng dân cư. Nhà nước cần xem xét, khảo sát để đảm bảo việc xây dựng đó là hợp pháp, tuân thủ công tác xây dựng an toàn cũng như bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, hộ gia đình xung quanh. Vậy nên, việc tự ý cơi nới, sửa chữa nhà ở sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, hành vi này bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
+ Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
+ Trường hợp nếu việc cơi nới này xâm phạm đến diện tích đang thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của tổ chức, cá nhân, cơ quan khác hoặc khu vực công cộng (ví dụ sân chung của tập thể…) thì mức phạt tối đa có thể lên đến 120 triệu đồng. Cụ thể đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ cá nhân, hộ gia đình sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác, cá nhân, hộ gia đình sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi tự ý cơi nới, cải tạo nhà ở riêng lẻ là căn hộ chung cư/nhà tập thể cũ trong trường hợp phải xin giấy phép xây dựng mà không xin giấy phép xây dựng thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tối đa lên đến 80 triệu đối với các trường hợp thông thường hoặc 120 triệu nếu việc cơi nới xâm chiếm đến khoảng không thuộc khu vực sử dụng chung. Những quy định cụ thể, khách quan này giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền thực thi quyền lực trong công tác quản lý hoạt động dân cư, bảo đảm giữ gìn tính khoa học, chặt chẽ của cơ sở hạ tầng. Đây là biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân cũng như của Nhà nước.