Hiện nay đối với sản xuất hàng hóa cần những thủ tục nhất định để có thể đưa một mặt hàng vào thị trường cũng vậy, để đảm bảo hàng hóa ra thị trường chất lượng hay các hàng hóa nhập khẩu đảm bảo an toàn thì cần tự chứng nhận xuất xứ. Tự chứng nhận xuất xứ là gì? Quy trình và hồ sơ tự chứng nhận xuất xứ?
Mục lục bài viết
1. Tự chứng nhận xuất xứ là gì?
Từ đó chúng ta có thể thấy vấn đề trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa sẽ chuyển từ cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp nhà sản xuất, xuất khẩu hoặc nhập khẩu trên thị trường. Theo đó các doanh nghiệp được chủ động khai nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình nhưng cũng đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc khai nhận đó. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, đây là cơ chế chứng nhận xuất xứ mới bởi trước đây doanh nghiệp đều phải xin chứng nhận xuất xứ tại một cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước chỉ định. Tuy nhiên, đối với thế giới, cơ chế này đã trở nên rất phổ biến. Trong một số FTA mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đã được ghi nhận, thậm chí là bắt buộc.
Ví dụ, CPTPP quy định bắt buộc sử dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo một lộ trình và sau một thời gian nhất định.
Nếu xét trên mặt hoạt động của doanh nghiệp, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có nhiều ưu điểm hơn so với cơ chế xin cấp chứng nhận xuất xứ truyền thống theo quy định. Cụ thể đó là giấy tự chứng nhận xuất xứ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí đi xin giấy chứng nhận xuất xứ ở cơ quan có thẩm quyền; chủ động trong chuẩn bị giấy tờ, thủ tục liên quan đến chứng nhận xuất xứ, doanh nghiệp có thể khai thông tin về xuất xứ ngay trên các chứng từ thương mại cụ thể như hóa đơn, vận đơn, phiếu đóng gói….
Tuy nhiên, việc tự chứng nhận xuất xứ cũng yêu cầu doanh nghiệp phải có trách nhiệm cao hơn đối với các giấy từ chứng nhận của mình, đồng thời phải chịu cơ chế kiểm soát (kiểm soát tức thời, kiểm soát hồi tối) chặt chẽ hơn từ cơ quan chức năng (đặc biệt là cơ quan hải quan nước nhập khẩu), phải chịu các chế tài nặng nếu vi phạm… Ngoài ra, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện Nhà nước đặt ra để được phép tự chứng nhận xuất xứ, không ít trường hợp các điều kiện này rất khó đáp ứng.
2. Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Căn cứ theo quy định tại điều 16. Quy trình khai báo và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Nghị định Số: 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất sứ hàng hóa quy định cụ thể:
Bước 1: Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo biểu mẫu điện tử sẵn có trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương
Bước 2:
Trường hợp thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương:
+ Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
+ Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
+ Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy nêu tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định này, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy.
Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:
+ Thương nhân nộp các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy;
+ Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ.
Như vậy chúng ta có thể thấy pháp luật đã có quy định cụ thể về từng trường hợp trong sản xuất và tự chúng nhân hàng hóa -theo quy định thì phải thực hiện theo quy trình nhất định để được cấp giấy chứng nhân xuất xứ hàng hóa thì loại giấy tờ đó mới có hiệu lực về mặt pháp lý.
3. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cố định và trước đó đã nộp bộ hồ sơ chi tiết theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Phụ lục 3);
+ Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
+ Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp). Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan;
+ Bản sao hóa đơn thương mại (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
+ Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Trường hợp cấp C/O giáp lưng cho cả lô hàng hoặc một phần lô hàng từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, chứng từ này có thể không bắt buộc phải nộp nếu trên thực tế thương nhân không có;
+ Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực); hoặc bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể). Trong trường hợp chưa có bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O.
Hồ sơ đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu, hoặc sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu, ngoài các chứng từ nêu trên, trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể đi kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân và yêu cầu người đề nghị cấp C/O nộp thêm các tài liệu, chứng từ sau dưới dạng bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân:
+ Quy trình sản xuất ra hàng hóa;
+ Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);
+
+ Xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa (trong trường hợp sử dụng nguyên liệu, hàng hóa mua trong nước trong quá trình sản xuất) trong trường hợp không có những chứng từ theo quy định.
+ Giấy phép xuất khẩu (nếu có);
+ Chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
Như vậy để có thể thực hiện thủ tục tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì doanh nghiệp làm thủ tục cần thực hiện theo quy định về hồ sơ pháp lý và các nội dung liên quan tới hồ sơ thủ tục pháp lý liên quan bởi vì có đủ loại giấy tờ và chứng từ cần thiết thì mới có thể xác thực thông tin hàng hóa cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa một cách hợp pháp. Như trên đây chúng tôi đã nêu ra 02 trường hợp cụ thể và hồ sơ cần thiết đối với từng trường hợp.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Nghị định Số: 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất sứ hàng hóa.