Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh. Tại sao công ty hợp danh có tư cách pháp nhân mà doanh nghiệp tư nhân lại không có? Tư cách pháp lý của loại hình công ty hợp danh?
Hiện nay, để thành lập doanh nghiệp mọi người thường nghĩ đến lựa chọn loại hình là công ty Cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên hoặc Hộ kinh doanh. Còn một loại hình doanh nghiệp là Công ty hợp danh cũng có rất nhiều ưu điểm, để hiểu rõ hơn về đặc điểm và tìm hiểu thêm về loại hình này bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây sẽ đi phân tích về những tư cách pháp nhân và tư cách pháp lý của công ty hợp danh với mong muốn cung cấp cho người tìm hiểu dễ dàng tiếp cận và có một góc nhìn rõ ràng hơn với loại hình này.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm công ty hợp danh
– Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
– Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Có thể thấy, khái niệm công ty hợp danh ở Việt Nam tương đối rộng. Căn cứ vào tính chất thành viên và chế độ chịu trách nhiệm tài sản thì công ty hợp danh theo
2. Đặc điểm của công ty hợp danh
2.1 Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh
Luật quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Đối chiếu với quy định về pháp nhân trong
Tuy nhiên, nếu không thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh thì việc tham gia tố tụng hay giao dịch với bên thứ ba của loại hình doanh nghiệp này sẽ trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi phải có một số những kỹ thuật pháp lý khác phù hợp hơn mà luật chưa qui định, công việc này không đơn giản và phức tạp hơn việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh.
2.2 Chế độ chịu trách nhiệm
Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn với mọi khoản nợ của công ty – chế độ trách nhiệm vô hạn còn thành viên góp vốn được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn. Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đã cam kết góp vào công ty. Những công ty hợp danh có thành viên góp vốn sẽ tồn tại hai chế độ chịu trách nhiệm trong công ty. Đây là điểm khác biệt cơ bản và rõ ràng nhất để phân biệt công ty hợp danh với các loại hình công ty khác khi mà các công ty đó luôn luôn tồn tại một chế độ trách nhiệm chung và duy nhất cho toàn bộ các thành
Công ty hợp danh chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi tài sản của công ty.
Căn cứ theo quy định tại Điều 174
Điều 179. Tài sản của công ty hợp danh
Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:
1. Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
2. Tài sản tạo lập được mang tên công ty;
3. Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
4. Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2.3 Về thành viên công ty
Công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Công ty hợp danh ở Việt Nam có thể chỉ có một loại thành viên duy nhất là thành viên hợp danh hoặc có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Theo quy định hiện hành, công ty hợp danh dù có một hay hai loại thành viên đều phải có ít nhất hai thành viên hợp danh. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2020 không quy định số lượng tối thiểu các thành viên góp vốn.
2.4 Về chuyển nhượng phần vốn góp
Dù là một công ty đối nhân nhưng vấn đề vốn trong công ty hợp danh cũng vẫn là một vấn đề quan trong. Không một tổ chức kinh tế nào có thể tồn tài và hoạt động nếu thiếu vốn; dù ít dù nhiều, các tổ chức kinh tế cũng cần có vốn. Tuy nhiên, tầm quan trọng và cách thức thể hiện ra bên ngoài của yếu tố vốn cũng khác nhau giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn. Đối với các công ty đối vốn, vốn góp là vấn đề quan trọng bậc nhất nhưng với các công ty đối nhân như công ty hợp danh sự hùn vốn chỉ là thứ yếu.
Vốn của công ty hợp danh chính là số vốn mà các thành viên góp vào vốn điều lệ của công ty. Trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật, số vốn điều lệ của công ty hợp danh ít nhất cũng phải bằng số vốn pháp định. Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào đề huy vốn trong công chúng. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động của mình, công ty hợp danh chỉ có thể huy động vốn điều lệ bằng cách tiếp nhận thành viên mới hoặc tăng vốn góp của các thành viên.
Công ty hợp danh là công ty đối nhân; do đó, yếu tố nhân thân đóng vai trò chủ đạo. Khác với các công ty đối vốn, tài sản góp vốn vào công ty hợp danh rất đa dạng không hoàn toàn chỉ là những tài sản mang giá trị vật chất. Tài sản góp vào công ty hợp danh có thể là bí quyết công nghệ, kinh nghiệm hay danh tiếng….Loại vốn góp đặc biệt này chỉ áp dụng đối với các thành viên hợp danh. Ngoài phần vốn góp đặc biệt này còn có phần vốn góp mang tính truyền thống của thành viên góp vốn như tiền, vàng….. Tài sản của công ty hợp danh bao gồm: Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty; tài sản tạo lập được mang tên công ty; tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện và các tài sản khác theo quy định của pháp luật ( Điều 179 Luật doanh nghiệp 2014)
Vấn đề chuyền nhượng phần vốn góp giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn cũng khác nhau. Với thành viên góp vốn, việc chuyển nhượng phần vốn của họ rất dễ dàng và không bị hạn chế. Quy định này là hoàn toàn hợp lý. Công ty hợp danh được thành lập dựa trên sự tin cẩn lẫn nhau giữa các thành viên hợp danh. Giữa họ yếu tố nhân thân mới là quan trọng. Nếu chấp nhận việc tự do chuyển đổi phần vốn góp của thành viên hợp danh sẽ dẫn đến tình trạng các thành viên hợp danh còn lại buộc phải tiếp nhận một thành viên hợp danh mới mà mình không hề quen biết cũng không hiểu rõ về nhân thân của người đó. Việc này đi ngược lại với bản chất dối nhân của công ty hợp danh.
2.5 Về vấn đề phát hành chứng khoán
Hiện nay, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh không được phép phát hành bất kì một loại chứng khoán nào. Khoản 3 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “ Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào”. Điều này bắt nguồn từ tính đối nhân của công ty hợp danh.
Đối với các công ty đối nhân nói chung và công ty hợp danh nói riêng, yếu tố nhân thân là yếu tố được coi trọng hàng đầu. Người ta hợp tác với nhau, chấp nhận chế độ trách nhiệm vô hạn vì họ tin tưởng lẫn nhau và đa phần là họ đã quen biết nhau từ trước. Sự hùn vốn trong công ty hợp danh chỉ là thứ yếu. Nếu công ty phát hành cổ phiếu như công ty cổ phần, công ty hợp danh sẽ có thêm nhiều chủ sở hữu, cùng có quyền quản lý công ty. Như vậy, tính chất “ đóng” của công ty hợp danh không còn nữa. Hơn nữa, công ty hợp danh với chế độ trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh rất dễ dàng vay vốn ngân hàng, thêm vào đó, công ty hợp danh là mô hình công ty vừa và nhỏ. Vì vậy, công ty hợp danh không cần thiết phải huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoản.
2.6 Về tư cách pháp lý của công ty hợp danh
Khoản 2 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” .
Việc công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, căn cứ theo quy định trong
– Thứ nhất, công ty hợp danh có những thành viên phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn nhưng công ty vẫn có tài sản độc lập với những cá nhân, tổ chức khác. Tài sản của công ty hợp danh bao gồm tài sản góp vốn của các thành viên đã chuyển quyền sở hữu cho công ty; tài sản tạo lập được mang tên công ty; tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đã đăng kí của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện; các tài sản khác theo quy định của pháp luật
– Thứ hai, thực tế cũng không có ảnh hưởng gì về lý luận pháp lý khi thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh, vì Bộ luật dân sự là luật chung còn Luật doanh nghiệp là luật chuyên ngành. Vì vậy, cũng có thể coi việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh trong khi Luật doanh nghiệp 2020 vẫn quy định ít nhất hai thành viên chịu trách nhiệm vô hạn là một ngoại lệ của Luật doanh nghiệp 2020 so với quy định về pháp nhân trong Bộ luật dân sự.
– Thứ ba, công ty hợp danh cũng có tên gọi, trụ sở, quốc tịch, sản nghiệp, ý chí và trách nhiệm. Điều đó cho thấy không thể quan niệm công ty hợp danh là một cái gì đó khác hơn pháp nhân. Còn các thành viên của công ty xét về mặt pháp lý là những người bảo lãnh liên đới cho các hoạt động của công ty. Hoàn toàn có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và tài sản của các thành viên.
Luật sư
Như vậy, có thể thấy rằng, công ty hợp danh: được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh đều có nghĩa vụ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Điều đó liệu có vi phạm điều kiện pháp nhân “có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó”?
Đối với công ty hợp danh, có thủ tục chuyển quyền sở hữu từ các thành viên sang cho công ty, vì vậy, khi công ty hợp danh hoạt động bình thường, có khả năng tự chịu mọi trách nhiệm bằng tài sản của công ty thì nghĩa vụ của công ty hoàn toàn không liên quan đến tài sản của các thành viên hợp danh. Chỉ trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để chịu trách nhiệm thì tài sản của các thành viên hợp danh mới được sử dụng đến. Do đó, trong một chừng mực nào đó, công ty hợp danh vẫn có tài sản độc lập với thành viên hợp danh của công ty đó. Và đây chính là lý do khiến công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.