Truy cứu trách nhiệm hình sự tội cưỡng đoạt tài sản. Sử dụng hung khí uy hiếp tinh thần.
Truy cứu trách nhiệm hình sự tội cưỡng đoạt tài sản. Sử dụng hung khí uy hiếp tinh thần.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư tôi muốn hỏi: chú nhà tôi cho nhà anh bạn mượn xe ô tô và sau đó họ đã đem đi cắm nhưng người ký cho cắm xe lại là chú tôi, tiền cắm được anh bạn cầm. Nhưng chú tôi muốn lấy lại xe nên đã đến đòi bố mẹ anh bạn trả tiền anh ta thuê và cắm xe của chú tôi nhưng bố mẹ anh ta không chịu trả (vì anh bạn đã trốn nợ bỏ đi nước ngoài). Đến nhà của anh bạn thì chú tôi có mang theo dao đến mục đích là để uy hiếp để họ trả xe cho mình. Và nhà đó đã tố cáo chú tôi là cưỡng đoạt tài sản. Vậy theo luật sư nếu như chú tôi bị xử thì nó sẽ như thế nào và chú tôi có bị đi tù không? Xin luật sư trả lời sớm giúp tôi vì chỉ còn 2 ngày nữa là chú tôi bị điều đi. Và có cách gì để giải quyết để chú tôi không bị đi tù không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009
2. Nội dung tư vấn:
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 144/2016/QH13 lùi hiệu lực thi hành Bộ luật hình sự 2015, nay vẫn áp dụng quy định tại Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.
Căn cứ Điều 135 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
"1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."
Hành vi khách quan của tội này: Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực trong tương lai, có thể sử dụng vũ khí giả để đe dọa tố giác hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm đạo đức, uy hiếp tinh thần của người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản.
Theo như bạn trình bày, chú bạn đã có dùng dao để đe dọa người nhà họ trả xe, như vậy, đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, tùy theo tính chất, hậu quả đã xảy ra do hành vi dùng dao đe dọa của chú bạn mà chú bạn sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cưỡng đoạt tài sản.