Vừa qua, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo trong vụ việc xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn và các tổ chức khác có liên quan. Theo đó, bị cáo Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình. Vậy Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình thì có được quyền kháng cáo hay không?
Mục lục bài viết
1. Trương Mỹ Lan bị tuyên tử hình thì có kháng cáo được không?
Mới đây, vụ án Vạn Thịnh Phát đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Sau khoảng thời gian 01 tháng Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm đối với vụ án Trương Mỹ Lan (68 tuổi, giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo gây thiệt hại cho ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (hay còn được viết tắt là SCB) hơn 677.000 tỷ đồng, Tòa án đã cho các bị cáo nói lời sau cùng, Hội đồng xét xử bước vào phần nghị án và đưa ra phán quyết cuối cùng vào ngày 11 tháng 04 năm 2024. Trong cáo trạng, ngân hàng SCB đã giải ngân cho nhóm bị cáo Trương Mỹ Lan hơn 2500 khoản vay. Đến năm 2022, nhóm bị cáo Trương Mỹ Lan dư nợ tại ngân hàng SCB hơn 677.000 tỷ đồng, số dư nợ này nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Bị cáo Trương Mỹ Lan được xác định là chủ mưu cầm đầu, phạm tội trong một khoảng thời gian rất dài, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, số tiền chiếm đoạt đặc biệt lớn, đây được xác định là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng từ trước tới nay. Từ đó, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị mức án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan là mức án tử hình về 03 tội danh: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tội tham ô tài sản, tội đưa hối lộ.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Bộ luật hình sự năm 2015 có đưa ra khái niệm về mức án tử hình. Theo đó, tử hình được xem là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với một số tội phạm đặc biệt, thuộc các nhóm tội phạm xâm phạm tới an ninh quốc gia, xâm phạm tới tính mạng con người, các tội phạm trong lĩnh vực ma túy, các tội phạm tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật hình sự. Theo đó, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được xem là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn, mức cao nhất của khung hình phạt đối với các loại tội phạm này là trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 331 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về người có quyền kháng cáo. Theo đó, người có quyền kháng cáo bao gồm các đối tượng sau:
– Những đối tượng được xác định là bị cáo, bị hại, người đại diện của bị cáo hoặc bị hại sẽ có quyền kháng cáo đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án;
– Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ quyền và lễ hợp pháp của người dưới 18 tuổi, những đối tượng được xác định là người có nhược điểm về thể chất hoặc nhược điểm về tinh thần mà mình bào chữa;
– Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, các đối tượng được xác định là người đại diện của nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự khác có quyền kháng cáo đối với phần bản án hoặc phần quyết định có liên quan trực tiếp đến vấn đề bồi thường thiệt hại;
– Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án sẽ có quyền kháng cáo đối với phần bản án hoặc phần quyết định có liên quan tới quyền lợi của mình;
– Người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị hại, đương sự được xác định là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần sẽ có quyền kháng cáo đối với phần bản án hoặc quyết định có liên quan trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ;
– Người được cơ quan có thẩm quyền đó là Tòa án tuyên bố là không có tội sẽ có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm xác định họ không có tội.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, việc kháng cáo này chỉ có thể áp dụng đối với bản án hình sự sơ thẩm. Đối với bản án hình sự phúc thẩm, bị cáo chỉ có thể đề nghị Viện kiểm sát thực hiện thủ tục kháng nghị, xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nếu có đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật.
Theo các quy định và phân tích ở trên thì: Bà Trương Mỹ Lan vẫn có quyền kháng cáo đối với bản án đã tuyên của
2. Trương Mỹ Lan bị tuyên tử hình có thể gửi đơn kháng cáo bản án đến đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 332 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về thủ tục kháng cáo. Theo đó:
– Người kháng cáo bắt buộc phải gửi đơn kháng cáo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc tòa án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giữ hoặc tạm giam phải giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giam bắt buộc phải bảo đảm cho các bị cáo thực hiện đầy đủ quyền kháng cáo của mình, nhận đơn kháng cáo và chuyển đơn cho tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án hoặc đã ra quyết định bị kháng cáo đó. Đồng thời, người kháng cáo hoàn toàn có thể trình bày trực tiếp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc tòa án cấp phúc thẩm về hoạt động quảng cáo của mình. Tòa án bắt buộc phải lập biên bản về việc kháng cáo căn cứ theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc Tòa án nhận được đơn kháng cáo thì bắt buộc phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo đó cho Tòa án cấp sơ thẩm để có thể thực hiện thủ tục giải quyết theo quy định chung;
– Đơn kháng cáo bắt buộc phải có đầy đủ các nội dung chính sau đây: Ngày tháng năm làm đơn kháng cáo, họ và tên của người kháng cáo, địa chỉ của người kháng cáo, lý do của người kháng cáo, yêu cầu của người kháng cáo, chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo;
– Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với quá trình trình bày trực tiếp tại Tòa án, cần phải bổ sung các loại chứng từ tài liệu và đồ vật để chứng minh hoạt động kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Theo đó, Trương Mỹ Lan đã bị tuyên án tử hình hoàn toàn có thể làm đơn kháng cáo bản án đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc tòa án cấp phúc thẩm, cụ thể trong trường hợp này được xác định là tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Trong trường hợp Trương Mỹ Lan đang bị tạm giam thì giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giam cần phải đảm bảo cho Trương Mỹ Lan thực hiện đầy đủ quyền kháng cáo của mình, cần phải có trách nhiệm nhận đơn kháng cáo và chuyển cho tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án bị kháng cáo.
3. Thời hạn kháng cáo đối với bản án tử hình là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 333 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về thời hạn kháng cáo. Theo đó:
– Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 15 ngày được tính kể từ ngày Tòa án tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo được xác định từ ngày họ nhận được bản án, hoặc ngày bản án được niêm yết công khai theo quy định của pháp luật;
– Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm được xác định là 07 ngày được tính kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định đó;
– Ngày tháng cáo sẽ được xác định cụ thể như sau:
+ Trong trường hợp đơn kháng cáo được gửi thông qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo sẽ được xác định là ngày đóng dấu bưu chính nơi gửi;
+ Trong trường hợp đơn kháng cáo được gửi thông qua các giám thị trại giam, trưởng nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo được xác định là ngày giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ nhận được đơn yêu cầu kháng cáo. Đồng thời giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ bắt buộc phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn đó;
+ Trong trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo sẽ được xác định là ngày Tòa án nhận đơn. Trong trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo sẽ được xác định là ngày Tòa án lập biên bản về hoạt động quảng cáo.
Theo đó thì có thể nói, thời hạn kháng cáo đối với bản án tử hình theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 15 ngày được tính kể từ ngày Tòa án tuyên án. Trong trường hợp các bị cáo vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo sẽ được tính bắt đầu kể từ ngày bị cáo nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015.
THAM KHẢO THÊM: