Truy cứu trách nhiệm hình sự trong kinh doanh thương mại. Xác định các nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng thương mại.
Truy cứu trách nhiệm hình sự trong kinh doanh thương mại. Xác định các nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong
Tóm tắt câu hỏi:
Ông A – Giám đốc doanh nghiệp nhà nước (lĩnh vực nông sản), ký hợp đồng mua gạo với Công ty tư nhân B để giao cho đối tác nước ngoài. Ông A cho chuyển trước toàn bộ tiền cho bến B trước khi giao hàng. Đến nay, Công ty B chỉ giao số lượng gạo tương đương 10 tỉ và cứ hẹn sẽ giao (có văn bản cam kết) nhưng không thực hiện. Công ty chủ quản yêu cầu ông A phải giải quyết xong công việc.
1/ Ông A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì là tội gì?
2/Chủ doanh nghiệp B có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
+ Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009
2. Giải quyết vấn đề
Việc thỏa thuận cung cấp gạo là một loại hợp đồng thương mại theo quy định của Luật thương mại 2005. Theo Bộ luật tố tụng dân sự quy định: Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Trường hợp có căn cứ cho rằng công ty B nhận cung cấp gạo đã vi phạm sự thỏa thuận, không cung cấp đúng thời hạn theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp A. Nếu các bên không thỏa thuận được cách giải quyết thì có quyền làm đơn khởi kiện công ty B tại tòa án nơi công ty có trụ sở để được thụ lý giải quyết theo thẩm quyền.
Trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng
Trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng là khi người có nghĩa vụ không thực hiện,thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ.
Với trách nhiệm này, công ty B phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên A. Nếu bên A đã yêu cầu mà bên B vẫn không thực hiện, thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng những biện pháp cưỡng chế buộc bên B phải thực hiện nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại nên phải bồi thường thiệt hại đã gây ra tương ứng với mức độ lỗi của mình. Bên B sẽ phải bồi thường thiệt hại do giao hàng không đúng thỏa thuận cho bên A. Việc bồi thường sẽ dựa trên thiệt hại thực tế, trực tiếp mà bên A phải chịu.
Thực hiện xong trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng không đương nhiên làm chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa các bên.
Trách nhiệm thực hiện phạt vi phạm khi có thỏa thuận
Trách nhiệm thực hiện phạt vi phạm khi có thỏa thuận được quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2005:
"1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.
3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm".
>>> Luật sư tư vấn pháp luật vi phạm nghĩa vụ hợp đồng: 1900.6568
Điều 301 Luật thương mại có quy định mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật thương mại 2005.
Như vậy, theo quy định của Luật thương mại thì vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng là do các bên thỏa thuận tuy nhiên không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.
Truy tố trách nhiệm hình sự
Chủ doanh nghiệp sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự khi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm:
– Khách thể: Quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
– Khách quan: Hành vi của tội phạm, mối quan hệ giữa hành vi và hệ quả
– Chủ quan: Yếu tố lỗi, động cơ, mục đích
– Chủ thể: Con người cụ thể thực hiện hành vi
Do bạn không cung cấp thông tin đầy đủ, cụ thể nên không đủ căn cứ để xác định hành vi của A và chủ doanh nghiệp B có hành vi cấu thành tội phạm không?